Phỏng vấn độc quyền: linh mục ngày mai là ai?
Báo La Croix đã thực hiện một nghiên cứu chưa từng có để hiểu rõ hơn về chân dung của gần 700 chủng sinh ở Pháp. Hầu hết các chủng sinh xuất thân từ các gia đình công giáo giữ đạo, họ thể hiện sự gắn bó rất chặt chẽ với học thuyết và với Giáo hội. Tin tưởng vào tương lai, họ rất muốn truyền giáo trong một xã hội thế tục hóa.
Cuộc tụ họp của các chủng sinh ở Saint-Sulpice, ngày 3 tháng 12 năm 2023. Corinne Simon / Corinne Simon
Các linh mục tương lai quan tâm sâu sắc đến lòng trung thành với học thuyết và với Giáo hội, họ ngại những nét châm biếm và những tranh cãi trong nội bộ công giáo, họ có một tầm nhìn cổ điển về chức linh mục. Đó là cách chúng ta có thể tóm tắt một cách rộng rãi cuộc khảo sát độc quyền được báo La Croix thực hiện với 673 chủng sinh sẽ đến làm mục vụ trong các giáo phận Pháp. Để biết rõ và hiểu hơn về các linh mục tương lai này, với sự đồng ý của Hội đồng Giám mục Pháp, báo La Croix đã gởi trực tuyến các câu hỏi đến các chủng sinh của 25 chủng viện Pháp.
Nhà xã hội học Yann Raison du Cleuziou đã đóng góp vào việc phát triển 50 câu hỏi cho các chủng sinh, ông phân tích: “Trong bối cảnh thế tục hóa và tái cấu trúc đạo Công giáo, cuộc khảo sát cho thấy các linh mục tương lai manh tính cách công giáo của họ rất tốt, họ có một lòng trung thành với Giáo hội, quyết tâm và khẳng định. Họ không xuất hiện trong tình trạng đòi hỏi một tiến triển. Có thể nói họ ở trong tinh thần phục vụ Giáo hội, hoàn toàn tin tưởng tuân thủ, hoàn toàn ở trong “hàng ngũ”.
Một môi trường gia đình Công giáo vững mạnh
Gần hai phần ba (64%) chủng sinh, trung bình tuổi của họ là 27, họ đồng ý trả lời các câu hỏi của báo La Croix. Giáo dục chủ yếu đầu tiên: ơn gọi của họ bắt nguồn từ mảnh đất công giáo vững chắc. 72% sống trong gia đình giữ đạo, đi lễ ngày chúa nhật, và với 62%, cha mẹ họ là những nhân vật quyết định đầu tiên trong con đường thiêng liêng của họ.
Ông Yann Raison du Cleuziou khẳng định: “Tầm quan trọng là chiếc nôi gia đình. Điều này nhấn mạnh rõ vai trò của gia đình như một Giáo hội nhỏ, nơi sản sinh ơn gọi linh mục. Hơn nữa, 36% cho biết họ cân nhắc ơn linh mục lần đầu tiên trước 10 tuổi.”
Sự nhấn mạnh vào gia đình được thấy trong quan niệm của họ về việc truyền giáo, vì 61% cho rằng việc trao truyền đức tin trong gia đình là phương pháp tốt nhất để chia sẻ đức tin.
Liên quan đến hành trình thiêng liêng của các chủng sinh, con đường của họ tuy đa dạng nhưng con đường này có những dấu ấn rõ ràng: gần hai phần ba đã từng đi giúp lễ nhiều năm (59%), đi sinh hoạt hướng đạo (56%), trong đó có 34% là Hướng đạo sinh châu Âu. Ba phần tư từng tham dự Ngày Thế Giới Trẻ, và hơn một phần ba thường sinh hoạt trong một cộng đoàn mới.
Cũng đáng chú ý, chỉ có một nửa (47%) tham dự thường xuyên hoặc thỉnh thoảng vào một cộng đồng theo chủ nghĩa truyền thống. Về vấn đề “truyền thống”, 60% cho biết nghi thức Tridentin không thực sự là một chủ đề: 34% giải thích nghi thức này không tương ứng với những gì họ mong chờ nhưng họ không có gì để chống, có 7% thích và hy vọng sẽ tổ chức lễ kỷ niệm thường xuyên và 14% đánh giá cao việc tổ chức lễ kỷ niệm theo cả hai nghi thức. Ông Yann Raison du Cleuziou nhấn mạnh: “Những người này lớn lên trong một Giáo hội đa nguyên và đánh giá cao sự đa nguyên này. Trong khuôn khổ này, vũ trụ theo chủ nghĩa truyền thống trên hết được xem là một nguồn tài nguyên trong bối cảnh này.”
Hai phần ba cho biết họ có mối quan hệ thân thiết với Đức Phanxicô
Nếu Đức Bênêđíctô XVI là giáo hoàng có ảnh hưởng lớn nhất đối với họ (39%), thì đây không hẳn là một phủ nhận với Đức Phanxicô. Thêm một lần nữa, các linh mục tương lai làm chứng cho lòng trung thành với Giáo hội: gần 2/3 cho biết họ có mối quan hệ thân thiết với ngài, thậm chí họ xem mình là “thế hệ Phanxicô”, so với 17% có ít hoặc không có mối quan hệ nào với Đức Phanxicô.
Một chủng sinh từ chối bày tỏ quan điểm giải thích: “Chúng tôi có thể không đồng ý nhưng vấn đề về mối quan hệ thân thiết mà chúng tôi cảm thấy với giáo hoàng, thực sự đây không phải là một vấn đề chính đáng”. Một chủng sinh khác nói với quan điểm hiển nhiên: “Người công giáo đi theo giáo hoàng và Giáo hội.”
Các linh mục của ngày mai lên kế hoạch cho mục vụ tương lai của họ như thế nào? Với 70%, trọng tâm sứ mệnh của họ trước tiên sẽ là việc cử hành các bí tích, vượt xa việc rao giảng hoặc loan truyền Kinh thánh. Tuy nhiên, câu trả lời này cần phải chính xác, vì hơn 120 người chính xác muốn nói đến các chi tiết, cũng như trích dẫn việc loan báo Tin Mừng, lời cầu nguyện, cho thấy các sứ vụ khác nhau ở trọng tâm căn tính của linh mục là không thể tách rời. Một chủng sinh nói: “Thật khó để nói theo thứ tự các sứ mệnh của linh mục. Tất cả đều liên kết với nhau và phát sinh từ bí tích truyền chức.”
Một ý chí muốn có bản sắc linh mục
Tầm nhìn cổ điển về chức linh mục được thể hiện qua một số đặc điểm chính. Không phải là hình ảnh duy nhất, nhưng hình ảnh của Cha xứ Ars thường được xem là hình ảnh của một gương mẫu. Gần 3/4 dự định mặc áo chùng, ít nhất là thỉnh thoảng, một nửa là thường xuyên. Theo ông Yann Raison du Cleuziou, nếu chủ đề này có thể gây chia rẽ giữa người công giáo, nhưng không nên xem đây là một bước lùi, nhưng là “một biểu hiện của văn hóa đương đại, chẳng hạn việc phụ nữ trẻ hồi giáo mang voan, hoặc thanh niên do thái đội mũ kippa.
Với Công đồng Vatican II, chủ yếu các chủng sinh nối tiếp sự liên tục: 58% cố gắng thực hiện di sản của Công đồng Vatican II và 24% khẳng định đó là một di sản tốt, dù đôi khi thực hiện dẫn đến những sai lệch nhiều ít.
Trong số những khó khăn họ nhận thấy trong sứ vụ tương lai, nổi bật là khối lượng công việc và tình trạng cô độc, nhưng các chủng sinh trẻ này, những người đã lựa chọn bất chấp các khó khăn, đều có một lý tưởng rất mạnh, họ khẳng định đức tin của họ vào Giáo hội. Vì vậy, 84% tin tưởng giám mục của họ sẽ thực hiện những cải cách cần thiết trước tình trạng lạm dụng trong Giáo hội. Và 45% trông cậy vào Thiên Chúa và Giáo Hội giúp họ trung thành với đời sống độc thân mà họ đã cam kết. Trong trường hợp gặp khó khăn trong mục vụ tương lai, họ có thể nhờ đến người hướng dẫn thiêng liêng, vốn rất phổ biến (81%), vượt xa nhà tâm lý học rất rõ ràng (2%).
Lý tưởng này và cách đọc chủ yếu mang tính thiêng liêng về các chủ đề trong một số nhận xét của họ, các chủng sinh đưa ra những công thức quá “trần tục” của các câu hỏi, trên hết họ sợ rơi vào tình trạng “nguội lạnh thiêng liêng”.
Khi được hỏi về tầm nhìn của họ về tương lai Giáo hội, một phần ba trả lời họ có kế hoạch thành lập các trung tâm tâm linh, trong đó các linh mục tập trung vào trọng tâm sứ mệnh của mình.
Một cái nhìn tích cực về người hồi giáo
Các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ của họ với Giáo hội, tính đồng nghị, vị trí của giáo dân hoặc cuộc khủng hoảng lạm dụng thường phác thảo mong muốn đi theo “đường lối của Giáo hội”. Về vị trí của phụ nữ, 38% cho rằng nên hưởng ơn ích qua việc họ được công nhận nhiều hơn và có thể thực thi các vai trò quyền lực, và nhiều người (34%) thấy phụ nữ đã được công nhận đầy đủ và cho đây là một tranh luận “sai”. Còn về bậc sống độc thân linh mục, 29% ủng hộ việc phong chức cho các ông đã lập gia đình.
Về vấn đề tế nhị, đón nhận người đồng tính, các câu trả lời cho thấy sự căng thẳng giữa việc tôn trọng giáo lý công giáo và việc tháp tùng giáo dân. Theo 32% chủng sinh, những người này “có vị trí trọn vẹn trong Giáo hội đến mức họ không cổ động để người đồng tính ngang với người dị tính”, 19% thích giải thích quan điểm của họ trong một bình luận cá nhân thường nhấn mạnh vào quan điểm phân biệt giữa con người và hành động, nhắc lại một cách rõ ràng huấn quyền trong Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo.
Các linh mục tương lai trong một xã hội đa tín ngưỡng, họ nhìn nhận người hồi giáo như thế nào? Đa số (57%) trả lời gặp gỡ là ưu tiên hàng đầu và cần phải đối thoại với người hồi giáo như với các tín hữu khác, 26% khẳng định đức tin của người hồi giáo là một cơ hội, nhắc nhở sự hiện diện của Thiên Chúa trong một xã hội thế tục hóa. Ông Yann Raison du Cleuziou phân tích: “Trong một xã hội ngày càng phi tôn giáo, người hồi giáo được tôn trọng, họ là những người theo đuổi đức tin của họ”. Các chủng sinh muốn tránh “những tranh cãi về ý thức hệ”, họ muốn truyền giáo cho một xã hội tục hóa. Mọi thứ xung đột đều là không cần thiết, cần tái tập trung vào điều thiết yếu.
Marta An Nguyễn dịch(phanxico.vn)