Kỹ năng sống

Chiếc áo không làm nên thầy tu, đừng nhìn người qua bề ngoài mà hối tiếc

Chiếc áo không làm nên thầy tu, đừng nhìn người qua bề ngoài mà hối tiếc

Xã hội ngày nay người ta thường nhìn nhận một con người qua quần áo họ mặc, đồ dùng họ mang mà chẳng đoái hoài gì tới cách họ cư xử. Nếu chỉ đánh giá một người qua bề ngoài, thì sẽ không tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc.

Chiếc áo không làm nên thầy tu, đừng nhìn người qua bề ngoài mà hối tiếc
“Mảnh áo không làm nên nhà tu”, vẻ bên ngoài không bao giờ phản ánh nhân cách của người đó. (Ảnh qua Facebook)

Cổ nhân nói: “Nhân bất khả mạo tương, hải thủy bất khả đấu lượng”, ý rằng không thể xác định tài đức của một người qua tướng mạo, cũng như không thể dùng đấu để đong đếm nước biển được. Câu chuyện dưới đây chính là một ví dụ rất thiết thực.

Lý Kim Lan là nhân viên của một tiệm cơm sang trọng, mỗi tháng tiền lương của cô là 20 triệu đồng, chưa kể tiền boa. Khách hàng lui tới tiệm cơm này phần nhiều là những người giàu có, đôi khi cô còn nhận được tiền boa lên tới cả triệu đồng.

Lý Kim Lan cảm thấy vô cùng hãnh diện, được làm việc tại tiệm cơm xa hoa này với cô quả là rất đáng tự hào. Cô cũng cho rằng bản thân mình rất có khí chất, dáng người thon thả, nước da trắng nõn, càng khiến cô cảm thấy so với những người khác thì mình có rất nhiều ưu thế.

Có một ngày, Lý Kim Lan thấy một lão nông dân ăn mặc giản dị bước vào trong tiệm, trông cái vẻ quê mùa của ông lão, cô liền lập tức tỏ vẻ khó chịu. Lý Kim Lan đoán rằng người đàn ông này có lẽ mới từ dưới quê lên, trong người chắc cũng không có tiền, chưa nói đến tiền boa, ngay cả tiền ăn sợ còn không đủ.

Ông lão đi tới nói: “Hãy cho tôi một ly nước đun sôi trước nhé”.

Lý Kim Lan hằn học: “Ở đây không có nước đun sôi, chỉ có rượu và đồ uống, nếu không gọi món ăn thì ông hãy mau rời đi cho”.

Lý Kim Lan không nể mặt mũi chút nào, nói thêm: “Ông có lẽ sẽ không thể trả nổi tiền cho bữa ăn ở đây đâu. Vậy nên đừng lãng phí thời gian nữa, hãy mau đi đi”.

Lão nông trước khi đi chỉ nói với Lý Kim Lan một câu: “Phàm việc gì cũng nên lưu lại một con đường lui, để ngày sau gặp nhau còn dễ nói chuyện”.

Sáng sớm hôm sau, khi tiệm cơm còn chưa có khách tới, người quản lý đã triệu tập hết nhân viên trong tiệm cơm lại rồi nói: “Hôm nay chúng ta sẽ chào đón vị chủ tịch mới, tất cả hãy xốc lại tinh thần cho tôi”.

Sau đó, một chiếc xe sang trọng đỗ ở bên ngoài, một ông lão mặc bộ âu phục màu đen bước xuống và tiến vào trong tiệm. Các nhân viên đều mỉm cười cúi chào: “Chào mừng tân chủ tịch”. Ông lão khẽ gật đầu mỉm cười.

Đợi đến khi tất cả mọi người đều có mặt, người quản lý nói: “Mời tân chủ tịch phát biểu vài lời. Mọi người hãy cho một tràng pháo tay”.

Lúc đó, Lý Kim Lan mới thấy rõ diện mạo của ông lão, cô chợt ngây người. Trong lòng cô hoảng loạn: “Sao có thể là ông ta?”. Trước mặt cô đúng là ông lão mà hôm qua cô chế nhạo. Ngay lập tức, Lý Kim Lan đã bị sa thải, cô chỉ còn biết hối hận rơi nước mắt, nhưng rốt cuộc đã quá muộn rồi.

Trong thế giới hiện đại, chúng ta luôn nhìn vào những điều mà người khác thể hiện ra bên ngoài để đánh giá về họ. Nhưng giá trị chân thực của một con người có phải nằm ở đó?

Vẻ bề ngoài chỉ giống như lớp giấy bọc của một món quà, dù có đẹp và hoa mỹ tới mức nào cũng không thể thay thế được món quà và tâm ý của người tặng. Những gì bạn thấy chưa chắc đã là toàn bộ câu chuyện. Hơn nữa, giá trị của một con người, điều đáng trân quý ở một con người cũng không nằm ở vẻ bề ngoài, những đánh giá chủ quan của chúng ta, mà nằm ở thế giới nội tâm, nằm ở nhân cách và đức hạnh của họ.

Đừng bao giờ đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ dạy cho chúng ta bài học về cách nhìn thấu đáo về cuộc sống, cách chọn người chọn bạn mà chơi chứ không phải cứ sống và mù quáng chạy theo những hào nhoáng bề ngoài. Chỉ khi thực sự tiếp xúc làm việc bạn mới có khả năng và có quyền phán xét người đó như thế nào. st

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!