Mục vụ gia đình

𝗖𝗢𝗡 𝗖𝗔́𝗜 𝗛𝗜𝗘̂̀𝗨 𝗧𝗛𝗔̉𝗢 𝗩𝗢̛́𝗜 𝗖𝗛𝗔 𝗠𝗘̣ 𝗞𝗛𝗢́ 𝗡𝗛𝗔̂́𝗧 𝗢̛̉ Đ𝗜𝗘̂̀𝗨 𝗚𝗜̀ ?

𝗖𝗢𝗡 𝗖𝗔́𝗜 𝗛𝗜𝗘̂̀𝗨 𝗧𝗛𝗔̉𝗢 𝗩𝗢̛́𝗜 𝗖𝗛𝗔 𝗠𝗘̣ 𝗞𝗛𝗢́ 𝗡𝗛𝗔̂́𝗧 𝗢̛̉ Đ𝗜𝗘̂̀𝗨 𝗚𝗜̀ ?
𝘊𝘰𝘯 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘩𝘪𝘦̣̂𝘯 đ𝘢̣𝘪 𝘯𝘨𝘢̀𝘺 𝘯𝘢𝘺 𝘱𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘭𝘰̛́𝘯 đ𝘦̂̀𝘶 𝘤𝘩𝘰 𝘳𝘢̆̀𝘯𝘨 𝘩𝘪𝘦̂́𝘶 𝘵𝘩𝘢̉𝘰 𝘤𝘩𝘪́𝘯𝘩 𝘭𝘢̀ 𝘱𝘩𝘶̣𝘯𝘨 𝘥𝘶̛𝘰̛̃𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘢 𝘮𝘦̣ 𝘬𝘩𝘪 𝘤𝘩𝘢 𝘮𝘦̣ 𝘰̂́𝘮 đ𝘢𝘶 𝘩𝘢𝘺 𝘷𝘦̂̀ 𝘨𝘪𝘢̀. 𝘕𝘩𝘶̛𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘹𝘶̛𝘢 𝘭𝘢̣𝘪 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰 𝘳𝘢̆̀𝘯𝘨 𝘩𝘪𝘦̂́𝘶 𝘵𝘩𝘢̉𝘰 𝘤𝘩𝘪̉ đ𝘰̛𝘯 𝘨𝘪𝘢̉𝘯 𝘭𝘢̀ 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘷𝘢̣̂𝘺.
“Hiếu” là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người, được đặc biệt đề cao trong văn hóa phương Đông. Từ xưa đến nay, “trung, hiếu, lễ, nghĩa” luôn được coi là những phẩm cách cao quý.
Trong “Hiếu kinh” thời Tần Hán, “Hiếu” thăng hoa lên ở mức độ Thiên lý: “Phu hiếu, thiên chi kinh dã, đích chi nghĩa dã, dân chi hành dã”, nghĩa là “Hiếu” là lẽ thường của thiên đạo xoay chuyển, là cái lý của đất nâng đỡ vạn vật, là đức hạnh mà con người nhất định phải thực hành.
Lấy “Hiếu” để cai trị thiên hạ cũng là một trong những hành vi cốt lõi của các bậc Thánh Vương thời cổ đại. Bởi từ xưa đến nay, người ta đều coi gia đình là tế bào cấu thành nên xã hội, gia đình của người đứng đầu đất nước lại càng như thế. Gia đình hòa thuận thì đất nước sẽ hòa thuận. Gia đình hưng thịnh thì đất nước sẽ giàu mạnh. Gia đình yên ổn vững vàng thì đất nước ắt cũng được như vậy.
Cho nên, từ xưa đến nay khi muốn giáo hóa dân chúng thì không thể bắt đầu luôn, mà đầu tiên là “tu thân”, sau đó là “tề gia”, cuối cùng mới là “trị quốc”. Tu chính bản thân mình mới giữ được gia đình chỉnh tề, gia đình hòa thuận rồi mới có thể cai trị đất nước, từ đó mà bình định thiên hạ. Tu thân là cái gốc, mà việc tu thân không thể thiếu “hiếu đạo”.
Học trò của Khổng Tử là Tử Du từng hỏi ông về hiếu đạo. Khổng Tử nói: “Ngày nay, nhiều người cho rằng nuôi được cha mẹ là có hiếu. Thế nhưng ngay cả chó, ngựa cũng được nuôi dưỡng như thế. Nếu người ta không tỏ được lòng kính trọng với cha mẹ, thì việc nuôi cha mẹ và nuôi chó ngựa có khác gì nhau đâu.”
Học trò Tử Hạ cũng từng hỏi Khổng Tử về hiếu. Ông nói: “𝙇𝙪𝙤̂𝙣 𝙜𝙞𝙪̛̃ đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙫𝙚̉ 𝙢𝙖̣̆𝙩, 𝙩𝙝𝙖́𝙞 đ𝙤̣̂ 𝙫𝙪𝙞 𝙫𝙚̉ 𝙫𝙤̛́𝙞 𝙘𝙝𝙖 𝙢𝙚̣ 𝙢𝙤̛́𝙞 𝙡𝙖̀ 𝙠𝙝𝙤́ 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩. 𝙉𝙚̂́𝙪 𝙘𝙝𝙞̉ 𝙜𝙞𝙪́𝙥 𝙘𝙝𝙖 𝙢𝙚̣ 𝙘𝙤̂𝙣𝙜 𝙫𝙞𝙚̣̂𝙘, 𝙘𝙝𝙪 𝙘𝙖̂́𝙥 𝙖̆𝙣 𝙢𝙖̣̆𝙘 𝙩𝙝𝙞̀ 𝙨𝙖𝙤 𝙜𝙤̣𝙞 𝙡𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂́𝙪 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘?”
“Sắc mặt” của con cái đối với cha mẹ bao hàm hai ý nghĩa. Một là khi chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ thì con phải luôn luôn giữ được sự ôn hòa, vui vẻ. Hai là bất luận là cha mẹ có vui vẻ hay không thì con cái vẫn phải thủy chung cung kính, hiếu thảo. Đây mới thực sự là hiếu thảo và cũng là việc khó nhất.
𝙉𝙚̂́𝙪 𝙘𝙝𝙖 𝙢𝙚̣ 𝙮𝙚̂𝙪 𝙩𝙝𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙩𝙖 𝙩𝙝𝙞̀ 𝙫𝙞𝙚̣̂𝙘 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙩𝙖 𝙝𝙞𝙚̂́𝙪 𝙩𝙝𝙪𝙖̣̂𝙣 𝙫𝙤̛́𝙞 𝙘𝙝𝙖 𝙢𝙚̣ 𝙡𝙖̀ đ𝙞𝙚̂̀𝙪 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙠𝙝𝙤́ 𝙫𝙖̀ 𝙣𝙝𝙞𝙚̂̀𝙪 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙘𝙤́ 𝙩𝙝𝙚̂̉ 𝙡𝙖̀𝙢 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘. 𝙉𝙝𝙪̛𝙣𝙜 𝙣𝙚̂́𝙪 𝙘𝙝𝙖 𝙢𝙚̣ 𝙘𝙝𝙖́𝙣 𝙜𝙝𝙚́𝙩 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙩𝙖, 𝙢𝙖̀ 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙩𝙖 𝙫𝙖̂̃𝙣 𝙩𝙝𝙪̉𝙮 𝙘𝙝𝙪𝙣𝙜 𝙝𝙞𝙚̂́𝙪 𝙩𝙝𝙪𝙖̣̂𝙣 𝙘𝙝𝙖 𝙢𝙚̣, đ𝙤́ 𝙢𝙤̛́𝙞 𝙡𝙖̀ 𝙥𝙝𝙪̀ 𝙝𝙤̛̣𝙥 𝙫𝙤̛́𝙞 𝙩𝙞𝙚̂𝙪 𝙘𝙝𝙪𝙖̂̉𝙣 𝙝𝙞𝙚̂́𝙪 𝙩𝙝𝙪𝙖̣̂𝙣 𝙘𝙪̉𝙖 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙭𝙪̛𝙖 𝙫𝙖̀ đ𝙞𝙚̂̀𝙪 𝙣𝙖̀𝙮 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙥𝙝𝙖̉𝙞 𝙖𝙞 𝙘𝙪̃𝙣𝙜 𝙡𝙖̀𝙢 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘.
Người xưa đề cao lòng hiếu thảo của con người. Những người hiếu thảo với cha mẹ đều được mọi người tôn sùng, kính trọng.
Đối với đại đa số mọi người mà nói, trong muôn vàn cái khổ thì cái khổ vì con vì cái là cái khổ trải dài trong nhiều năm tháng cuộc đời nhất. Cho nên là người con, cần “xem cha mẹ là bản thân mình trong tương lai”, nhất định phải chú ý để sống cho trọn chữ “hiếu”, tận tâm chăm sóc cha mẹ của mình và mỉm cười với họ, đừng để đến lúc “con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn”, vậy sẽ vô cùng hối tiếc. st

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!