Thứ 6 ăn chay kiêng thịt trong Giáo hội Công giáo
Mỗi năm, người Công Giáo chúng ta thường ăn chay và kiêng thịt vào mùa chay. Mùa Chay là mốc thời gian bốn mươi ngày trước Lễ Phục Sinh kéo dài từ Thứ Tư Lễ Tro đến Thứ Bảy Tuần Thánh. Thứ Sáu Tuần Thánh (hay được gọi là thứ Sáu Tốt Lành) là ngày lễ thiêng liêng nhất trong lịch phụng vụ Giáo hội đối với hàng trăm triệu người Kitô hữu trên toàn thế giới. Vậy thứ Sáu Tuần Thánh là gì? Ngày thứ 6 ăn chay kiêng thịt trong Giáo hội Công giáo như thế nào nhé!
MỤC LỤC
- Tìm hiểu Thứ Sáu Tuần Thánh là gì?
- Mục đích ý nghĩa thứ 6 ăn chay kiêng thịt
- Giáo hội toàn cầu dạy ăn chay kiêng thịt bao nhiêu lần trong một năm?
- Tại sao Giáo hội buộc ăn chay kiêng thịt
- Luật ăn chay và kiêng thịt trong mùa chay như thế nào?
- Mấy tuổi thì ăn chay, kiêng thịt?
- Ăn chay kiêng thịt sao cho đúng?
Tìm hiểu Thứ Sáu Tuần Thánh là gì?
Thứ sáu Tuần Thánh (hay còn gọi là thứ Sáu Tốt lành) là ngày lễ diễn ra vào thứ Sáu trước ngày Lễ Phục Sinh. Đây cũng là ngày lễ linh thiêng đối với người theo đạo Kitô giáo. Đặc biệt vào ngày này, lời cầu nguyện thường được coi trọng đối với việc đọc những đoạn Phúc âm viết về những sự việc dẫn đến sự đóng đinh Giêsu vào Thánh giá tại Calvary.
Mục đích ý nghĩa thứ 6 ăn chay kiêng thịt
Việc Ăn chay là một trong những hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước: Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu.
Trong Giáo hội Công giáo, việc ăn chay kiêng thịt là một hình thức hãm mình theo chiều hướng:
- “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”( trích từ Mt 16,24).
- “Từ bỏ bản thân” (Giáo luật (Gl) ở khoản 1249)
- “Dẹp tính mê ăn uống” 1 trong 7 mối: “Thứ 5: Kiêng bớt chớ mê ăn uống”.
Mỗi người chúng ta, ai cũng phải đền tội, tội đầy đầu trong những tư tưởng, lời nói, việc làm sai, thiếu sót bỏ không làm việc tốt nên làm…’’lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Vì vậy, nếu Giáo hội không buộc ăn chay kiêng thịt, thì chúng ta cũng tìm cách hãm mình đền tội cách nhẹ ở đời này, còn hơn là đền tội “cách nặng” của luyện ngục đời sau!
Giáo hội toàn cầu dạy ăn chay kiêng thịt bao nhiêu lần trong một năm?
Giáo hội toàn cầu chọn Thứ Sáu trong năm làm ngày đền tội (Gl khoản 1250), nhưng để tùy mỗi Giáo hội địa phương xác định ăn chay kiêng thịt, Hội đồng Giám mục chọn hình thức khác thay thế.
Giáo hội buộc giáo dân toàn cầu hiện ăn chay và kiêng thịt 2 lần trong một năm (vào Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh) (Gl 1251).
Điều khoản trong 1251, Giáo hội toàn cầu có dạy: “Vào những ngày thứ sáu, nếu không trùng với ngày lễ Trọng, thì phải kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội đồng Giám mục đã quy định (trích từ Gl1253)”.
Tại sao Giáo hội buộc ăn chay kiêng thịt
Đây có lẽ là câu hỏi của khá nhiều người quan tâm, vấn đề kiêng thịt không phải chỉ riêng Kitô giáo. Tại các Tôn Giáo khác cũng có các cách ăn chay khác nhau. Với người Công Kitô Giáo, Ăn chay là một trong những hoạt động đặc trưng nhất trong mùa Chay (cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái). Hôm nay, FITI xin chia sẻ vài hiểu biết về việc Ăn Chay và Kiêng Thịt của người Công Giáo. Như mọi bài viết khác, chúng tôi sẽ diễn giải cách hiểu ngắn gọn, đơn giản nhất.
Ăn chay
Ăn chay là không ăn hoặc ăn ít hơn ngày thường, và ăn một bữa no, hai bữa còn lại cho phép ăn một chút ít. Người Kitô giáo buộc ăn chay trong ngày thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh.
Ngoài ra, Ăn chay còn đơn giản là ăn chay lời nói (không nói xấu, chửi tục), ăn chay bằng hành động (bỏ đi những thói quen xấu, thuốc lá, rượu bia, trộm cắp, gian dối…).
Ăn Chay còn thể hiện sự hy sinh tự nguyện, nhằm tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô và chia sẻ với người nghèo khó, ốm đau, khuyết tật với tinh thần bác ái và phục vụ.
Luật ăn chay của Giáo hội Công giáo áp dụng với mọi tín đồ từ 18 tuổi đến khi sang tuổi 60. Những người miễn ăn chay là người có sức khỏe yếu, người từ 60 tuổi trở lên, phụ nữ đang cho con bú, các người làm việc nặng, người nghèo đói và người giám mục, những linh mục, bề trên các dòng tu được phép không phải ăn chay.
Kiêng thịt
Trong tiếng Latin chữ “thịt” là chữ Carnis, nghĩa là “thịt động vật”. Hơn thế, ngày xưa Thịt luôn có trong những bữa tiệc lớn, có giá trị.
Kiêng thịt là chúng ta không ăn thịt các loài động vật như: lợn, bò, gà, vịt…nhưng được ăn trứng, được dùng thức ăn làm từ sữa. Những loại cá và thức ăn biển, các loài không có tính hàn đều ăn được.
Theo quy định, người kiêng thịt là người 14 tuổi cho đến mãn đời. Tuy nhiên, cũng như việc ăn chay, có những người vì lý do sức khoẻ, hay vì người lao động cần phải ăn thịt, hoặc những ai cho phép ăn thịt mà không cần thực hiện kiêng thịt.
Thời đại hiện giờ, thịt có khi không đắt bằng Cá. Vì vậy câu hỏi đặt ra rằng luật lệ này còn thích hợp không? Người ta tin rằng ăn thịt dễ dàng kích thích dục vọng con người nhiều hơn. Việc chúng ta từ bỏ thịt là một phương tiện cho sự chinh phục bản thân, và hướng cuộc đời của mình vào Thiên Chúa.
Kiêng Thịt không có nghĩa là chúng ta bỏ bò bít tết để chuyển sang ăn tôm hùm và trứng cá muối. Ý tưởng kiêng thịt là chúng ta lựa chọn một chế độ ăn ít sang trọng và đơn giản hơn so với bình thường.
Luật ăn chay và kiêng thịt trong mùa chay như thế nào?
Trong việc ăn chay, có hai ngày quan trọng là Thứ Tư Lễ Tro (6/3/19) và Thứ Sáu Tuần Thánh (19/4/19). Chỉ những người từ 18 tuổi đến chưa đầy 59 tuổi mới được áp dụng luật ăn chay này. Bữa ăn chính chỉ được ăn một lần, còn hai bữa ăn khác chỉ nên là những bữa ăn nhẹ để giúp duy trì sức khỏe. Không được ăn bất kỳ thức ăn nào ngoài giờ ăn chính.
Trong Mùa Chay, ngoài ngày Thứ Tư Lễ Tro và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, những người từ 14 tuổi trở lên phải kiêng ăn thịt vào các ngày Thứ Sáu. Tuy nhiên, luật kiêng thịt chỉ là luật tối thiểu để giúp tinh thần con người hướng về Chúa, cầu nguyện và hy sinh hơn. Mỗi người nên cố gắng hy sinh nhiều hơn, cầu nguyện nhiều hơn và sống hướng về Chúa.
Mấy tuổi thì ăn chay, kiêng thịt?
- Tuổi giữ chay trong GL 97 và 1252 chỉ dạy: “Mọi tín hữu tuổi từ 18 cho đến 60 tuổi thì buộc phải giữ chay”.
- Tuổi ăn kiêng, theo GL 1252 cho biết “buộc những tín hữu tuổi từ 14 trở lên”.
- Tại Việt Nam hiện giờ chỉ còn ăn chay hai ngày (Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh). Một số giáo phận vẫn còn giữ luật cũ (tất cả những ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay).
- Luật giữ chay kiêng thịt có thể miễn hoặc giảm cho đối tượng như: người già yếu, người đau bệnh, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ…
Ăn chay kiêng thịt sao cho đúng?
Người Kitô Công Giáo chúng ta thường ăn chay và kiêng thịt vào mùa chay mỗi năm. Ý nghĩa ăn chay là giúp chúng ta biết tự chế ngự, làm chủ các ham muốn, cầu nguyện và gia tăng tinh thần bác ái giúp đỡ người khốn khó. Vậy ăn chay kiêng thịt sao cho đúng.
Ăn chay sao cho đúng?
Ngày ăn chay: Nếu vào bữa trưa là bữa chính thì ăn no. Còn vào bữa sáng và bữa chiều ăn ít hơn bữa trưa. Nếu bữa tối là chính thì 2 bữa kia có thể ăn ít hơn.
Phẩm và lượng đồ ăn của người Công Giáo tùy theo phong tục từng địa phương (Đức Phaolô VI, Tự Sắc về Đền tội Paenitemini ngày 17.2.1966).
Ngoài ra, trong ngày chay ăn chay chúng ta không nên ăn vặt như kẹo, bánh v.v.. Cần để ý đến tinh thần hy sinh, hãm mình, khắc khổ, tự chế.
Kiêng thịt sao cho đúng?
Ngày kiêng thịt: Kiêng các thứ thịt loài vật như: như trâu, bò, heo, gà, vịt… (loài có vú và chim) kể cả bộ lòng… nhưng được ăn trứng và những thứ biến chế từ sữa, được ăn những đồ gia vị, những thứ biến chế từ mỡ loài vật (theo Tông hiến Paenitemini 3,1 của ĐGH Phaolô 6, về việc ăn chay và kiêng thịt.
Ăn chay là việc nên làm nhằm biểu lộ lòng ăn năn, sám hối và tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô. Việc ăn chay và kiêng thịt được thực hiện bằng nhiều hình thức khác như: sám hối, hoạt động từ thiện bác ái.
Ăn Chay, kiêng Thịt không phải là bạn hành hạ thân xác mình quá mức, rồi hôm sau lại ăn thật nhiều và xà láng ăn chơi. Nhưng khi ngày thứ 6 ăn chay kiêng thịt thì chúng ta có dư ít tiền của nhằm giúp đỡ cho những người kém may mắn hơn mình. Và rèn luyện bản thân thoát khỏi ách nô lệ của các thú vui vật chất.
Vậy là đã gửi tới bạn đọc những điều cần biết về thứ 6 ăn chay kiêng thịt trong Giáo hội Công giáo. Hy vọng bài viết bổ ích cho bạn trong việc ăn chay vào thứ 6. Chúc bạn ngày mới nhiều niềm vui!