Mục vụ gia đình

Căng thẳng trong hôn nhân vì dị biệt tôn giáo

Căng thẳng trong hôn nhân vì dị biệt tôn giáo

 

 

Tâm sự của một bạn trẻ làm nhiều người suy nghĩ, rằng khác biệt về đức tin, tôn giáo khác nhau, có thể tạo ra những cội nguồn cho những căng thẳng trong hôn nhân.

“Có ai đã lấy chồng khác tôn giáo và mâu thuẫn đến nỗi ly hôn chưa ạ? Em có tình yêu mới chớm ở tuổi đôi mươi, mặc gia đình khuyên ngăn, mặc bạn bè góp ý, tự tin cho rằng tình yêu nó có thể xoá nhoà khoảng cách về tôn giáo nhưng mình đã nhầm. Em sinh ra trong 1 gia đình không theo đạo gì, chỉ được dạy đạo đức, ấy thế mà mới ra đời thì quen được anh chàng theo Đạo thiên chúa, những tưởng tình yêu có thể vượt qua mọi rào cản thì 1 đống chuyện cực kỳ vô lý diễn ra…”​
Mâu thuân tôn giáo trong hôn nhân cover.jpg
“… Ôi những con người sùng đạo quá mức mà quên mất cái đạo đáng giữ nhất chỉ có Đạo Đức. Em kể mọi người nghe, khi về gặp mặt gia đình 2 bên, cha mẹ anh nói rằng “đạo ai người đấy giữ” nhưng nếu em không đi học giáo lý hôn nhân thì họ nhà chồng chẳng ai đến chúc phúc đám cưới của em cả. Ngay tại đám cưới đã định bỏ nhưng vì đứa con trong bụng mà ngậm đắng nuốt cay, vẫn cố đến khi sinh con, em đã bảo rằng con cái có quyền được quyết định nó muốn theo đạo gì, sau khi nó 18 tuổi nếu nó thích e sẵn sàng cho nó làm theo ước nguyện của bản thân, nhưng nhà chồng em bắt nó phải làm đủ thủ tục giống hệt 1 người theo đạo, chưa kể đủ thứ yêu cầu vô lý. Lắm lúc e cũng cố gắng là, thôi nếu nó dạy mình những cái tốt, thì cố cho con cái có đủ cha đủ mẹ, nhưng đỉnh điểm là tuần trước, 2 vợ chồng cãi nhau vì 1 chuyện đơn giản đó là bà ngoại cho ăn thử quả xoài mới, thì chồng em bảo “cảm ơn chúa vì đã tạo ra giống quả mới này” e mới bảo là “giống mới này là do con người lai tạo ra, anh không cảm ơn người lai tạo ra anh cảm ơn gì vậy”?

Xong em bị tát, lần đầu tiên trong cuộc đời em bị tát, thôi thì làm cái đơn ly hôn rồi chạy ngay thôi biết làm sao bây giờ. Sau chuyện này thì cũng mong ai mà không theo đạo gì thì đừng yêu và lấy người sùng đạo ạ. Mệt mỏi lắm”. Bài chia sẻ của một chị trên nhóm Facebook.

Làm thế nào để tôn giáo khác nhau không trở thành cội nguồn cho những căng thẳng trong hôn nhân?

Nguyên nhân đằng sau mâu thuẫn trong các mối quan hệ phần lớn do thiếu đi sự thấu hiểu và cảm thông. Người vợ có thể không hiểu tại sao phải bắt người khác theo đạo của mình mới được kết hôn? Tại sao đứa con mới sinh ra đã phải cho rửa tội theo nghi thức công giáo? Còn phía chồng vô tình hoặc không biết giải thích cho vợ hiểu tại sao. Vì không hiểu hoặc hiểu sai nên thấy nó vô lý.

Tại sao lại muốn người không theo đạo Công Giáo gia nhập đạo thì mới được kết hôn?

Đối với người công giáo hôn nhân không chỉ là giao ước xã hội mà cao hơn cả đó là bí tích được Thiên Chúa dùng để ban ân sủng cho loài người, là dấu chỉ thánh nhằm hướng tới một thực tại thánh thiêng. Vì là bí tích, nên việc kết hôn phải được cử hành giữa hai người đã được rửa tội, vì người không được rửa tội thì không có khả năng trao bí tích. Theo bộ Giáo luật 1983 có quy định tại điều 1086 “Hôn nhân giữa một người đã được Rửa Tội trong Giáo Hội Công Giáo hoặc đã được nhận vào Giáo Hội ấy và không rời bỏ Giáo Hội ấy bằng một hành vi dứt khoát với một người không được Rửa Tội, thì bất thành.” Niềm tin của người công giáo luôn mong được đón nhận ơn Chúa và xin Chúa chúc phúc cho tình yêu vợ chồng.

Người khác đạo có nhất thiết phải gia nhập đạo thì mới được kết hôn với người công giáo?

Trong một số trường hợp để hôn nhân khác đạo thành sự thì phải có phép chuẩn minh nhiên để miễn chuẩn khỏi ngăn trở. “Muốn được phép hay được chuẩn , phải giả thiết rằng cả hai đương sự biết rõ và không loại trừ những mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân; riêng bên công giáo cam kết thi hành những đòi buộc, là giữ đức tin của mình, và bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công Giáo, và phải thông báo cho bên kia biết rõ những điều ấy” (Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo số 1635).

Sẽ có muôn vàn những mâu thuẫn có thể nảy sinh trong đời sống hôn nhân. Để duy trì được hạnh phúc hôn nhân gia đình tránh những căng thẳng do khác biệt, vợ chồng cần có sự yêu thương, tôn trọng và thấu cảm. Như trong câu chuyện trên, thay vì phản bác sau khi nghe anh chồng tạ ơn Thiên Chúa vì tạo ra giống quả mới, người vợ có thể hỏi nhẹ nhàng để hiểu thêm về chồng “Tại sao anh lại tạ ơn Chúa trong khi em thấy trái xoài được những nhà khoa học họ lai tạo ra mà?”. Rồi giả như chị vợ cũng có nhỡ phản bác thì người anh chồng thay vì dùng cái tát, có thể giải thích cho vợ hiểu tại sao mình lại tạ ơn Chúa. Tạ ơn Chúa vì những gì người đã ban cho không có nghĩa phủ nhận công sức của nhà khoa học hay người nông dân đã trồng xoài…​ st

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!