Kỹ năng sống

6 Kiểu Giao Tiếp Dễ Bị Ghét

6 Kiểu Giao Tiếp Dễ Bị Ghét

Trong giao tiếp, sẽ có rất nhiều kiểu ứng xử dễ làm bạn mất điểm với mọi người xung quanh nhưng thường thì những người “vô duyên” họ sẽ ít khi nào nhận ra bản thân mình đang “vô duyên”. Và rồi cứ giữ thái độ đó ngày qua ngày cho đến cuối cùng nhìn […]

Trong giao tiếp, sẽ có rất nhiều kiểu ứng xử dễ làm bạn mất điểm với mọi người xung quanh nhưng thường thì những người “vô duyên” họ sẽ ít khi nào nhận ra bản thân mình đang “vô duyên”.

Và rồi cứ giữ thái độ đó ngày qua ngày cho đến cuối cùng nhìn lại bỗng dưng chẳng còn ai muốn giữ mối quan hệ với mình.

Do đó bài viết hôm nay anh sẽ chỉ ra 6 kiểu người dễ bị ghét nhất trong giao tiếp để từ đó bạn sẽ chú ý hơn về cách giao tiếp hằng ngày của mình để có được những điều chỉnh phù hợp.

Get YouTube Transcripts

 

1. Kiểu thích khoe mẽ, thể hiện.

Đây là kiểu người luôn cố gắng tỏ ra mình giỏi hơn, có nhiều kiến thức hơn có những thế mạnh hơn người khác.

6 Kiểu Giao Tiếp Dễ Bị Ghét

Nếu trong cuộc trò chuyện gặp phải một vấn đề gì đó họ có kiến thức, sẽ ngay lập tức luyên thuyên về những điều họ biết. Và mục đích không chỉ để chia sẻ mà còn có ý cố ép người khác nghe và tin theo kiến thức đó

Họ luôn cho rằng những kiến thức của mình hay và tốt hơn những người khác. Và trong cách nói chuyện đôi khi sẽ cố gắng lấn át người khác.

Bên cạnh đó, kiểu người này cũng không thích cảm giác nhận lỗi sai vì điều này sẽ làm cho họ có cảm giác bị “dìm” hình ảnh của bản thân xuống.

Đặc biệt, sẽ dễ nhận diện được người này qua ngôn ngữ cơ thể của họ, những người này sẽ luôn ngẩng cao mặt chứ không bao giờ có hình ảnh chịu lắng nghe, cắm cúi ghi chép để học hỏi thêm những điều mới.

Đọc đến đây, chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc giữa việc khoe mẽ thể hiện bản thân với tự tin sẽ khác nhau như thế nào?

Thì việc này rất dễ để phân biệt, người khoe mẽ sẽ luôn cố thể hiện cho người khác thấy còn người tự tin họ không tập trung vào việc người khác nghĩ gì về mình mà thứ họ quan tâm là giải quyết vấn đề.

WEB TN

Ví dụ, trong tình huống một cuộc họp khi đang cần mọi người đưa ra ý kiến:

Người khoe mẽ trước khi nói sẽ nghĩ rằng “Mình mà nói ra thì sẽ ngầu lắm cho coi, mọi người sẽ nhìn mình ngưỡng mộ lắm đây.”

Người tự tin sẽ nghĩ rằng “Mình cũng muốn nói ý kiến của mình, nhưng mà không biết đúng hay sai ta, thôi kệ cứ nói thôi để đóng góp với mọi người.”

2. Kiểu người rụt rè, nhút nhát.

Đọc đến đây, chắc chắn các bạn sẽ có suy nghĩ là:

“Em có làm gì đâu mà người ta ghét em.”

Vì hầu hết mọi người đều có một suy nghĩ khi mình im lăng và không tiếp xúc với ai thì lúc đó mình sẽ không làm ảnh hưởng đến ai cả, chắc chắn không thể bị ghét được.

29

Nhưng không, anh sẽ phân tích để các bạn hiểu được lí do vì sao việc bạn im lặng lại càng khiến người khác không thích.

Khi bạn cứ mãi giữ tinh thần sợ sệt, không muốn nói chuyện với ai, lúc nào cũng lủi thủi một góc, lâu dần bạn sẽ tạo cho người khác cảm giác là họ không biết phải phối hợp với bạn như thế nào.

Vì họ chẳng hiểu gì về bạn cả, không biết bạn đang nghĩ gì trong đầu.

Do đó, trong cuộc sống bạn sẽ liên tục gặp phải các tình huống kiểu như:

“Sao bạn cứ im lặng vậy?”

“Sao người khác hỏi han đến bạn nhiệt tình vậy mà bạn không có phản ứng gì hết vậy?”

“Sao mọi người làm mà cứ ngồi một góc vậy?”

Và ngoài những điều trên ra, bạn còn tạo cho người khác một cảm giác là họ đang là một nhân vật phản diện.

Bởi vì thông thường chúng ta thường sẽ sợ những thứ gì đó rất nguy hiểm, đáng sợ.

“Ủa bộ tui dữ lắm hả, bộ tui làm gì bạn hả?”

“Ủa bộ tui đối xử không tốt với bạn hả?”

“Bộ tui ác lắm hả sao lại sợ tui?”

Dù biết đó là điều bạn không hề cố ý nhưng vẫn sẽ vô tình tạo nên trong tiềm thức của người đối diện khi lúc nào bạn cũng có phản ứng sợ sệt, rụt rè với họ.

POST FB EL 81

Và vô tình sự thiếu tự tin đó của bạn sẽ gây tiếng xấu cho người khác, đó cũng làm lúc bạn đã làm mất thiện cảm trong mắt những người xung quanh mình.

Do đó, một điều vô cùng cần thiết đó là hãy vượt qua khỏi sự tự tin đang lấn át chính mình và cản bước bạn trong các mối quan hệ.

3. Kiểu người luôn than nghèo, kể khổ.

Đó là những kiểu người mà bất cứ khi nào bạn gặp họ cảm giác bạn những được cũng đều là tiêu cực.

30 1

Họ sẽ luôn luôn than phiền về những điều khó khăn, khiến họ cảm thấy bất mãn.

“Dạo gần đây nghèo quá mày ơi.”

“Dự án này khó quá mày ơi.”

“Trời ơi sao mà hẹn quán cafe ở chỗ khó tìm quá vậy.”

Kiểu người không chỉ than mà còn là “bậc thầy” than thở để nhấn mạnh những chuyện khổ cực mà họ đã trải qua.

Và dần dần nếu cứ mãi ở cạnh một người than thở, bạn cũng sẽ bị kéo trì cảm xúc xuống và cuối cùng sẽ chẳng ai muốn ở gần những người mang năng lượng tiêu cực như vậy nữa.

4. Kiểu người hay cãi cùn.

Kiểu người này sẽ khác kiểu người thứ 1 ở chỗ là họ luôn cố cãi mà không dựa trên bất cứ một lí do nào cả.

Tất cả sẽ chỉ đều được dựa trên cảm giác của họ.

31

“Tao thấy như vầy nè.’

“Tao nghĩ như vậy, mày nói vậy không lẽ là tao đang nói xạo hả?”

“Tao nhớ như vậy rõ ràng mà.”

Sẽ không có bất cứ bằng chứng, kiến thức, số liệu, lặp luận cụ thể nào cả mà chỉ dựa trên trí nhớ, quan điểm của họ mà thôi.

Và nếu làm việc chung một nhóm có những người có tính cách như vậy, thường mọi người sẽ nói với nhau là

“Thôi kệ, không chấp.”

Không phải là họ không muốn nói lại nhưng họ cảm thấy mệt mỏi khi tranh luận với những người có tư duy cãi cùn như vậy vì sẽ không có bất cứ kết quả nào cả.

5. Kiểu người hay thích chê người khác.

Đây là kiểu người mà trong mắt họ, ai cũng là người xấu.

32

Họ luôn dễ dàng nhìn ra những điểm chưa tốt của người khác.

Và cuộc trò chuyện với họ lúc nào cũng sẽ là những chủ đề nói xấu một người thứ ba nào đó.

Lí do mà kiểu người này luôn chê bai người khác là bởi vì:

Khi không chê người khác, họ sợ sẽ có người chê mình.

Điều này có thể là do ảnh hưởng từ bé chúng ta thường đối diện với những phán xét và chỉ trích từ những người xung quanh. Nếu mình làm 10 điều, tốt hết 9 điều chỉ có 1 điều không tốt. Chắc chắn mọi người sẽ tập trung vào điều không tốt đó để chê bai.

khien trach la gi 1
Nguồn: JobsGO

Mà chưa bao giờ được nghe một lời động viên, công nhận. Và từ những điều đó, sự tự tin ở một người dần dần bị thu hẹp.

Một cách khó hơn là chọn cố gắng để trở nên giỏi hơn, thật hoàn hảo để không còn nhận bất cứ lời chê bai nào nữa. Nhưng còn một cách dễ hơn mà đa số mọi người sẽ chọn đó là chê người khác.

36 1

Nếu mình không thể đi lên được vậy thì cùng kéo người khác xuống. Và việc kéo những người khác xuống như vậy sẽ giúp cho những người đó có được cảm giác thoải mái, bình thường với chính mình.

Cho nên, bạn cần học cách để thoát khỏi cảm giác này vì nếu cứ liên tục kéo người khác xuống, bạn không chỉ đối diện với chuyện bị xa lánh mà chính bạn sẽ tự kéo mình về sau vì mãi không thể tiến bộ và trưởng thành.

6. Kiểu người đùa giỡn vô duyên.

Đùa giỡn là một việc một người rất hay làm để giúp cho cuộc trò chuyện trở nên thoải mái hơn, nhưng có một điều mà các bạn cần phải lưu ý.

33

Ranh giới giữa Vô Duyên và Có Duyên

Bởi vì đôi khi chọc ghẹo người khác chúng ta thường lấy điểm yếu ra để nói.

Nhưng việc này sẽ chỉ có tác dụng khi bạn áp dụng với những mối quan hệ thân thiết và đã có được sự cho phép của đối phương.

34

Vậy nên, nếu bạn đem công thức “lấy điểm yếu ra để đùa giỡn” áp dụng vào những mối quan hệ mới và chưa đủ thân thiết chắc chắn sẽ mang lại một phản ứng ngược.

Hãy cười về điểm yếu của mình

Thay vì lấy điểm yếu của người khác ra làm trò cười, hãy cười về điểm yếu của mình.

Một cách bạn có thể sử dụng để tránh được việc này đó là:

Thay vì lấy điểm yếu của người khác để làm trò cười. Hãy thử lấy điểm yếu của mình để làm trò cười

(Với điều kiện bạn không cảm thấy tổn thường với điểm yếu đó).

-Huỳnh Duy Khương-

Và đương nhiên điểm yếu đó với bạn cũng phải đã vượt qua được nó rồi, bạn cũng chẳng có sự ngại ngùng nào về nó hết.

Có thể là về hình thể, màu da, về một khuyết điểm nào đó mà bạn không có cảm giác bị tự ti bởi nó.

Điều đó sẽ dễ thực hiện hơn nhiều so với việc bạn lấy những điểm yếu của người khác và lo sợ là có nhạy cảm hay không? Đã đủ thân hay chưa?

Nhưng phải chắc chắn một điều là bạn có đủ sự tự tin về bản thân mình.

Lời kết

Nếu bạn nhìn thấy mình trong 6 kiểu người mà anh đã liệt kê phía trên, rất có thể thời gian qua bạn đã vô ý làm cho người khác phiền lòng và họ đang dần không còn thiện cảm nào với mình nữa. Vì vậy, điều bạn cần làm là thoát ra kiểu những tính cách khiến ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.

Sẽ có rất nhiều cách ứng xử khác nhau trong giao tiếp, cùng là lời nói nhưng có những lời nói khiến bạn trở thành người được yêu mến, và ngược lại bạn có thể bị mọi người xung quanh xa lánh.  Duy Khuong

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!