402 CÂU LỄ SINH HỌC HỎI Hỏi Thưa & Trắc Nghiệm
402 CÂU LỄ SINH HỌC HỎI
HỎI THƯA & TRẮC NGHIỆM
Mục lục
402 CÂU HỎI THƯA
I. LỄ SINH (1-22)
II. LỄ SINH VỚI PHỤNG VỤ THÁNH THỂ (23-73)
III. NGÀY SỐNG CỦA LỄ SINH
A. Với Chúa Giêsu (74-101)
B. Với Anh Em (102-118)
C. Các Mẫu Gương
1. Thánh Tarcisiô (119-128)
2. Thánh ĐaMinh Saviô (129-141)
3. Chân Phước Carlo Acutis (142-152)
IV. LỄ SINH VỚI NĂM PHỤNG VỤ (153-211)
V. LỄ SINH VỚI THÁNH KINH (212-259)
A. Cựu Ước (212-234)
B. Tân Ước (235-259)
VI. LỄ SINH VỚI CÁC ĐIỀU RĂN
A. Kinh Mười Điều Răn(260-305)
B. Năm Điều Răn Hội Thánh (306-331)
C. Tám Mối Phúc (332-345)
VII. LỄ SINH VỚI KINH MÂN CÔI (346-402)
A. Năm Sự Vui (350-360)
B. Năm Sự Sáng (361-372)
C. Năm Sự Thương (373-383)
D. Năm Sự Mừng (384-402)
402 CÂU TRẮC NGHIỆM
I. LỄ SINH (1-22)
II. LỄ SINH VỚI PHỤNG VỤ THÁNH THỂ (23-73)
III. NGÀY SỐNG CỦA LỄ SINH
A. Với Chúa Giêsu (74-101)
B. Với Anh Em (102-118)
C. Các Mẫu Gương
1. Thánh Tarcisiô (119-128)
2. Thánh ĐaMinh Saviô (129-141)
3. Chân Phước Carlo Acutis (142-152)
IV. LỄ SINH VỚI NĂM PHỤNG VỤ (153-211)
V. LỄ SINH VỚI THÁNH KINH (212-259)
A. Cựu Ước (212-234)
B. Tân Ước (235-259)
VI. LỄ SINH VỚI CÁC ĐIỀU RĂN
A. Kinh Mười Điều Răn(260-305)
B. Năm Điều Răn Hội Thánh (306-331)
C. Tám Mối Phúc (332-345)
VII. LỄ SINH VỚI KINH MÂN CÔI (346-402)
A. Năm Sự Vui (350-360)
B. Năm Sự Sáng (361-372)
C. Năm Sự Thương (373-383)
D. Năm Sự Mừng (384-402)
402 CÂU HỎI THƯA
I. LỄ SINH
01. Hỏi: Người giúp lễ (lễ sinh) là ai?
– Thưa: Là người phục vụ bàn thờ, giúp chủ tế và thầy phó tế (QCTQ/SLR 98).
02. Hỏi: Người giúp lễ (lễ sinh) góp phần vào buổi phụng vụ như thế nào?
– Thưa: Khi sốt sắng tham dự và thi hành phận sự mình, thì người giúp lễ góp phần tạo nên bầu khí tôn nghiêm, giúp cho cộng đoàn cầu nguyện để tôn vinh Thiên Chúa.
03. Hỏi: Việc phục vụ Bàn Thờ phát xuất từ ơn gọi của Bí tích nào?
– Thưa: Bí tích Thánh Tẩy.
04. Hỏi: Việc phục vụ bàn thờ đem lại ích lợi gì cho các lễ sinh?
– Thưa: Khi phục vụ bàn thờ các lễ sinh được gần gũi với Chúa và các cử hành thánh, giúp các lễ sinh tăng trưởng đức tin và lòng yêu mến Chúa.
05. Hỏi: Việc giúp lễ có giúp ích gì cho ơn gọi linh mục không?
– Thưa: Giúp lễ là dịp tốt cho lễ sinh được ở gần Chúa hơn, được các linh mục dạy dỗ nhiều hơn.
06. Hỏi: Cậu bé nào trong Cựu Ước là mẫu gương cho các lễ sinh?
– Thưa: Cậu bé Samuen (x. 1 Sm 3,3-19).
07. Hỏi: Cậu bé Samuen phục vụ Đền thờ dưới thời thượng tế nào?
– Thưa: Thượng tế Hêli.
08. Hỏi: Lễ sinh cần học những gì?
– Thưa: Lễ sinh phải học hỏi giáo lý đầy đủ, phải sống đức tin mạnh mẽ, phải tập kỹ lưỡng các nghi thức phụng vụ, đồng thời tập sống chung với các bạn lễ sinh khác.
09. Hỏi: Áo trắng dài của lễ sinh nói lên điều gì?
– Thưa: Thường các lễ sinh mặc áo trắng dài để nhắc em nhớ đến chiếc áo ngày chịu phép rửa tội và em phải giữ tâm hồn sạch tội để xứng đáng phục vụ bàn thờ.
10. Hỏi: Tinh thần phục vụ của lễ sinh phải hướng tới lợi ích thiêng liêng của cộng đoàn và chính mình bằng điều gì?
– Thưa: Bằng đời sống đạo đức, khiêm tốn và sẵn sàng.
11. Hỏi: Tại sao lễ sinh cần phải tập các nghi thức?
– Thưa: Việc tập các nghi thức giúp em nắm vững phần công việc của mình, loại bỏ những căng thẳng và lo lắng trong buổi lễ, làm cho tâm trí em được thanh thản mà cầu nguyện và giúp cộng đoàn phụng vụ thêm sốt sắng.
12. Hỏi: Lễ sinh phải đi đứng thế nào?
– Thưa: Lễ sinh bước đi trong tư thế nghiêm trang, ngang hàng với người bên cạnh và bước thẳng theo người đi trước, không quay ngang quay ngửa.
13. Hỏi: Lễ sinh phải ngồi thế nào?
– Thưa: Lễ sinh luôn chờ vị chủ tế ngồi trước rồi hãy ngồi. Cần ngồi thẳng lưng, hai tay đặt trên hai đầu gối.
14. Hỏi: Thông thường, tư thế đôi tay của lễ sinh thế nào?
– Thưa: Tư thế đôi tay thông thường là:
– Chắp tay khi đứng và quỳ.
– Khi làm công việc với một tay, thì tay kia để trước ngực.
– Khi ngồi hai tay để trên đầu gối.
15. Hỏi: Khi nào chúng ta phải cúi mình (cúi sâu, gập cả phần thân)?
– Thưa: Cúi mình khi tỏ lòng cung kính trước bàn thờ hay Thánh Thể…, ví dụ : lúc đầu lễ, lúc cuối lễ, khi đọc kinh Tin Kính chỗ “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… làm người”, khi dâng Mình và Máu Thánh Chúa, v.v…
16. Hỏi: Khi nào chúng ta phải cúi đầu?
– Thưa: Khi kêu tên Chúa Giêsu Kitô, tên Đức Maria và vị thánh được kính trong Thánh Lễ hôm đó, khi đi ngang qua trước bàn thờ, v.v…
17. Hỏi: Thánh Lễ Chúa Nhật nhắc chúng ta điều gì?
– Thưa: Thánh Lễ Chúa Nhật nhắc chúng ta nhớ lại “ngày thứ nhất trong tuần”, ngày Chúa Phục Sinh, ngày dành riêng để thờ phượng Chúa và làm các việc bác ái.
18. Hỏi: Trước khi giúp lễ và sau khi Thánh Lễ kết thúc, lễ sinh phải đọc kinh gì?
– Thưa: Kinh Phục Vụ Bàn Thánh.
19. Hỏi: Kinh Phục Vụ Bàn Thánh dành cho lễ sinh thế nào?
– Thưa: “Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã muốn dùng con để phục vụ bàn thánh. Xin Chúa mở tai con để lắng nghe Lời Chúa, mở miệng con để ca tụng danh thánh Chúa.Xin giúp con mãi mãi là tôi tớ trung thành phục vụ Chúa ở nơi đây cũng như ở khắp mọi nơi mà con hiện diện. Amen”
20. Hỏi: Kinh Phục Vụ Bàn Thánh dành cho lễ sinh sau Thánh Lễ kết thúc thế nào?
– Thưa: “Lạy Chúa Giêsu, con cảm tạ Chúa đã cho con được phục vụ Bàn Thánh Chúa. Được gần Chúa, lòng con tràn đầy niềm vui và bình an. Xin Chúa tiếp tục ban ơn nâng đỡ, để con ra đi phục vụ Chúa trong anh em, đem niềm vui và bình an của Chúa đến cho mọi người. Xin Chúa chúc lành cho con. Amen.”
21. Hỏi: Trong phòng thánh, các lễ sinh làm gì?
– Thưa: Giúp nhau mặc áo, giữ thinh lặng để chuẩn bị tâm hồn và thể xác tham dự Thánh Lễ. Tuyệt đối không nô đùa, không lớn tiếng ở phòng thánh.
22. Hỏi: Trong phòng thánh, lễ sinh giúp chủ tế những gì?
– Thưa: Lễ sinh phải giúp chủ tế mặc phẩm phục : áo trắng dài, dây thắt lưng, kéo cổ áo lễ và sửa lại ngay ngắn, v.v…
II. LỄ SINH VỚI PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
23. Hỏi: Thánh Lễ là gì?
– Thưa: Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm lễ Vượt Qua của Chúa Kitô, là hiện tại hóa và tiến dâng lễ hy sinh độc nhất của Người lên Chúa Cha trong phụng vụ của Hội Thánh.
24. Hỏi: Hội Thánh dâng Thánh Lễ vì những ý nào?
– Thưa: Hội Thánh dâng Thánh Lễ vì những ý :
– Một là để cảm tạ và ngợi khen Chúa Cha vì các ơn huệ Người ban cho loài người.
– Hai là để tưởng niệm Hy tế của Chúa Kitô và Thân thể Người là Hội Thánh.
– Ba là để đền bù tội lỗi của người sống, người chết, đồng thời xin Thiên Chúa ban cho ta những ơn lành hồn xác.
– Bốn là để các tín hữu được hiệp nhất với nhau trong Chúa Kitô và được kết hợp với phụng vụ trên trời
25. Hỏi: Thánh Lễ còn được diễn tả qua những tên gọi nào?
– Thưa: Bữa ăn của Chúa, Lễ Bẻ Bánh, Lễ Tạ Ơn…
26. Hỏi: Vào thời các thánh Tông Đồ, Thánh Lễ được gọi là gì?
– Thưa: Lễ Bẻ Bánh.
27. Hỏi: Tại sao gọi Thánh Lễ là trọng tâm đời sống Kitô hữu?
– Thưa: Vì Thánh Lễ là trung tâm, “nguồn mạch và chóp đỉnh đời sống Kitô hữu”. Trong Thánh Lễ, chúng ta tiếp nhận Lời Chúa, đón nhận Thánh Thể ban sự sống là chính Đức Kitô và là nơi hiệp nhất cộng đoàn Dân Chúa.
28. Hỏi: Thánh Lễ Chúa Nhật nhắc chúng ta điều gì?
– Thưa: Thánh Lễ Chúa Nhật nhắc chúng ta nhớ lại “ngày thứ nhất trong tuần”, ngày Chúa Phục Sinh, ngày dành riêng để thờ phượng Chúa và làm các việc bác ái.
29. Hỏi: Thánh Lễ gồm những phần nào?
– Thưa: Thánh Lễ gồm hai phần chính là: Phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Ngoài ra còn hai phần phụ là: Nghi thức đầu lễ và nghi thức kết thúc.
30. Hỏi: Nghi thức đầu lễ gồm những gì?
– Thưa: Gồm cuộc rước đầu lễ với bài Ca nhập lễ, dấu Thánh Giá, lời chào khai mạc, nghi thức sám hối, kinh Thương xót, kinh Vinh danh, lời kêu mời cầu nguyện và lời nguyện nhập lễ.
31. Hỏi: Vì sao chủ tế và lễ sinh phải bái chào bàn thờ?
– Thưa: Vì bàn thờ đã được thánh hiến là dấu chỉ chính Đức Kitô, là nơi cử hành lễ hiến tế, vì thế sau khi bái chào thì chủ tế còn hôn kính bàn thờ nữa.
32. Hỏi: Bàn thờ là biểu tượng ai?
– Thưa: Bàn thờ là biểu tượng Chúa Kitô.
33. Hỏi: Vì sao linh mục hôn bàn thờ?
– Thưa: Linh mục hôn bàn thờ để tỏ lòng tôn kính Chúa Kitô.
34. Hỏi: Trong Thánh Lễ, linh mục hôn bàn thờ bao nhiêu lần?
– Thưa: Hai lần, một lần đầu lễ và một lần cuối lễ.
35. Hỏi: Lời chào đầu lễ của chủ tế: “Chúa ở cùng anh chị em” có ý nghĩa gì?
– Thưa: Lời chào này báo cho cộng đoàn ý thức có Chúa đang hiện diện giữa họ và qui tụ họ lại để tôn vinh Thiên Chúa..
36. Hỏi: Kinh Vinh danh thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
– Thưa: Phần nghi thức đầu lễ.
37. Hỏi: Phụng vụ Lời Chúa gồm những gì?
– Thưa: Các bài đọc trích từ Kinh Thánh, bài giảng, kinh Tin Kính và lời nguyện tín hữu.
38. Hỏi: Kinh Tin Kính thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
– Thưa: Phần phụng vụ Lời Chúa.
39. Hỏi: Khi nào chúng ta phải cúi mình (cúi sâu, gập cả phần thân)?
– Thưa: Cúi mình khi tỏ lòng cung kính trước bàn thờ hay Thánh Thể…, ví dụ: lúc đầu lễ, lúc cuối lễ, khi đọc kinh Tin Kính chỗ “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… làm người”, khi dâng Mình và Máu Thánh Chúa, vv…
40. Hỏi: Khi nào chúng ta phải cúi đầu?
– Thưa: Khi nghe Danh Chúa Giêsu Kitô, tên Đức Maria và vị thánh được kính trong Thánh Lễ hôm đó, khi đi ngang qua trước bàn thờ, …
41. Hỏi: Ai là người được phép công bố Tin Mừng trong Thánh Lễ?
– Thưa: Khi cử hành Thánh Lễ, chỉ có những người có chức thánh mới được phép công bố Tin Mừng.
42. Hỏi: Chúng ta phải thưa gì sau câu “Đó là Lời Chúa” khi công bố Tin mừng?
– Thưa: Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa.
43. Hỏi: Phụng vụ Thánh Thể gồm những gì?
– Thưa: – Dâng lễ vật: chuẩn bị lễ vật mà trong giây lát nữa sẽ trở thành Mình và Máu Chúa Kitô.
– Kinh Tạ Ơn: là trung tâm và là đỉnh điểm của Thánh Lễ .
– Những nghi thức hiệp lễ: kinh Lạy Cha, chúc bình an, bẻ bánh, kinh Lạy Chiên Thiên Chúa, rước lễ và lời nguyện hiệp lễ.
44. Hỏi: Dâng lễ vật thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
– Thưa: Phần Phụng vụ Thánh Thể.
45. Hỏi: Lễ sinh làm gì trong phần chuẩn bị lễ vật?
– Thưa: Lễ sinh đem khăn thánh, khăn lau chén, dĩa và chén thánh, bình đựng bánh thánh, sách lễ đặt trên bàn thờ và đem rượu và nước cho chủ tế.
46. Hỏi: Người cầm hương có nhiệm vụ gì?
– Thưa: Người cầm hương phải lo cho bình hương có than cháy để khi bỏ hương, khói hương nghi ngút nói lên kinh nguyện tỏa bay lên trước tôn nhan Chúa.
47. Hỏi: Có mấy lần xông hương trong Lễ Trọng?
– Thưa: Thường trong Thánh Lễ trong có 4 lần xông hương.
48. Hỏi: Có bốn lần xông hương trong Lễ Trọng là những lần nào?
– Thưa: – Đầu lễ (khi đi kiệu vào nhà thờ, xông hương Thánh Giá và bàn thờ).
– Công bố Tin Mừng.
– Xông hương lễ vật, chủ tế và cộng đoàn.
– Lúc dâng Mình và Máu Thánh Chúa.
49. Hỏi: Khi nào ba lần nâng bình hương lên xông, mỗi lần nâng lắc hai cái?
– Thưa: Khi xông hương Mình Thánh Chúa, Tượng chịu nạn, các tượng hay ảnh Chúa, những của lễ trên bàn thờ, Thánh giá trên bàn thờ, sách Tin Mừng, Nến Phục sinh, Linh mục và cộng đoàn phụng vụ.
50. Hỏi: Khi nào hai lần nâng bình hương lên xông, mỗi lần nâng lắc hai cái?
– Thưa: Khi xông hương Các di tích của các thánh (ví dụ: di hài các thánh…) và các ảnh, tượng các thánh được đặt công khai tôn kính.
51. Hỏi: Trong phần truyền phép chủ tế đọc những lời nào?
– Thưa: Trong phần truyền phép, tư tế lặp lại những lời mà Chúa Giêsu đã đọc trên bánh và rượu, vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, trong Bữa Tiệc Ly (1Cr 11,23-26).
52. Hỏi: Hiệu quả lời truyền phép là gì?
– Thưa: Khi vị chủ tế đọc lời truyền phép nhân danh Chúa Kitô thì quyền năng Chúa Thánh Thần thánh hiến bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô.
53. Hỏi: Vì sao lại có rung chuông khi truyền phép?
– Thưa: Lễ sinh rung chuông để nhắc nhở giáo dân nhớ khi truyền phép là giây phút cực thánh, cực trọng của Thánh Lễ.
54. Hỏi: Chúng ta phải thờ kính Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể thế nào?
– Thưa: Chúng ta phải siêng năng kính viếng thờ lạy Thánh Thể, giữ nghiêm trang đứng đắn trong nhà thờ, nhất là tham dự Thánh Lễ và rước lễ.
55. Hỏi: Kinh Lạy Cha thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
– Thưa: Phần Phụng vụ Thánh Thể.
56. Hỏi: Vì sao kết thúc Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ, không thưa Amen?
– Thưa: Vì lời nguyện chưa kết thúc.
57. Hỏi: Để rước lễ cho nên phải có những điều kiện nào?
– Thưa: Để rước lễ cho nên thì phải sạch tội trọng, có ý ngay lành, dọn mình chu đáo và giữ chay Thánh Thể theo luật dạy.
58. Hỏi: Khi mắc tội trọng, chúng ta có được rước lễ không?
– Thưa: Không, phải ăn năn thống hối và đi xưng tội rồi mới được rước lễ.
59. Hỏi: Giữ chay Thánh Thể theo luật dạy là thế nào?
– Thưa: Thông thường, phải kiêng ăn uống ít là một giờ trước khi Rước Lễ, chỉ trừ nước lã và thuốc men
60. Hỏi: Khi rước lễ, chúng ta được những ơn ích gì?
– Thưa: Chúng ta được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh, được tẩy xóa các tội nhẹ, được lớn lên trong ân sủng và bảo đảm sự sống muôn đời.
61. Hỏi: Chúng ta nên siêng năng rước lễ khi nào?
– Thưa: Ngoài bổn phận rước lễ mỗi năm ít là một lần, chúng ta nên rước lễ hằng ngày. Có thể rước lễ lần thứ hai trong cùng một ngày khi tham dự Thánh Lễ.
62. Hỏi: Hội Thánh buộc chúng ta rước lễ vào mùa nào?
– Thưa: Mùa Phục sinh.
63. Hỏi: Điều răn thứ mấy trong Năm Điều Răn của Hội Thánh buộc chúng ta rước lễ vào mùa Phục sinh?
– Thưa: Điều Răn Thứ Ba.
64. Hỏi: Chúa Kitô hiện diện bao lâu trong Bí tích Thánh Thể?
– Thưa: Chúa Kitô hiện diện bao lâu bánh và rượu đã truyền phép còn tồn tại.
65. Hỏi: Vì sao Bí tích Thánh Thể bảo đảm sự sống muôn đời?
– Thưa: Vì Bí tích Thánh Thể đổ tràn trong chúng ta mọi ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa, liên kết chúng ta với Đức Kitô và Hội Thánh trên trời.
66. Hỏi: Hội Thánh tôn thờ Bí tích Thánh Thể thế nào?
– Thưa: Hội Thánh tôn thờ Bí tích Thánh Thể bằng cách cung kính, thờ lạy, bảo quản cẩn thận bánh thánh đã truyền phép, trao Thánh Thể cho các bệnh nhân, chầu phép lành, rước kiệu và viếng Thánh Thể.
67. Hỏi: Việc hiệp lễ diễn tiến như thế nào?
– Thưa: Khi hiệp lễ, những ai đã chuẩn bị xứng đáng tiến lên rước Chúa Kitô (đón nhận trong tay hay trên lưỡi), với niềm tin và lòng thành kính.
68. Hỏi: Trước khi trao Mình Thánh Chúa cho tín hữu, thừa tác viên đọc câu gì?
– Thưa: Thừa tác viên đọc câu: “Mình Thánh Chúa Kitô”.
69. Hỏi: Lời thưa “Amen” trước khi rước lễ có ý nghĩa gì?
– Thưa: Lời “Amen” lúc đó có nghĩa là: “Vâng, con tin thật đây là Mình Thánh Chúa!”
70. Hỏi: Khi bẻ Mình Thánh ra, Chúa Giêsu có bị phân chia không?
– Thưa: Chúa Giêsu không bị phân chia, vì trong mỗi hình bánh hình rượu, dù rất nhỏ, đều có toàn vẹn Chúa Giêsu.
71. Hỏi: Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
– Thưa: Phần Phụng vụ Thánh Thể.
72. Hỏi: Lời nguyện hiệp lễ thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
– Thưa: Phần Phụng vụ Thánh Thể.
73. Hỏi: Nghi thức kết thúc gồm những nào?
– Thưa: Lời mời gọi; lời chào và chúc phúc lành cuối lễ; lời sai đi.
III. NGÀY SỐNG CỦA LỄ SINH
A. Với Chúa Giêsu
74. Hỏi: Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể là gì với các lễ sinh?
– Thưa: Là ngày trong đó Chúa Giêsu là mặt trời, là trung tâm của đời sống.
75. Hỏi: Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể giúp ích gì cho các lễ sinh?
– Thưa: Giúp lễ sinh sống kết hợp mật thiết với Chúa Thánh Thể, là trung tâm của đời sống Công Giáo.
76. Hỏi: Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể như thế nào?
– Thưa: Là sống kết hiệp với Chúa Giêsu. Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta ca tụng Thiên Chúa Cha bằng cách sống tốt, thánh hóa và chu toàn các bổn phận thường ngày. Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta sống chan hòa yêu thương với mọi người.
77. Hỏi: Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể là thế nào?
– Thưa: Là sống kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong suốt một ngày sống của mình, từ lúc thức dậy cho đến lúc nghỉ đêm, bằng ý thức và việc làm như Thánh Phaolô nói: “Dù anh em ăn uống hay làm việc gì, anh em hãy làm tất cả vì Danh Chúa Giêsu Kitô.” (1Cr 10,31)
78. Hỏi: Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể gồm những việc nào?
– Thưa: Dâng ngày; tham dự Thánh Lễ, rước lễ; hy sinh, làm tông đồ; cầu nguyện; dâng đêm.
79. Hỏi: Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể được bắt đầu bằng việc nào?
– Thưa: Được bắt đầu bằng việc dâng ngày.
80. Hỏi: Tại sao phải dâng ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể?
– Thưa: Vì Chúa Giêsu là trung tâm của đời sống Kitô hữu, nên khi bắt đầu ngày sống, phút đầu tiên của ngày mới, người lễ sinh sẽ dâng ngày sống cho Chúa, dâng ngày mới cho Anh Cả Giêsu của mình.
81. Hỏi: Việc dâng ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể có ý nghĩa gì?
– Thưa: Dâng ngày có ý nghĩa là dâng đời sống, việc làm của ta trong ngày cho Chúa, dâng cả niềm vui và nỗi buồn, dâng cả yếu đuối và tội lỗi… để ta luôn sống và làm theo Thánh ý Chúa trong suốt ngày sống của ta.
82. Hỏi: Cao điểm của ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể là việc nào?
– Thưa: Cao điểm của ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể là tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ.
83. Hỏi: Ngoài Thánh Lễ, chúng ta còn cách nào để tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể?
– Thưa: Ngoài Thánh Lễ, chúng ta còn tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể qua việc tham dự các giờ chầu Thánh Thể và viếng Thánh Thể.
84. Hỏi: Chầu Thánh Thể có phải là việc cử hành phụng vụ không?
– Thưa: Chầu Thánh Thể là một hình thức tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ được Giáo Hội nhìn nhận là việc phụng vụ, tức là việc tôn thờ công cộng của Giáo Hội.
85. Hỏi: Chầu Thánh Thể có mục đích gì?
– Thưa: Việc Chầu Thánh Thể có ba mục đích:
1. Nhìn nhận sự hiện diện kỳ diệu của Chúa Kitô trong Bí Tích;
2. Dẫn chúng ta tiến đến sự tham dự đầy đủ hơn trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, tột đỉnh trong việc hiệp lễ;
3. Nuôi dưỡng việc phụng thờ xứng hợp đối với Chúa Kitô trong tinh thần và chân lý.
86. Hỏi: Viếng Thánh Thể như thế nào?
– Thưa: Viếng Thánh Thể là việc vào nhà thờ hay nhà nguyện nơi có Nhà Tạm để kính viếng tôn thờ Chúa.
87. Hỏi: Việc viếng Thánh Thể mang lại những hiệu quả gì cho lễ sinh?
– Thưa: Giờ viếng Thánh Thể là thời gian gặp Chúa bằng con đường của đức tin và quả tim; là những phút giây Chúa Giêsu huấn luyện tâm hồn và trái tim mỗi người bằng chính ngọn lửa tình yêu mãnh liệt của Ngài, giúp lễ sinh sống mỗi ngày nên giống Chúa hơn.
88. Hỏi: Lễ sinh bắt đầu sống ngày mới đã dâng cho Chúa với tâm tình gì?
– Thưa: Với niềm vui, tin tưởng và phó thác nơi Chúa.
89. Hỏi: Trước mỗi công việc, nhất là những việc quan trọng, chúng ta phải làm sao?
– Thưa: Chúng ta phải cầu nguyện và dâng lên Chúa với ý hướng muốn làm theo ý Chúa.
90. Hỏi: Khi gặp những vất vả khó khăn trong ngày sống, chúng ta có thái độ nào?
– Thưa: Chúng ta hãy đón nhận những vất vả khó khăn trong cuộc sống để chia sẻ các đau khổ của Chúa Giêsu trên Thánh Giá.
91. Hỏi: Khi gặp vui sướng, chúng ta có thái độ nào?
– Thưa: Chúng ta hãy liên kết cùng niềm vui với Chúa Phục Sinh và tạ ơn Chúa vì niềm vui sướng Chúa đã ban cho chúng ta.
92. Hỏi: Chúa luôn mong muốn ngày sống của chúng ta được bình an đích thực của Chúa. Muốn được như thế, chúng ta phải làm gì?
– Thưa: Chúng ta hãy lắng nghe và sống Lời Chúa trong từng phút giây của cuộc đời.
93. Hỏi: Trong suốt ngày sống, chúng ta hãy lấy Lời Chúa là đèn soi khi chọn lựa bất cứ quyết định hay thái độ nào để làm gì?
– Thưa: Để chu toàn bổn phận của mình, sống tích cực, và tránh thái độ tiêu cực trong cuộc sống.
94. Hỏi: Đời sống thánh thiện không phải do làm những việc phi thường, nhưng chu toàn những bổn phận bình thường hằng ngày cách phi thường, với điều gì?
– Thưa: Với tinh thần đức tin, với tinh thần trách nhiệm và với lương tâm của mình.
95. Hỏi: Một ngày sống tích cực của lễ sinh là gì?
– Thưa: Một ngày sống tích cực là lễ sinh làm được nhiều việc đạo đức thiêng liêng, bác ái, sống hòa thuận, yêu thương và giúp đỡ tha nhân.
96. Hỏi: Lễ sinh cần tránh những thái độ sống tiêu cực nào?
– Thưa: – Tránh xa những hành vi không phù hợp với Lời Chúa dạy.
– Tránh những lời nói không trung thực để nâng mình lên và làm hại người khác.
– Không làm chứng gian, nhưng bênh vực lẽ phải.
97. Hỏi: Bó Hoa Thiêng là một trong những phương pháp giáo dục độc đáo để giúp Lễ sinh / Thiếu Nhi sống bốn khẩu hiệu gì?
– Thưa: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh, Làm Việc Tông Đồ.
98. Hỏi: Khi không có điều kiện tham dự Thánh Lễ và kết hiệp với Chúa, lễ sinh phải làm gì?
– Thưa: Dâng Ngày, Rước Lễ Thiêng Liêng và Dâng Đêm.
99. Hỏi: Bó Hoa Thiêng là một phương thế kiểm điểm đời sống, giúp lễ sinh kiểm điểm lại cả ngày sống, cụ thể như thế nào?
– Thưa:
– Tôi có làm điều gì làm buồn lòng Chúa? Có giữ đầy đủ các việc đạo đức trong ngày không?
– Tôi có những sai lỗi, thiếu sót gì trước mặt Chúa: tư tưởng, lời nói, việc làm?
– Tôi có sống thiếu bác ái? Có những lỗi lầm nào với tha nhân…?
100. Hỏi: Sau khi ghi sổ Bó Hoa Thiêng, nếu có sai lỗi, lễ sinh cần làm gì?
– Thưa: Cần xin Chúa tha thứ và quyết tâm không tái phạm.
101. Hỏi: Sau khi ghi sổ Bó Hoa Thiêng, nếu đã sống tích cực, lễ sinh cần làm gì?
– Thưa: Hãy tạ ơn Chúa và vui mừng vì những việc tốt đã thực hiện và cố gắng để thăng tiến hơn.
B. Với Anh Em
102. Hỏi: Nhân Bản nghĩa là gì?
– Thưa: Là phong cách sống tốt, những nhân đức căn bản mà một con người cần phải có, để xứng đáng là “người”.
103. Hỏi: Giáo Dục Nhân Bản cho thiếu nhi là gì?
– Thưa: Là dạy cho thiếu nhi những đức tính căn bản để các em cư xử và sống xứng đáng là con người.
104. Hỏi: Mục đích giáo dục nhân bản của người Công giáo là gì?
– Thưa: Nền giáo dục Công giáo đặt ra mục đích giáo dục con người: nên thân – nên người – nên thánh (thân xác-tinh thần-linh hồn).
105. Hỏi: Giáo dục nhân bản quan trọng như thế nào?
– Thưa: Giáo dục nhân bản là nền tảng để xây dựng sự trưởng thành người Kitô hữu.
106. Hỏi: Giáo dục nhân bản là nền tảng để xây dựng sự trưởng thành người Kitô hữu, từ đó giúp cho người Công giáo dễ dàng làm gì?
– Thưa: Dễ dàng giữ 10 Điều Răn của Thiên Chúa và sống theo Hiến Chương của Nước Trời (Tám mối phúc).
107. Hỏi: Lịch sự là gì?
– Thưa: Lịch sự là cách ăn nói và xử thế một cách tốt đẹp, nhã nhặn, lễ phép.
108. Hỏi: Chúng ta phải giữ phép lịch sự vì chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này, chúng ta phải trở nên một con người thế nào?
– Thưa: Trở nên một con người dễ coi, dễ mến, dễ thương.
109. Hỏi: Nhờ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình với những người chung quanh và dễ dàng tiến tới điều gì?
– Thưa: Tiến tới thành công.
110. Hỏi: Những lời chào – hỏi ngắn gọn, lễ phép đơn sơ, nhưng lại giúp dễ dàng gây thiện cảm với bất cứ người nào ta gặp. Lời chào hỏi cũng biểu lộ con người thế nào?
– Thưa: Lời chào hỏi cũng biểu lộ con người lịch sự, có giáo dục.
111. Hỏi: Trong gia đình, em phải giữ lễ phép với người trên như thế nào?
– Thưa: Trong gia đình, ta luôn giữ lễ phép với người trên qua việc: “đi thưa, về trình”, “gọi dạ, bảo vâng”, “xin phép ”.
112. Hỏi: Khi gặp người trên, em phải giữ lễ phép thế nào?
– Thưa: Khi gặp người trên, ta luôn chào hỏi cách lễ phép, không trợn mắt nhìn hoặc cười ruồi rồi quay đi.
113. Hỏi: Khi được người khác giúp đỡ, em cần có biểu hiện nào?
– Thưa: Hãy nhớ nói lời “cám ơn” để biểu lộ lòng biết ơn đối với người đó.
114. Hỏi: Khi làm điều sai lỗi hoặc nói gì không đúng, ta phải làm sao?
– Thưa: Ta hãy cố can đảm cất lời: “tôi xin lỗi”, “tôi lầm” để nhận lỗi với người khác.
115. Hỏi: Khi người khác đang nói chuyện, ta phải làm gì?
– Thưa: Hãy giữ im lặng, hãy biết lắng nghe và đừng cắt ngang lời người khác khi họ đang nói.
116. Hỏi: Khi đã hứa với ai chuyện gì, ta phải làm sao?
– Thưa: Ta phải giữ đúng lời hứa.
117. Hỏi: Trước bữa ăn ta làm gì?
– Thưa: Ta nhớ làm dấu Thánh Giá cầu nguyện cám ơn Chúa cho ta có của ăn để nuôi dưỡng thân xác.
118. Hỏi: Đến bữa ăn ta phải làm gì?
– Thưa: Đến bữa ăn, người nhỏ hơn không được ngồi vào bàn trước người lớn tuổi hoặc có chức vị hơn mình.
C. Các Mẫu Gương
1. Thánh Tarcisiô.
119. Hỏi: Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư mùng 4 tháng 8 năm 2010 trước 53,000 lễ sinh, Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã chia sẻ vị thánh trẻ nào đã kiên vững yêu mến Thánh Thể?
– Thưa: Thánh Tarcisiô.
120. Hỏi: Vị thánh được xem là bổn mạng các lễ sinh trên thế giới là ai?
– Thưa: Thánh Tarcisiô.
121. Hỏi: Thánh Tarcisiô sống vào thế kỷ thứ mấy?
– Thưa: Thế kỷ thứ III. (+257).
122. Hỏi: Thánh Tarcisiô tử đạo tại đâu?
– Thưa: Rôma.
123. Hỏi: Thánh Tarcisiô tử đạo dưới triều hoàng đế nào?
– Thưa: Hoàng đế Valerianô.
124. Hỏi: Thánh Tarcisiô tử đạo (257) dưới triều Ðức Giáo Hoàng nào?
– Thưa: Ðức Giáo Hoàng Damasô.
125. Hỏi: Vì sao Thánh Tarcisiô bị giết chết?
– Thưa: Vì kiên trung gìn giữ Mình Thánh Chúa để không bị xúc phạm.
126. Hỏi: Noi gương Thánh Tarcisiô, lễ sinh học được gì?
– Thưa: Lòng yêu mến, tôn thờ và trung thành phục vụ Chúa Giêsu Thánh Thể.
127. Hỏi: Theo Tử dạo Thư Rôma, ngày kính nhớ Thánh Tarcisiô là ngày nào?
– Thưa: Ngày 15 tháng 8.
128. Hỏi: Trước những khó khăn trong việc trao Mình Thánh Chúa cho người tù hay đau yếu, vị tư tế lo ngại tuổi trẻ của thánh Tarcisiô. Thánh Tarcisiô đã nói gì?
– Thưa: “Tuổi trẻ của con là sự che chở tốt nhất cho Mình Thánh Chúa.”
2. Thánh ĐaMinh Savio
129. Hỏi: Thánh nào được coi là bổn mạng lễ sinh tại Việt nam?
– Thưa: Thánh Đaminh Saviô.
130. Hỏi: Đaminh Saviô được sinh ra ngày 2-4-1842 trong một gia đình nghèo, thuộc nước nào?
– Thưa: Nước Ý.
131. Hỏi: Thân phụ của cậu Đa Minh Savio là ai?
– Thưa: Ông Carlô.
132. Hỏi: Năm 1849 mới 7 tuổi em đã thuộc lòng giáo lý và sốt sắng đủ điều kiện để được rước Chúa. Khi được rước lễ lần đầu, cậu dốc lòng những điều gì?
– Thưa: – Tôi thà chết chứ không phạm tội.
– Tôi sẽ siêng năng xưng tội và rước lễ.
– Tôi sẽ thánh hoá các ngày lễ trọng.
– Chúa Giêsu và Mẹ Maria là những người bạn thân nhất của tôi.
133. Hỏi: Đaminh Saviô là học trò của thánh nào?
– Thưa: Thánh Gioan Bosco.
134. Hỏi: Đa Minh Saviô có những đức tính nào?
– Thưa: Thân thiện, vui vẻ, khôn ngoan, giúp đỡ bạn học, chu toàn bổn phận…
135. Hỏi: Khi còn là học sinh, ĐaMinh Saviô đã lập hội gì?
– Thưa: Hội Đức Mẹ Vô Nhiễm.
136. Hỏi: Ngày 1-3-1857 Saviô phải giã từ nhà cha Don Bosco để về gia đình trị bệnh. Chiều ngày 9-3-1857, Saviô đã lãnh nhận Bí Tích sau cùng để về cùng Chúa và Đức Mẹ. Saviô qua đời khi cậu được bao nhiêu tuổi?
– Thưa: 15 tuổi.
137. Hỏi: Saviô đã thể hiện nhiều phép lạ nên ngày 5 tháng 3 năm 1950, Đức Thánh Cha nào tuyên phong Á thánh cho Đaminh Saviô?
– Thưa: Đức Thánh Cha Piô XII.
138. Hỏi: Đaminh Saviô được tuyên phong hiển thánh vào ngày nào?
– Thưa: Ngày 12 tháng 6 năm 1954.
139. Hỏi: Đức Thánh Cha nào tuyên phong hiển thánh cho Đaminh Saviô?
– Thưa: Đức Thánh Cha Piô XII.
140. Hỏi: Một lần, khi đang giờ chơi, Thánh Don Bosco hỏi cậu “Nếu chỉ còn 1 giờ nữa con chết, thì con làm gì?” Cậu bé Saviô trả lời thế nào?
– Thưa: “Con vẫn tiếp tục chơi”.
141. Hỏi: Thánh Đaminh Saviô được Hội Thánh mừng kính vào ngày nào?
– Thưa: Ngày 6 tháng 5.
3. Chân Phước Carlo Acutis
142. Hỏi: Vị chân phước trẻ tuổi có lòng sâu sắc tôn kính Bí tích Thánh Thể là ai?
– Thưa: Chân Phước Carlo Acutis.
143. Hỏi: Chân Phước Carlo Acutis là người nước nào?
– Thưa: Nước Ý.
144. Hỏi: Song thân của Chân Phước Carlo Acutis là ai?
– Thưa: Ông Andrea Acutis và bà Antonia Salzano.
145. Hỏi: Chân Phước Carlo Acutis sinh ngày tháng năm nào?
– Thưa: Ngày 03 tháng 5 năm 1991.
146. Hỏi: Cuộc sống thường ngày của Chân Phước Carlo Acutis thế nào?
– Thưa: Luôn khao khát Chúa, lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày; tham dự Thánh Lễ hàng ngày; chăm sóc người vô gia cư mỗi đêm.
147. Hỏi: Chân Phước Carlo Acutis đã học máy tính để thiết kế các trang web nhằm điều gì?
– Thưa: Lan tỏa tình yêu của anh đối với Thánh Thể và Đức Maria cũng như nói về các thiên thần và bốn vấn đề sau hết của con người.
148. Hỏi: Chân Phước Carlo Acutis mất ngày tháng năm nào?
– Thưa: Ngày 12 tháng 10 năm 2006.
149. Hỏi: Mọi người biết đến Chân Phước Carlo Acutis nhiều nhất bởi ngài phổ biến điều gì?
– Thưa: Phổ biến Các Phép lạ Thánh Thể.
150. Hỏi: Carlo Acutis được phong chân phước dưới triều đại Đức Giáo Hoàng nào?
– Thưa: Đức Thánh Cha Phanxicô (10.10. 2020).
151. Hỏi: Câu nói nổi tiếng của chân phước Carlo Acutis về Thánh Thể là gì?
– Thưa: “Thánh Thể là xa lộ lên thiên đàng.”
152. Hỏi: Chân phước Carlo Acutis được Hội Thánh mừng kính ngày nào?
– Thưa: Ngày 12 tháng 10.
IV. LỄ SINH VỚI NĂM PHỤNG VỤ
153. Hỏi: Phụng Vụ là gì?
– Thưa: Là việc phụng thờ chính thức và công khai của Hội thánh (như Cử hành Thánh Lễ, các Bí Tích và Phụng Vụ Các Giờ Kinh).
154. Hỏi: Phụng Vụ gồm những việc gì?
– Thưa: Phụng Vụ gồm những việc Cử hành Thánh Lễ, các Bí Tích và Phụng Vụ Các Giờ Kinh.
155. Hỏi: Năm Phụng vụ là gì?
– Thưa: Là thời gian một năm, trong đó Hội Thánh mừng các biến cố trọng đại của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Các Thánh.
156. Hỏi: Năm Phụng vụ có mục đích gì?
– Thưa: Có mục đích giúp người tín hữu hiểu và sống các mầu nhiệm trong đạo cách thiết thực hơn.
157. Hỏi: Năm Phụng vụ được chia bao nhiêu mùa? Gồm những mùa nào?
– Thưa: Được chia làm năm mùa: Mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay, mùa Phục Sinh và mùa Thường Niên.
158. Hỏi: Tại sao Hội Thánh chia năm Phụng vụ thành các mùa?
– Thưa: Vì Hội Thánh muốn triển khai trọn vẹn Mầu Nhiệm Chúa Kitô qua chu kỳ một năm, từ Nhập Thể, Giáng Sinh đến Thăng Thiên, Hiện Xuống và ngày Chúa Kitô quang lâm.
159. Hỏi: Mùa Vọng có những đặc tính nào?
– Thưa: Có hai đặc tính:
– Một là thời gian chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng Sinh, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người.
– Hai là cơ hội để các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế.
160. Hỏi: Theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng nào là người thiết lập thực sự Mùa Vọng La Mã?
– Thưa: Đức Giáo Hoàng nào Grêgôriô Cả (qua đời năm 604)
161. Hỏi: Hội Thánh đặt lễ Giáng Sinh vào đúng ngày 25-12, ngày người ngoại giáo cử hành lễ mừng Ánh sáng để công bố điều gì?
– Thưa: Để công bố chính Đức Giêsu Kitô mới thực là Ánh sáng, là Mặt trời soi sáng thế gian.
162. Hỏi: Cây Giesê nhắc chúng ta nhớ tới điều gì?
– Thưa: Cây Giêsê nhắc chúng ta nhớ tới gia phả Đức Kitô (x. Mt 1,1…). Cây Giêsê là biểu tượng gia phả Chúa Giêsu, liên quan Kinh Thánh với lịch sử cứu độ, từ khai thiên lập địa tới Đức Kitô.
163. Hỏi: Vị thánh nào được xem như là Ông già Nôen?
– Thưa: Thánh Nicolas.
164. Hỏi: Nhân vật nào được Thánh Kinh nhắc đến nhiều trong Mùa Vọng như là người đi trước chuẩn bị cho Chúa đến?
– Thưa: Thánh Gioan Tẩy Giả, được Thiên Chúa sai đi trước dọn đường cho Chúa Giêsu.
165. Hỏi: Mùa Giáng Sinh có đặc tính nào?
– Thưa: Kính nhớ Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh và lần tỏ mình đầu tiên của Người.
166. Hỏi: “Emmanuen” có nghĩa là gì? (Mt 1,18-25)
– Thưa: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
167. Hỏi: Tên mà sứ thần Gáprien báo cho Đức Maria biết con trẻ sẽ sinh ra là gì?
– Thưa: Giêsu. (Lc 1,26-38)
168. Hỏi: “Giêsu” có nghĩa là gì? (Mt 1,18-25)
– Thưa: “Thiên Chúa cứu chuộc”.
169. Hỏi: Mẹ của Hài Nhi Giêsu là ai?
– Thưa: Bà Maria.
170. Cha của Hài Nhi Giêsu là ai?
– Thưa: Ông Giuse.
171. Hỏi: Theo truyền thống, ông bà ngoại của Chúa Giêsu là ai?
– Thưa: Ông Gioakim và bà Anna.
172. Hỏi: Vua Do thái thời Chúa Giêsu sinh ra là ai?
– Thưa: Vua Do thái thời Chúa Giêsu sinh ra là vua Hêrôđê Cả (Mt 2,1-12)
173. Hỏi: Các nhà chiêm tinh dâng cho Chúa Hài Nhi những gì?(Mt 2,1-12)
– Thưa: Các nhà chiêm tinh dâng cho Hài Nhi: Vàng, Nhũ Hương và Mộc Dược.
174. Hỏi: Hài Nhi Giêsu sinh ra tại đâu?
– Thưa: Hài Nhi Giêsu sinh ra tại Bêlem. (Mt 2,1-12)
175. Hỏi: Mùa Giáng Sinh kết thúc với lễ nào?
– Thưa: Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.
176. Hỏi: Mùa Chay là gì?
– Thưa: Mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô.
177. Hỏi: Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày?
– Thưa: Mùa Chay kéo dài 40 ngày.
178. Hỏi: Mùa Chay bắt đầu từ lễ gì?
– Thưa: Mùa Chay bắt đầu Thứ tư Lễ Tro.
179. Hỏi: Những phương thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa Chay là gì?
– Thưa: – Một là Cầu nguyện, sám hối.
– Hai là Ăn chay hãm mình.
– Ba là Làm các việc bác ái.
180. Hỏi: Phụng Vụ ngày thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu những gì?
– Thưa: – Một là Gợi lên cho tín hữu ý thức về thân phận thụ tạo tội lỗi của mình
– Hai là Nhắc nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro
– Ba là Gợi nhớ lại con người được cứu độ.
181. Hỏi: Tuần Thánh là gì?
– Thưa: Tuần lễ trung tâm của Năm Phụng vụ.
182. Hỏi: Trong Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những cuộc tưởng niệm nào?
– Thưa: – Một là Việc Chúa Giêsu chịu đau khổ,
– Hai là Việc Chúa Giêsu chết trên thập giá
– Ba là Việc Chúa Giêsu sống lại.
183. Hỏi: Nghi thức làm phép lá và rước lá nhắc nhở chúng ta điều gì?
– Thưa: – Một là Nêu cao vương quyền của Đức Kitô.
– Hai là Giúp chúng ta sống lại cảnh tượng Chúa Kitô khải hoàn tiến vào Giêrusalem.
– Ba là Chúa Giêsu muốn tỏ uy quyền và vinh quang của Người để chúng ta bền vững, tin tưởng và trung thành với Người.
184. Hỏi: Tam Nhật Thánh bắt đầu từ lễ gì?
– Thưa: Bắt đầu từ Thánh Lễ Tiệc ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, tiếp theo là Thứ Sáu Tuần Thánh, Thứ Bảy Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục sinh.
185. Hỏi: Hội Thánh cử hành Tam Nhật Vượt Qua với mục đích nào?
– Thưa: – Một là Cho tín hữu thấy trước và sống trước những thực tại của ngày cánh chung, ngày mà Chúa Kitô sẽ tập hợp tất cả chúng ta lại trong Nước của Cha Người.
– Hai là Để đón nhận những con cái mới được sinh ra trong ân sủng.
– Ba là Để giao hòa những hối nhân và canh tân đời sống những người đã được thanh tẩy.
186. Hỏi: Tam Nhật Vượt Qua có ý nghĩa gì đối với Kitô hữu?
– Thưa: – Một là Tín hữu được sống với Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly.
– Hai là Theo Chúa Giêsu lên Núi Sọ.
– Ba là Bước vào chốn an nghỉ của Chúa Giêsu và chiêm ngắm Người Phục Sinh vinh hiển.
187. Hỏi: Tại sao Tam Nhật Vượt Qua lại là trung tâm điểm của Phụng Vụ Kitô giáo?
– Thưa: – Một là Là trung tâm điểm của Phụng Vụ Kitô giáo, bởi vì tất cả nền Phụng Vụ của Hội Thánh đều phát xuất từ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô: khổ nạn, chịu chết và phục sinh.
– Hai là Chúa Phục Sinh là ngày lễ Mẹ của mọi Chúa Nhật trong năm.
– Ba là Thánh Lễ nào cũng đều tưởng niệm và tái diễn công cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô.
188. Hỏi: Phụng Vụ chiều thứ Năm Tuần Thánh, Hội Thánh tưởng niệm những biến cố gì liên quan đến Chúa Giêsu?
– Thưa: – Một là Tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu,
– Hai là Việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích truyền chức (x. Mt 26, 26-29),
– Ba là Nghi thức rửa chân, biểu tượng tình yêu phục vụ của Chúa Giêsu Kitô (x.Ga 13,1 -20).
189. Hỏi: Khi cử hành nghi thức rửa chân, Hội Thánh muốn nhắc chúng ta điều gì?
– Thưa: Noi gương Đức Kitô trong tinh thần phục vụ.
190. Hỏi: Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh kỷ niệm biến cố gì?
– Thưa: Tưởng niệm cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu trên thánh giá để cứu chuộc toàn thể nhân loại.
191. Hỏi: Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tưởng niệm Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết trên thánh giá, vì thế, các tín hữu có thái độ gì?
– Thưa: – Một là Hồi tâm.
– Hai là Thinh lặng ăn chay kiêng thịt để chia sẻ cuộc thương khó của Chúa
– Ba là Mở tâm hồn đón nhận ơn cứu rỗi.
192. Hỏi: Ngày lễ Phục Sinh là ngày lễ gì?
– Thưa: – Một là Ngày Chúa Giêsu sống lại.
– Hai là Ngày lễ quan trọng nhất trong Năm Phụng vụ.
– Ba là Ngày lễ Mẹ của mọi ngày Chúa Nhật.
193. Hỏi: Trên hình Thánh Giá ở cây nến Phục Sinh, Linh Mục ghim năm hạt hợp hương mang ý nghĩa gì?
– Thưa: Biểu tuợng của năm dấu đanh Chúa Giêsu.
194. Hỏi: Allêluia có nghĩa là gì?
– Thưa: Hãy ngợi khen Chúa.
195. Hỏi: Đêm Vọng phục sinh có những nghi thức gì?
– Thưa: – Một là Nghi thức làm phép lửa mới và rước Nến phục sinh, rồi hát bài công bố Tin Mừng Phục Sinh.
– Hai là Phần phụng vụ Lời Chúa, Cử hành các bí tích khai tâm Kitô giáo, và tuyên lại các lời hứa rửa tội, cũng gọi là phụng vụ Thánh Tẩy.
– Ba là Phụng vụ Thánh Thể.
196. Hỏi: Lửa là hình ảnh tượng trưng Chúa Kitô, Ánh Sáng thế gian. Khi thánh hóa lửa, Hội Thánh có ý gì?
– Thưa: Cầu xin cho lửa yêu mến hun đúc tâm hồn mọi tín hữu để họ luôn biết yêu mến những sự trên trời.
197. Hỏi: Chúa Nhật II Phục sinh Hội Thánh kính nhớ điều gì?
– Thưa: Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu”.
198. Hỏi: Chúa Nhật IV Phục sinh Hội Thánh dành cầu nguyện cho điều gì?
– Thưa: Cho ơn thiên triệu Linh mục – Tu sĩ.
199. Hỏi: Trong Mùa Phục Sinh đọc kinh gì thay cho kinh Truyền tin?
– Thưa: Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.
200. Hỏi: Mùa Phục sinh kết thúc với lễ gì?
– Thưa: Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
201. Hỏi: Mùa Thường Niên gồm bao nhiêu tuần lễ?
– Thưa: 34 tuần lễ.
202. Hỏi: Mùa Thường Niên kết thúc với lễ gì?
– Thưa: Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ.
203. Hỏi: Mùa Thường Niên, Giáo Hội mừng kính điều gì?
– Thưa: Mùa Thường Niên, Giáo Hội không cử hành mầu nhiệm đặc biệt nào của Chúa Kitô, nhưng tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Kitô trong sự sung mãn của Người.
204. Hỏi: Trong Phụng vụ sử dụng màu trắng, xanh lá cây, đỏ và tím. Màu trắng tượng trưng cho điều gì?
– Thưa: Tượng trưng cho niềm vui, sự chiến thắng, và sự thuần khiết có được từ đức tin.
205. Hỏi: Màu trắng được dùng trong mùa nào?
– Thưa: Mùa Giáng Sinh, mùa Phục Sinh.
206. Hỏi: Trong Phụng vụ sử dụng màu trắng, xanh lá cây, đỏ và tím. Màu xanh lá cây biểu tượng cho điều gì?
– Thưa: Biểu tượng của hy vọng, sự sống, và sự phát triển.
207. Hỏi: Màu xanh lá cây được dùng trong mùa nào?
– Thưa: Mùa Thường Niên.
208. Hỏi: Trong Phụng vụ sử dụng màu trắng, xanh lá cây, đỏ và tím. Màu đỏ tượng trưng cho điều gì?
– Thưa: Tượng trưng máu và lửa.
209. Hỏi: Màu đỏ được dùng trong những lễ nào?
– Thưa: Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Sáu Tuần Thánh, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, trong các cử hành Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, lễ kính các Thánh Tông Đồ, các Thánh Sử và các Thánh Tử Đạo.
210. Hỏi: Trong Phụng vụ sử dụng màu trắng, xanh lá cây, đỏ và tím. Màu tím liên quan tới điều gì?
– Thưa: Liên quan tới sự ăn năn, thống hối, và chờ đợi.
211. Hỏi: Màu tím được dùng trong những dịp nào nào?
– Thưa: Mùa Vọng và Mùa Chay, khi cử hành lễ an táng và lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.
V. LỄ SINH VỚI THÁNH KINH
212. Hỏi: Kinh Thánh là sách ghi lại Lời của ai nói với con người?
– Thưa: Lời của Thiên Chúa.
213. Hỏi: Kinh Thánh được viết ra dưới sự linh hứng của ai?
– Thưa: Dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.
214. Hỏi: Ai đã trao cho Hội Thánh nhiệm vụ gìn giữ và giải thích Lời Chúa?
– Thưa: Chúa Kitô.
215. Hỏi: Chúa Kitô đã trao cho Hội Thánh nhiệm vụ gìn giữ và giải thích điều gì?
– Thưa: Lời Chúa.
216. Hỏi: Sách gì là sách ghi lại Lời Thiên Chúa nói với con người?
– Thưa: Kinh Thánh.
217. Hỏi: Để hiểu đúng Kinh Thánh, chúng ta phải xin ai soi sáng?
– Thưa: Xin Chúa Thánh Thần soi sáng.
218. Hỏi: Để hiểu đúng Kinh Thánh, chúng ta phải xin Chúa Thánh Thần soi sáng và vâng theo lời chỉ dạy của ai?
– Thưa: Của Hội Thánh.
219. Hỏi: Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước gồm có bao nhiêu cuốn?
– Thưa: 73 cuốn.
220. Hỏi: Kinh Thánh Cựu Ước có bao nhiêu cuốn?
– Thưa: 46 cuốn.
221. Hỏi: Cựu Ước được chia làm 4 phần. Gồm những phần nào?
– Thưa: Ngũ Thư, Các sách Lịch Sử, Các sách Giáo Huấn và Các sách Ngôn Sứ.
222. Hỏi: Ngũ Thư gồm những tác phẩm nào?
– Thưa: Sách Sáng thế, Xuất hành, Lê vi, Dân số và Đệ nhị luật.
223. Hỏi: Các sách Lịch Sử gồm có bao nhiêu cuốn?
– Thưa: 16 cuốn.
224. Hỏi: Các sách Lịch Sử gồm những tác phẩm nào?
– Thưa: Sách Giosuê, Thủ lãnh, Rút, 1 & 2 Samuen, 1 & 2 Vua,1 & 2 Sử biên niên, Étra, Nơkhemia, Tôbia, Giuđitha, Étte, 1 & 2 Macabê.
225. Hỏi: Các sách Lịch Sử nào có nhân vật chính là phụ nữ?
– Thưa: Sách Rút, Giuđitha và Étte.
226. Hỏi: Các sách Giáo Huấn gồm có bao nhiêu cuốn?
– Thưa: 7 cuốn.
227. Hỏi: Các sách Giáo Huấn gồm những tác phẩm nào?
– Thưa: Sách Gióp, Thánh vịnh, Châm ngôn, Giảng viên, Diễm ca, Khôn ngoan và Huấn ca.
228. Hỏi: Các sách Ngôn Sứ gồm có bao nhiêu cuốn?
– Thưa: 18 cuốn.
229. Hỏi: Các sách Ngôn Sứ gồm những tác phẩm nào?
– Thưa: Ngôn sứ Isaia, Giêrêmia, Edêkien, Đanien, sách Ai ca, sách Barúc, ngôn sứ Hôsê, Giôen, Amốt, Ôvađia, Giôna, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Xôphônia, Dacaria, Khácgai và Malakia.
230. Hỏi: Bốn Ngôn sứ lớn là những ngôn sứ nào?
– Thưa: Ngôn sứ Isaia, Giêrêmia, Êdêkien và Đanien.
231. Hỏi: Sách Lêvi thuộc phần nào?
– Thưa: Ngũ Thư.
232. Hỏi: Sách Étte thuộc phần nào?
– Thưa: Lịch sử.
233. Hỏi: Sách Gióp thuộc phần nào?
– Thưa: Giáo huấn.
234. Hỏi: Sách Hôsê thuộc phần nào?
– Thưa: Ngôn sứ.
235. Hỏi: Kinh Thánh Tân Ước có bao nhiêu cuốn?
– Thưa: Có 27 cuốn.
236. Hỏi: Kinh Thánh Tân Ước có bao nhiêu cuốn Tin mừng?
– Thưa: Có 4 Tin mừng.
237. Hỏi: Tin mừng gồm có những tác phẩm nào?
– Thưa: Tin mừng thánh Mátthêu, Tin mừng thánh Máccô, Tin mừng thánh Lucca và Tin mừng thánh Gioan.
238. Hỏi: Tác phẩm về đời sống Hội Thánh sơ khai có tên là gì?
– Thưa: Sách Công vụ Tông đồ.
239. Hỏi: Ai là tác giả sách Công vụ Tông đồ?
– Thưa: Thánh Luca.
240. Hỏi: Trừ thư Do thái, thánh Phaolô có bao nhiêu thư?
– Thưa: Có 13 thư.
241. Hỏi: 13 thư của thánh Phaolô gồm những thư nào?
– Thưa: Rôma, 1 & 2 Côrintô, Galát, Êphêxô, Philípphê, Côlôxê, 1&2 Thêxalônica, 1 &2 Timôthê, Titô, Philêmôn.
242. Hỏi: Những tác giả thư Công giáo là ai?
– Thưa: Thánh Giacôbê, thánh Phêrô, thánh Gioan và thánh Giuđa.
243. Hỏi: Thư Công giáo gồm có bao nhiêu thư?
– Thưa: Có 7 thư.
244. Hỏi: 7 thư Công giáo gồm những thư nào?
– Thưa: Thư Giacôbê, thư 1 & 2 Phêrô, thư 1 & 2 & 3 Gioan và thư Giuđa.
245. Hỏi: Tác giả sách Khải Huyền là ai?
– Thưa: Thánh Gioan.
246. Hỏi: Thánh Kinh gồm 2 phần: Cựu Ước và Tân Ước. Thánh Luca là tác giả của phần Thánh Kinh nào?
– Thưa: Thánh Kinh Tân Ước.
247. Hỏi: Sách được xếp đầu tiên của bộ Thánh Kinh Cựu và Tân Ước là sách gì?
– Thưa: Sách Sáng thế.
248. Hỏi: Sách được xếp cuối cùng của bộ Thánh Kinh Cựu và Tân Ước là sách gì?
– Thưa: Sách Khải Huyền.
249. Hỏi: Sách được xếp cuối cùng của bộ Thánh Kinh Cựu Ước là sách gì?
– Thưa: Sách ngôn sứ Malakia.
250. Hỏi: Nội dung chính của Cựu Ước là gì?
– Thưa: Những mạc khải về Thiên Chúa, những giáo huấn về đời sống con người, những kho tàng kinh nguyện và những lời tiên báo về Đấng Cứu Thế.
251. Hỏi: Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những lời tiên báo về ai?
– Thưa: Về Đấng Cứu Thế.
252. Hỏi: Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những mạc khải về ai?
– Thưa: Mạc khải về Thiên Chúa.
253. Hỏi: Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những giáo huấn về điều gì?
– Thưa: Về đời sống con người.
254. Hỏi: Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những kho tàng gì?
– Thưa: Kho tàng kinh nguyện.
255. Hỏi: Nội dung chính của Tân Ước là gì?
– Thưa: Cuộc đời Chúa Giêsu, các giáo huấn của Ngài và đời sống Hội Thánh thời sơ khai.
256. Hỏi: Nội dung chính của Tân Ước là cuộc đời của ai?
– Thưa: Cuộc đời của Chúa Giêsu.
257. Hỏi: Ai là trung tâm của toàn bộ Kinh Thánh?
– Thưa: Chúa Giêsu Kitô.
258. Hỏi: Sách gì nuôi dưỡng và hướng dẫn toàn thể đời sống chúng ta?
– Thưa: Sách Kinh Thánh.
259. Hỏi: Kinh Thánh mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
– Thưa: Nuôi dưỡng và hướng dẫn toàn thể đời sống chúng ta.
VI. LỄ SINH VỚI CÁC ĐIỀU RĂN
A. Kinh Mười Điều Răn
260. Hỏi: Điều Răn Thứ Nhất dạy chúng ta những gì?
– Thưa: Tin kính, trông cậy, yêu mến Thiên Chúa và thờ phượng một mình Thiên Chúa.
261. Hỏi: Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa thế nào?
– Thưa: Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự.
262. Hỏi: Nghịch với Điều Răn Thứ Nhất là chối bỏ ai?
– Thưa: Chối bỏ Thiên Chúa.
263. Hỏi: Nghịch với Điều Răn Thứ Nhất là cố tình thử thách ai?
– Thưa: Thử thách Thiên Chúa
264. Hỏi: Tội nghịch với Điều Răn Thứ Nhất là những tội nào?
– Thưa: Thờ các loại thụ tạo; mê tín dị đoan, bói toán và ma thuật; cố tình thử thách Thiên Chúa; phạm sự thánh; buôn thần bán thánh, chối bỏ Thiên Chúa; cho rằng con người không biết gì về Thiên Chúa.
265. Hỏi: Điều Răn Thứ Hai dạy chúng ta tôn kính Danh của ai?
– Thưa: Danh của Thiên Chúa.
266. Hỏi: Tội nghịch Điều Răn Thứ Hai là là xúc phạm đến Thiên Chúa và ai?
– Thưa: Hội Thánh.
267. Hỏi: Tội nghịch Điều Răn Thứ Hai là sử dụng Danh Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh cách thế nào?
– Thưa: Cách bất xứng.
268. Hỏi: Tội nghịch Điều Răn Thứ Hai là là lấy Danh Thiên Chúa làm chứng cho một điều gì?
– Thưa: Một điều gian dối.
269. Hỏi: Tội nghịch Điều Răn Thứ Hai là không giữ những điều gì nhân danh Thiên Chúa?
– Thưa: Những thề hứa.
270. Hỏi: Điều Răn Thứ Ba dạy chúng ta thánh hóa ngày nào?
– Thưa: Ngày Chúa nhật.
271. Hỏi: Điều Răn thứ ba dạy chúng ta cử hành ngày lễ ngày Chúa Nhật thế nào?
–Thưa: Cử hành ngày lễ ngày Chúa Nhật bằng việc tham dự Thánh Lễ, kiêng việc xác và làm các việc đạo đức, bác ái.
272. Hỏi: Ai đã dự Thánh Lễ Chúa Nhật là đã làm gì?
–Thưa: Chu toàn nghĩa vụ cao cả nhất trong tuần để tôn vinh Thiên Chúa.
273. Hỏi: Ai tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật là đã chu toàn nghĩa vụ cao cả nhất trong tuần để tôn vinh Thiên Chúa, họ nhận được những gì?
–Thưa: Tràn đầy ân sủng và niềm vui chan hòa.
274. Hỏi: Bỏ Thánh Lễ ngày Chúa Nhật khi không có lý do chính đáng là lỗi bổn phận quan trọng đối với Thiên Chúa. Đó là tội nặng hay tội nhẹ?
–Thưa: Tội nặng.
275. Hỏi: Khi có lý do chính đáng không thể tham dự Thánh Lễ Chúa nhật được, chúng ta cần bù lại bằng cách nào để thánh hóa ngày ấy?
– Thưa: Cần cầu nguyện và làm việc bác ái tông đồ.
276. Hỏi: Kiêng việc xác ngày Chúa Nhật và ngày lễ buộc có ý nghĩa gì?
–Thưa: Tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa về ngày lễ nghỉ, mừng kỷ niệm việc Chúa Giêsu sống lại vào ngày đầu tuần, để có thời gian chu toàn nghĩa vụ thờ phượng Chúa và làm việc bác ái…
277. Hỏi: Khi có lý do chính đáng, chúng ta có thể hoạt động ngày Chúa Nhật và ngày lễ buộc, trừ những lễ nào?
–Thưa: Lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh và lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
278. Hỏi: Điều Răn Thứ Tư dạy chúng ta phải thảo kính ai?
– Thưa: Thảo kính cha mẹ.
279. Hỏi: Để tỏ lòng thảo kính cha mẹ, chúng ta cần phải làm gì?
– Thưa: Tôn kính, biết ơn và vâng lời cha mẹ trong những điều chính đáng.
280. Hỏi: Để tỏ lòng hiếu thảo, khi cha mẹ còn sống, chúng ta phải làm gì?
– Thưa: Lo cho cha mẹ về phần xác cũng như phần hồn.
281. Hỏi: Để tỏ lòng hiếu thảo, khi cha mẹ qua đời, chúng ta cần làm những gì?
– Thưa: Lo việc an táng, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ.
282. Hỏi: Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì đối với nhau?
– Thưa: Phải biết kính trên nhường dưới, yêu thương giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau.
283. Hỏi: Điều Răn nào dạy chúng ta tôn trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên?
– Thưa: Điều Răn Thứ Năm.
284. Hỏi: Tôn trọng sự sống tự nhiên là thế nào?
– Thưa: Gìn giữ sức khỏe, giữ vệ sinh chung, bảo vệ sự sống con người, không làm hại mạng sống của mình hay của người khác.
285. Hỏi: Tôn trọng sự sống siêu nhiên là thế nào?
– Thưa: Quan tâm đến lợi ích của linh hồn mình và người khác, quyết tâm xa lánh tội lỗi, chăm lo cầu nguyện và luyện tập nhân đức.
286. Hỏi: Ai là chủ và có quyền trên sự sống?
– Thưa: Thiên Chúa.
287. Hỏi: Phá hoại hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình hay của người khác là tội nghịch với Điều Răn nào?
– Thưa: Điều Răn Thứ Năm.
288. Hỏi: Làm gương xấu lôi kéo người khác phạm tội là tội nghịch với Điều Răn nào?
– Thưa: Điều Răn Thứ Năm.
289. Hỏi: Sống khiết tịnh theo bậc sống của mình là lời dạy của Điều Răn nào?
– Thưa: Điều Răn Thứ sáu.
290. Hỏi: Để sống đức khiết tịnh chúng ta cần phải làm gì?
– Thưa: Năng cầu nguyện, xưng tội và rước lễ; suy nghĩ lành mạnh và sống tiết độ; siêng năng làm việc và tránh ăn uống say sưa quá độ; không giao thiệp và kết bạn với kẻ xấu.
291. Hỏi: Điều Răn Thứ Bảy dạy chúng ta sống thế nào?
– Thưa: Sống công bằng.
292. Hỏi: Điều Răn Thứ Bảy dạy chúng ta sống công bằng thế nào?
– Thưa: Tôn trọng của cải của người khác, sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ của cải với mọi người.
293. Hỏi: Tôn trọng của cải của người khác là thế nào?
– Thưa: Là không được lấy, không làm hư hại hoặc giữ của người khác cách bất công.
294. Hỏi: Trộm cướp là tội nghịch với Điều Răn nào?
– Thưa: Điều Răn Thứ Bảy.
295. Hỏi: Tội lấy của người khác cách bất công là những tội nào?
– Thưa: Trộm cắp, gian lận, cho vay ăn lời quá đáng, hối lộ hoặc lấy của chung, đầu cơ tích trữ, bắt chẹt người tiêu dùng.
296. Hỏi: Tội giữ của người khác cách bất công là những tội nào?
– Thưa: Không trả nợ, không hoàn lại của lượm được, trả tiền công không công bằng, trốn thuế và chứa chấp của gian.
297. Hỏi: Điều Răn Thứ Tám dạy chúng ta những gì?
– Thưa: Sống thành thật, làm chứng cho sự thật và tôn trọng danh dự mọi người.
298. Hỏi: Tội nghịch với Điều Răn Thứ Tám là tán đồng với điều gì?
– Thưa: Tán đồng với điều xấu.
299. Hỏi: Chúng ta phải tôn trọng danh dự người khác thế nào?
– Thưa: Phải luôn nghĩ tốt, nói tốt về người khác; không xét đoán, nói xấu, vu khống và dèm pha người khác.
300. Hỏi: Nghịch với Điều Răn Thứ Tám là những tội nào?
– Thưa: Làm chứng gian hoặc bội thề; nói dối, vu khống, cáo gian; nói hành, nói xấu; tán đồng với điều xấu; không dám làm chứng cho sự thật.
301. Hỏi: Điều Răn Thứ Chín dạy chúng ta sống thế nào để tâm hồn được luôn trong sáng?
– Thưa: Dạy chúng ta sống trong sạch trong suy nghĩ, lời nói và việc làm.
302. Hỏi: Để tâm hồn được luôn trong sáng, chúng ta năng đọc gì để nuôi dưỡng tâm hồn?
– Thưa: Năng đọc Lời Chúa cùng sách báo lành mạnh.
303. Hỏi: Để tâm hồn được luôn trong sáng, chúng ta năng làm gì?
– Thưa: Năng cầu nguyện, xét mình, xưng tội và rước lễ.
304. Hỏi: Điều Răn Thứ Mười dạy chúng ra những gì?
– Thưa: Giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, không ham muốn của người khác và không ghen tỵ với người khác.
305. Hỏi: Để giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, chúng ta cần tập sống thế nào?
– Thưa: Sống tinh thần nghèo khó, biết hy sinh từ bỏ và dành ưu tiên cho việc tìm kiếm Nước Trời.
B. Năm Điều Răn Hội Thánh
306. Hỏi: Hội Thánh có mấy điều răn?
– Thưa: Hội Thánh có Năm Điều Răn.
307. Hỏi: Điều Răn Thứ Nhất của Hội Thánh dạy chúng ta làm gì ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc?
– Thưa: Dự lễ và kiêng việc xác.
308. Hỏi: Điều Răn Thứ Hai của Hội Thánh dạy chúng ta phải làm gì trong một năm ít là một lần?
– Thưa: Xưng tội.
309. Hỏi: Điều Răn Thứ Ba của Hội Thánh dạy chúng ta phải làm gì trong mùa Phục Sinh?
– Thưa: Rước lễ.
310. Hỏi: Điều Răn Thứ Bốn Hội Thánh dạy chúng ta điều gì?
– Thưa: Giữ chay và kiêng thịt trong những ngày Hội Thánh buộc.
311. Hỏi: Điều Răn Thứ Bốn Hội Thánh dạy chúng ta giữ chay và làm gì trong những ngày Hội Thánh buộc?
– Thưa: Kiêng thịt.
312. Hỏi: Hội Thánh buộc chúng ta phải giữ chay những ngày nào?
– Thưa: Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh.
313. Hỏi: Hội Thánh buộc chúng ta phải kiêng thịt những ngày nào?
– Thưa: Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh.
314. Hỏi: Người tín hữu buộc phải kiêng thịt từ khi nào?
– Thưa: Từ khi trọn 14 tuổi cho đến hết đời.
315. Hỏi: Người tín hữu buộc phải ăn chay từ khi nào?
– Thưa: Từ khi trọn 18 tuổi cho đến 59 tuổi trọn.
316. Hỏi: Người tín hữu ăn chay thế nào?
– Thưa: Trong ngày chỉ được ăn một bữa no, 2 bữa còn lại ăn ít hơn. Thời gian còn lại trong ngày không được ăn vặt và chỉ được uống nước lã hoặc trà (trừ thuốc chữa bệnh …)
317. Hỏi: Điều Răn Thứ Năm của Hội Thánh dạy chúng ta đóng góp cho các nhu cầu gì của Hội Thánh theo khả năng của mình?
– Thưa: Vật chất.
318. Hỏi: Tham dự Thánh Lễ ngày Chúa nhật là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?
– Thưa: Điều Răn Thứ Nhất của Hội Thánh.
319. Hỏi: Kiêng việc xác ngày Chúa nhật là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?
– Thưa: Điều Răn Thứ Nhất.
320. Hỏi: Kiêng thịt trong những ngày Hội Thánh buộc là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?
– Thưa: Điều Răn Thứ Tư.
321. Hỏi: Đóng góp cho các nhu cầu vật chất của Hội Thánh là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?
– Thưa: Điều Răn Thứ Năm.
322. Hỏi: Theo Giáo luật số 1246,1: Ngoài ngày Chúa nhật, những ngày lễ buộc là những lễ nào?
– Thưa: Gồm 4 lễ kính mầu nhiệm Chúa Kitô; 3 lễ kính Đức Maria và 3 lễ dành cho các Thánh.
323. Hỏi: Bốn lễ buộc kính mầu nhiệm của Chúa Kitô là những lễ nào?
– Thưa: Lễ Sinh Nhật Đức Giêsu Kitô, lễ Hiển Linh, lễ Thăng Thiên, lễ Mình và Máu Rất Thánh Đức Kitô.
324. Hỏi: Ba lễ buộc kính Đức Maria là những lễ nào?
– Thưa: Lễ Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
325. Hỏi: Ba lễ buộc dành cho các thánh là những lễ nào? Em hãy kể ra.
– Thưa: Lễ Thánh Giuse, lễ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, lễ Các Thánh.
326. Hỏi: Ở Việt Nam, các Đức Giám Mục, theo Điều 1246 § 2, xin các đặc ân vẫn có đối với các lễ buộc. Tại Giáo tỉnh Hà Nội, ngoài các ngày Chúa Nhật, chỉ buộc giữ “Tứ Quý”, tức là 4 ngày lễ trọng là những lễ nào?
– Thưa: Lễ Giáng Sinh, lễ Chúa Thăng Thiên, lễ Đức Mẹ Lên Trời và lễ Các Thánh Nam Nữ.
327. Hỏi: Ở Việt Nam, các Đức Giám Mục, theo Điều 1246 § 2, xin các đặc ân vẫn có đối với các lễ buộc. Tại các Giáo tỉnh Huế và Giáo tỉnh Sài gòn, ngoài các ngày Chúa nhật, chỉ buộc giữ lễ gì?
– Thưa: Lễ Chúa Giáng Sinh.
328. Hỏi: Các tín hữu đã được rửa tôi buộc phải tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật và những ngày lễ buộc khi đã sử dụng trí khôn và đã bao nhiêu tuổi trọn? (GL 11)
– Thưa: 7 tuổi trọn.
329. Hỏi: “Người nào tham dự Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Công giáo trong chính ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ”. (Gl 1248,1). Đúng hay sai?
– Thưa: Đúng.
330. Hỏi: Người tín hữu có thể tham dự bất cứ Thánh Lễ nào chiều ngày áp lễ, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ (như lễ cưới, lễ an táng, lễ giỗ, lễ tạ ơn) miễn là được cử hành theo nghi thức Công giáo. Đúng hay sai?
– Thưa: Đúng.
331. Hỏi: Những trường hợp nào người tín hữu có thể được miễn chuẩn tham dự Thánh Lễ?
– Thưa: Người bệnh, người chăm sóc cho bệnh nhân, người ở xa nhà thờ, người bị ngăn trở do nghề nghiệp…
C. Tám Mối Phúc
332. Hỏi: Con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực được Chúa Giêsu dạy là gì?
– Thưa: Tám Mối Phúc.
333. Hỏi: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì điều gì là của họ?
– Thưa: Nước Trời.
334. Hỏi: Phúc thay ai thế nào, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp?
– Thưa: Hiền lành.
335. Hỏi: Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được gì?
– Thưa: Được Thiên Chúa ủi an.
336. Hỏi: Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được gì?
– Thưa: Được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
337. Hỏi: Phúc thay ai thương xót người, vì họ sẽ được gì?
– Thưa: Được Thiên Chúa xót thương.
338. Hỏi: Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được gì?
– Thưa: Được nhìn thấy Thiên Chúa.
339. Hỏi: Phúc thay ai xây dựng điều gì, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa?
– Thưa: Xây dựng hòa bình.
340. Hỏi: Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì điều gì là của họ?
– Thưa: Nước Trời là của họ.
341. Hỏi: Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Đây là mối phúc thứ mấy?
– Thưa: Mối phúc thứ bảy.
342. Hỏi: Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Đây là mối phúc thứ mấy?
– Thưa: Mối phúc thứ tám.
343. Hỏi: Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Đây là mối phúc thứ mấy?
– Thưa: Mối phúc thứ sáu.
344. Hỏi: Phúc thay ai thương xót người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Đây là mối phúc thứ mấy?
– Thưa: Mối phúc thứ bốn.
345. Hỏi: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Đây là mối phúc thứ mấy?
– Thưa: Mối phúc thứ nhất.
VII. LỄ SINH VỚI KINH MÂN CÔI
346. Hỏi: Kinh gì tóm tắt toàn bộ Tin mừng?
– Thưa: Kinh Mân Côi.
347. Hỏi: Chúng ta hợp với ai mà chiêm ngắm và ca ngợi tình yêu Thiên Chúa qua việc lần hạt Mân Côi?
– Thưa: Với Mẹ Maria.
348. Hỏi: Chúng ta nên cầu xin với Mẹ Maria và các thánh vì các ngài hằng làm gì cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa?
– Thưa: Chuyển cầu.
349. Hỏi: Kinh Mân Côi gồm có những mầu nhiệm nào?
– Thưa: Năm Sự Vui, Năm Sự Sáng, Năm Sự Thương và Năm Sự Mừng.
Năm Sự Vui
350. Hỏi: Năm Sự Vui có những ngắm nào?
– Thưa: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai; Đức Bà đi viếng bà thánh Isave; Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá; Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh và Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.
351. Hỏi: Ngắm thứ nhất Năm Sự Vui là gì?
– Thưa: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
352. Hỏi: Ngắm thứ hai Năm Sự Vui là gì?
– Thưa: Đức Bà đi viếng bà thánh Isave.
353. Hỏi: Ngắm thứ ba Năm Sự Vui là gì?
– Thưa: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá.
354. Hỏi: Ngắm thứ tư Năm Sự Vui là gì?
– Thưa: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.
355. Hỏi: Ngắm thứ năm Năm Sự Vui là gì?
– Thưa: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.
356. Hỏi: Khi ngắm “Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được ở khiêm nhường.
357. Hỏi: Khi ngắm “Đức Bà đi viếng bà thánh Isave”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được lòng yêu người.
358. Hỏi: Khi ngắm “Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được lòng khó khăn.
359. Hỏi: Khi ngắm “Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được vâng lời chịu lụy.
360. Hỏi: Khi ngắm “Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
Năm Sự Sáng
361. Hỏi: Năm Sự Sáng có những ngắm nào?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan; Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana; Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối; Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi và Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
362. Hỏi: Năm Sự Sáng do ai thêm vào?
– Thưa: Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
363. Hỏi: Ngắm thứ nhất Năm Sự Sáng là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan.
364. Hỏi: Ngắm thứ hai Năm Sự Sáng là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
365. Hỏi: Ngắm thứ ba Năm Sự Sáng là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.
366. Hỏi: Ngắm thứ tư Năm Sự Sáng là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi.
367. Hỏi: Ngắm thứ năm Năm Sự Sáng là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
368. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được sống xứng đáng là con cái Chúa.
369. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được vững tin vào quyền năng của Ngài.
370. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
371. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
372. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
Năm Sự Thương
373. Hỏi: Năm Sự Thương có những ngắm nào?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu; Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn; Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai; Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá; Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
374. Hỏi: Ngắm thứ nhất Năm Sự Thương là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.
375. Hỏi: Ngắm thứ hai Năm Sự Thương là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.
376. Hỏi: Ngắm thứ ba Năm Sự Thương là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai.
377. Hỏi: Ngắm thứ tư Năm Sự Thương là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá.
378. Hỏi: Ngắm thứ năm Năm Sự Thương là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
379. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được ăn năn tội nên.
380. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được hãm mình chịu khó bằng lòng.
381. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
382. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được vác thánh giá theo chân Chúa.
383. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
Năm Sự Mừng
384. Hỏi: Năm Sự Mừng có những ngắm nào?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu sống lại; Đức Chúa Giêsu lên trời; Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống; Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời và Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.
385. Hỏi: Ngắm thứ nhất Năm Sự Mừng là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu sống lại.
386. Hỏi: Ngắm thứ hai Năm Sự Mừng là gì?
– Thưa: Đức Chúa Giêsu lên trời.
387. Hỏi: Ngắm thứ ba Năm Sự Mừng là gì?
– Thưa: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
388. Hỏi: Ngắm thứ tư Năm Sự Mừng là gì?
– Thưa: Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời.
389. Hỏi: Ngắm thứ năm Năm Sự Mừng là gì?
– Thưa: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.
390. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu sống lại”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được sống lại thật về phần linh hồn.
391. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu lên trời”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được ái mộ những sự trên trời.
392. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống”, thì chúng ta xin cho được gì?
– Thưa: Được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
393. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời”, thì chúng ta xin điều gì?
– Thưa: Ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
394. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời”, thì chúng ta xin điều gì?
– Thưa: Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên đàng
395. Hỏi: “Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh” thuộc Năm Sự gì?
– Thưa: Năm Sự Vui.
396. Hỏi: “Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá” thuộc Năm Sự gì?
– Thưa: Năm Sự Vui.
397. Hỏi: “Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana” thuộc Năm Sự gì?
– Thưa: Năm Sự Sáng.
398. Hỏi: “Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể” thuộc Năm Sự gì?
– Thưa: Năm Sự Sáng.
399. Hỏi: “Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu” thuộc Năm Sự gì?
– Thưa: Năm Sự Thương.
400. Hỏi: “Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai” thuộc Năm Sự gì?
– Thưa: Năm Sự Thương.
401. Hỏi: “Đức Chúa Giêsu lên trời” thuộc Năm Sự gì?
– Thưa: Năm Sự Mừng.
402. Hỏi: “Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời” thuộc Năm Sự gì?
– Thưa: Năm Sự Mừng.
402 CÂU LỄ SINH HỌC HỎI
HỎI THƯA & TRẮC NGHIỆM
402 CÂU TRẮC NGHIỆM
I. LỄ SINH
01. Người giúp lễ (lễ sinh) là ai?
a. Người phục vụ bàn thờ,
b. Giúp chủ tế,
c. Giúp thầy phó tế.
d. Cả a, b và c đúng.
02. Người giúp lễ (lễ sinh) góp phần vào buổi phụng vụ như thế nào?
a. Tạo nên bầu khí tôn nghiêm
b. Giúp cho cộng đoàn cầu nguyện để tôn vinh Thiên Chúa.
c. Giúp cho buổi phụng vụ thêm phần long trọng.
d. Chỉ a và b đúng.
03. Việc phục vụ Bàn Thờ phát xuất từ ơn gọi của Bí tích nào?
a. Bí tích Thánh Tẩy.
b. Bí tích Thêm Sức.
c. Bí tích Thánh Thể.
d. Bí tích Truyền Chức Thánh.
04. Việc phục vụ bàn thờ đem lại ích lợi gì cho các lễ sinh?
a. Được gần gũi với Chúa,
b. Được gần gũi các cử hành thánh,
c. Giúp các lễ sinh tăng trưởng đức tin và lòng yêu mến Chúa.
d. Cả a, b và c đúng.
05. Việc giúp lễ có giúp ích gì cho ơn gọi linh mục không?
a. Giúp lễ sinh được ở gần Chúa hơn.
b. Giúp lễ sinh được các linh mục dạy dỗ nhiều hơn.
c. Giúp lễ sinh ăn uống ngon hơn.
d. Chỉ a và b đúng.
06. Cậu bé nào trong Cựu Ước là mẫu gương cho các lễ sinh? (x. 1 Sm 3,3-19).
a. Cậu bé Đavít.
b. Cậu bé Giôsuê.
c. Cậu bé Samuen.
d. Cậu bé Môsê.
07. Cậu bé Samuen phục vụ Đền thờ dưới thời thượng tế nào?
a. Thượng tế Philatô.
b. Thượng tế Hêli.
c. Thượng tế Quiriniô.
d. Thượng tế Phêlích.
08. Lễ sinh cầni học những gì?
a. Lễ sinh phải học hỏi giáo lý đầy đủ,
b. Phải sống đức tin mạnh mẽ
c. Phải tập kỹ lưỡng các nghi thức phụng vụ, đồng thời tập sống chung với các bạn lễ sinh khác.
d. Cả a, b và c đúng.
09. Áo trắng dài của lễ sinh nói lên điều gì?
a. Nhắc em nhớ đến chiếc áo ngày chịu phép rửa tội,
b. Nhắc em phải giữ tâm hồn sạch tội để xứng đáng phục vụ bàn thờ.
c. Nhắc em nhớ mình giỏi hơn các bạn.
d. Chỉ a và b đúng.
10. Tinh thần phục vụ của lễ sinh phải hướng tới lợi ích thiêng liêng của cộng đoàn và chính mình bằng điều gì?
a. Đời sống đạo đức,
b. Sự khiêm tốn.
c. Sẵn sàng.
d. Cả a, b và c đúng.
11. Tại sao lễ sinh cần phải tập các nghi thức?
a. Giúp lễ sinh nắm vững phần công việc của mình,
b. Giúp lễ sinh loại bỏ những căng thẳng và lo lắng trong buổi lễ,
c. Giúp cho tâm trí lễ sinh được thanh thản mà cầu nguyện và giúp cộng đoàn phụng vụ thêm sốt sắng.
d. Cả a, b và c đúng.
12. Lễ sinh phải đi đứng thế nào?
a. Đi trong tư thế nghiêm trang,
b. Đi ngang hàng với người bên cạnh và bước thẳng theo người đi trước,
c. Không quay ngang quay ngửa.
d. Cả a, b và c đúng.
13. Lễ sinh phải ngồi thế nào?
a. Lễ sinh luôn chờ vị chủ tế ngồi trước rồi hãy ngồi.
b. Cần ngồi thẳng lưng.
c. Ngồi hai tay đặt trên hai đầu gối.
d. Cả a, b và c đúng.
14. Thông thường, tư thế thế đôi tay của lễ sinh thế nào?
a. Chắp tay khi đứng và quỳ.
b. Khi làm công việc với một tay, thì tay kia để trước ngực.
c. Khi ngồi hai tay để trên đầu gối.
d. Cả a, b và c đúng.
15. Chúng ta phải cúi mình (cúi sâu, gập cả phần thân) khi tỏ lòng cung kính trước bàn thờ hay Thánh Thể như khi nào?
a. Khi làm dấu thánh giá lúc đầu lễ hay nhận phép lành lúc cuối lễ,
b. Khi đọc kinh Tin Kính chỗ “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… làm người”,
c. Khi dâng Mình và Máu Thánh Chúa, v.v…
d. Cả a, b và c đúng.
16. Khi nào chúng ta phải cúi đầu?
a. Khi kêu tên Chúa Giêsu Kitô,
b. Khi kêu tên Đức Maria, vị thánh được kính trong Thánh Lễ hôm đó,
c. Khi đi ngang qua trước bàn thờ, v.v…
d. Cả a, b và c đúng.
17. Thánh Lễ Chúa Nhật nhắc chúng ta điều gì?
a. Nhắc chúng ta nhớ lại “ngày thứ nhất trong tuần”, ngày Chúa Phục Sinh,
b. Nhắc chúng ta dành riêng để thờ phượng Chúa,
c. Nhắc chúng ta làm các việc bác ái.
d. Cả a, b và c đúng.
18. Trước khi giúp lễ và sau khi Thánh Lễ kết thúc, lễ sinh phải đọc kinh gì?
a. Kinh Lạy Cha.
b. Kinh Tin, Cậy, Mến.
c. Kinh Ăn Năn tội.
d. Kinh Phục Vụ Bàn Thánh.
19. Đây là kinh Kinh Phục Vụ Bàn Thánh dành cho lễ sinh: “Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã muốn dùng con để phục vụ bàn thánh. Xin Chúa mở tai con để lắng nghe Lời Chúa, mở miệng con để ca tụng danh thánh Chúa.Xin giúp con mãi mãi là tôi tớ trung thành phục vụ Chúa ở nơi đây cũng như ở khắp mọi nơi mà con hiện diện. Amen”. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
20. Đây là kinh Kinh Phục Vụ Bàn Thánh dành cho lễ sinh đọc sau khi Thánh Lễ kết thúc: “Lạy Chúa Giêsu, con cảm tạ Chúa đã cho con được phục vụ Bàn Thánh Chúa. Được gần Chúa, lòng con tràn đầy niềm vui và bình an. Xin Chúa tiếp tục ban ơn nâng đỡ, để con ra đi phục vụ Chúa trong anh em, đem niềm vui và bình an của Chúa đến cho mọi người. Xin Chúa chúc lành cho con. Amen.” . Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
21. Trong phòng thánh, các lễ sinh làm gì?
a. Giúp nhau mặc áo.
b. Giữ thinh lặng để chuẩn bị tâm hồn và thể xác tham dự Thánh Lễ.
c. Tuyệt đối không nô đùa, không lớn tiếng.
d. Cả a, b và c đúng.
22. Trong phòng thánh, lễ sinh giúp chủ tế những gì?
a. Mặc phẩm phục,
b. Đưa dây thắt lưng,
c. Kéo cổ áo lễ và sửa lại ngay ngắn …
d. Cả a, b và c đúng.
II. LỄ SINH VỚI PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
23. Thánh Lễ là gì?
a. Cuộc tưởng niệm lễ Vượt Quacủa Chúa Kitô.
b. Hiện tại hóa và tiến dâng lễ hy sinh độc nhất của Người lên Chúa Cha trong phụng vụ của Hội Thánh.
c. Dịp mọi người ăn uống cười vui.
d. Chỉ có a và b đúng.
.
24. Hội Thánh dâng Thánh Lễ vì những ý nào?
a. Để cảm tạ và ngợi khen Chúa Cha vì các ơn huệ Người ban cho loài người.
b. Để tưởng niệm Hy tế của Chúa Kitô và thân thể Người là Hội Thánh.
c. Để đền bù tội lỗi của người sống, người chết, đồng thời xin Thiên Chúa ban cho ta những ơn lành hồn xác.
d. Để các tín hữu được hiệp nhất với nhau trong Chúa Kitô và được kết hợp với phụng vụ trên trời.
e. Cả a, b, c và d đúng.
25. Thánh Lễ còn được diễn tả qua những tên gọi nào?
a. Lễ Bẻ Bánh.
b. Bữa ăn của Chúa.
c. Lễ Tạ Ơn…
d. Cả a, b và c đúng.
26. Vào thời các thánh Tông Đồ, Thánh Lễ được gọi là gì?
a. Lễ Bẻ Bánh.
b. Bữa tiệc Thánh Thể.
c. Lễ Tạ Ơn.
d. Hy tế tạ ơn.
27. Tại sao gọi Thánh Lễ là trọng tâm đời sống Kitô hữu?
a. Thánh Lễ là trung tâm, “nguồn mạch và chóp đỉnh đời sống Kitô hữu”.
b. Trong Thánh Lễ, chúng ta tiếp nhận Lời Chúa.
c. Trong Thánh Lễ, chúng ta đón nhận Thánh Thể ban sự sống là chính Đức Kitô và là nơi hiệp nhất cộng đoàn Dân Chúa.
d. Cả a, b và c đúng.
28. Thánh Lễ Chúa Nhật nhắc chúng ta điều gì?
a. Ngày thứ nhất trong tuần.
b. Ngày Chúa Phục Sinh,
c. Ngày dành riêng để thờ phượng Chúa và làm các việc bác ái.
d. Cả a, b và c đúng.
29. Thánh Lễ gồm những phần nào?
a. Phụng vụ Lời Chúa.
b. Phụng vụ Thánh Thể.
c. Nghi thức đầu lễ và nghi thức kết thúc.
d. Cả a, b và c đúng.
30. Nghi thức đầu lễ gồm những gì?
a. Cuộc rước đầu lễ với bài Ca nhập lễ,
b. Dấu Thánh Giá, lời chào khai mạc, nghi thức sám hối, kinh Thương xót, kinh Vinh danh,
c. Lời kêu mời cầu nguyện và lời nguyện nhập lễ.
d. Cả a, b và c đúng.
31. Vì sao chủ tế và lễ sinh phải bái chào bàn thờ?
a. Dấu chỉ chính Đức Kitô,
b. Nơi cử hành lễ hiến tế,
c. Nơi đặt hoa nến.
d. Chỉ a và b đúng.
32. Bàn thờ là biểu tượng ai?
a. Thiên Chúa.
b. Chúa Kitô.
c. Các thánh.
d. Hội Thánh.
33. Vì sao linh mục hôn bàn thờ?
a. Linh mục hôn bàn thờ vì bàn thờ được làm bằng chất liệu quý giá.
b. Linh mục hôn bàn thờ để tỏ lòng tôn kính Chúa Kitô.
c. Linh mục hôn bàn thờ vì nơi đặt Mình Máu Thánh.
d. Linh mục hôn bàn thờ vì bàn thờ được đặt nơi quan trọng.
34. Trong Thánh Lễ, linh mục hôn bàn thờ bao nhiêu lần?
a. Một lần.
b. Hai lần.
c. Ba lần.
d. Bốn lần.
35. Lời chào đầu lễ của chủ tế: “Chúa ở cùng anh chị em” có ý nghĩa gì?
a. Báo cho cộng đoàn ý thức có Chúa đang hiện diện giữa họ.
b. Qui tụ họ lại để tôn vinh Thiên Chúa.
c. Nhắc nhở mọi người Thánh Lễ đã bắt đầu.
d. Chỉ a và b đúng.
36. Kinh Vinh danh thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
a. Phần nghi thức đầu lễ.
b. Phần phụng vụ Lời Chúa.
c. Phần Phụng vụ Thánh Thể.
d. Phần nghi thức kết lễ.
37. Phụng vụ Lời Chúa gồm những gì?
a. Các bài đọc trích từ Kinh Thánh,
b. Bài giảng, kinh Tin Kính,
c. Lời nguyện tín hữu.
d. Cả a, b và c đúng.
38. Kinh Tin Kính thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
a. Phần nghi thức đầu lễ.
b. Phần phụng vụ Lời Chúa.
c. Phần Phụng vụ Thánh Thể.
d. Phần nghi thức kết lễ.
39. Khi nào chúng ta phải cúi mình (cúi sâu, gập cả phần thân)?
a. Khi tỏ lòng cung kính trước bàn thờ hay Thánh Thể… như lúc đầu lễ, lúc cuối lễ,
b. Khi đọc kinh Tin Kính chỗ “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… làm người”,
c. Khi dâng Mình và Máu Thánh Chúa, …
d. Cả a, b và c đúng.
40. Khi nào chúng ta phải cúi đầu?
a. Khi nghe Danh Chúa Giêsu Kitô
b. Khi nghe tên Đức Maria và vị thánh được kính trong Thánh Lễ hôm đó,
c. Khi đi ngang qua trước bàn thờ, …
d. Cả a, b và c đúng.
41. Ai là người được phép công bố Tin Mừng trong Thánh Lễ?
a. Người đã lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy.
b. Thừa tác viên ngoại thường.
c. Thừa tác viên giúp lễ.
d. Người đã lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh.
42. Chúng ta phải thưa gì sau câu “Đó là Lời Chúa” khi công bố Tin mừng?
a. Tạ ơn Chúa.
b. Lạy Chúa, vinh danh Chúa.
c. Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa.
d. Lạy Chúa, con tin thật Chúa.
43. Phụng vụ Thánh Thể gồm những gì?
a. Dâng lễ vật,
b. Kinh Tạ Ơn
c. Những nghi thức hiệp lễ.
d. Cả a, b và c đúng.
44. Dâng lễ vật thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
a. Phần nghi thức đầu lễ.
b. Phần phụng vụ Lời Chúa.
c. Phần Phụng vụ Thánh Thể.
d. Phần nghi thức kết lễ.
45. Lễ sinh làm gì trong phần chuẩn bị lễ vật?
a. Lễ sinh đem khăn thánh, khăn lau chén, dĩa và chén thánh, bình đựng bánh thánh đặt trên bàn thờ.
b. Lễ sinh đem sách lễ đặt trên bàn thờ.
c. Lễ sinh đem rượu và nước cho chủ tế.
d. Cả a, b và c đúng.
46. Người cầm hương có nhiệm vụ gì?
a. Lo cho bình hương có than cháy để khi bỏ hương, khói hương nghi ngút nói lên kinh nguyện tỏa bay lên trước tôn nhan Chúa.
b. Người cầm hương đi đầu đoàn rước.
c. Có người cầm hương, Thánh Lễ thêm long trọng.
d. Người cầm hương giúp mọi người giữ trật tự.
47. Có mấy lần xông hương trong Lễ Trọng?
a. Một lần.
b. Hai lần.
c. Ba lần.
d. Bốn lần.
48. Có bốn lần xông hương trong Lễ Trọng là những lần nào?
a. Đầu lễ (khi đi kiệu vào nhà thờ, xông hương Thánh Giá và bàn thờ).
b. Công bố Tin Mừng; Xông hương lễ vật, chủ tế và cộng đoàn.
c. Lúc dâng Mình và Máu Thánh Chúa.
d. Cả a, b và c đúng.
49. Khi nào ba lần nâng bình hương lên xông, mỗi lần nâng lắc hai cái?
a. Khi xông hương Mình Thánh Chúa,Tượng chịu nạn,
b. Khi xông các tượng hay ảnh Chúa, những của lễ trên bàn thờ,
c. Khi xông Thánh giá trên bàn thờ, sách Tin Mừng, Nến Phục sinh, Linh mục và cộng đoàn phụng vụ.
d. Cả a, b và c đúng.
50. Khi nào thì ba lần nâng bình hương lên xông, mỗi lần nâng lắc hai cái?
a. Khi xông hương Các di tích của các thánh (ví dụ: di hài các thánh…)
b.Khi xông các ảnh, tượng các thánh được đặt công khai tôn kính.
c. Khi xông Thánh giá trên bàn thờ.
d. Chỉ a và b đúng.
51. Trong phần truyền phép, tư tế lặp lại những lời mà Chúa Giêsu đã đọc trên bánh và rượu, vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, trong Bữa Tiệc Ly (1Cr 11,23-26). Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
52. Hiệu quả lời truyền phép là khi vị chủ tế đọc lời truyền phép nhân danh Chúa Kitô thì quyền năng Chúa Thánh Thần thánh hiến bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
53. Lễ sinh rung chuông khi truyền phép là để nhắc nhở giáo dân nhớ khi truyền phép là giây phút cực thánh, cực trọng của Thánh Lễ. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
54. Chúng ta phải thờ kính Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể thế nào?
a. Phải siêng năng kính viếng thờ lạy Thánh Thể,
b. Phải giữ nghiêm trang đứng đắn trong nhà thờ,
c. Tham dự Thánh Lễ và rước lễ.
d. Cả a, b và c đúng.
55. Kinh Lạy Cha thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
a. Phần nghi thức đầu lễ.
b. Phần phụng vụ Lời Chúa.
c. Phần Phụng vụ Thánh Thể.
d. Phần nghi thức kết lễ.
56. Vì sao kết thúc Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ, không thưa Amen?
a. Vì lời nguyện chưa kết thúc.
b. Vì luật không buộc.
c. Vì Giáo Hội quên nhắc nhở.
d. Vì trong Tin Mừng Chúa không nhắc đến.
57. Để rước lễ cho nên phải có những điều kiện nào?
a. Phải sạch tội trọng,
b. Có ý ngay lành,
c. Dọn mình chu đáo và giữ chay Thánh Thể theo luật dạy.
d. Cả a, b và c đúng.
58. Khi mắc tội trọng, chúng ta có được rước lễ không?
a. Không được rước lễ.
b. Phải ăn năn thống hối.
c. Đi xưng tội mới được rước lễ.
d. Cả a, b và c đúng.
59. Giữ chay Thánh Thể theo luật dạy là kiêng ăn uống trước khi rước Mình Thánh Chúa khoảng bao lâu?
a. 120 phút.
b. 60 phút.
c. 30 phút.
d. 10 phút.
60. Khi rước lễ, chúng ta được những ơn ích gì?
a. Được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh,
b. Được tẩy xóa các tội nhẹ,
c. Được lớn lên trong ân sủng và bảo đảm sự sống muôn đời.
d. Cả a, b và c đúng.
61. Chúng ta nên siêng năng rước lễ khi nào?
a. Bổn phận rước lễ mỗi năm ít là một lần,
b. Nên rước lễ hằng ngày
c. Có thể rước lễ lần thứ hai trong cùng một ngày khi tham dự Thánh Lễ.
d. Cả a, b và c đúng.
62. Hội Thánh buộc chúng ta rước lễ vào mùa nào?
a. Mùa Chay.
b. Mùa Vọng.
c. Mùa Giáng sinh.
d. Mùa Phục sinh.
63. Điều răn thứ mấy trong Năm Điều Răn của Hội Thánh buộc chúng ta rước lễ vào mùa Phục sinh?
a. Điều Răn Thứ Hai.
b. Điều Răn Thứ Ba.
c. Điều răn Thứ Bốn.
d. Điều Răn Thứ Năm.
64. Chúa Kitô hiện diện bao lâu bánh và rượu đã truyền phép còn tồn tại. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
65. Vì sao Bí tích Thánh Thể bảo đảm sự sống muôn đời?
a. Đổ tràn trong chúng ta mọi ân sủng của Thiên Chúa,
b. Đổ tràn trong chúng ta mọi phúc lành của Thiên Chúa,
c. Liên kết chúng ta với Đức Kitô và Hội Thánh trên trời.
d. Cả a, b và c đúng.
66. Hội Thánh tôn thờ Bí tích Thánh Thể thế nào?
a. Cung kính, thờ lạy, bảo quản cẩn thận bánh thánh đã truyền phép,
b. Trao Thánh Thể cho các bệnh nhân,
c. Chầu phép lành, rước kiệu và viếng Thánh Thể.
d. Cả a, b và c đúng.
67. Việc hiệp lễ diễn tiến như thế nào?
a. Những ai đã chuẩn bị xứng đáng tiến lên rước Chúa Kitô (đón nhận trong tay hay trên lưỡi),
b. Với niềm tin,
c. Với lòng thành kính.
d. Cả a, b và c đúng.
68. Trước khi trao Mình Thánh Chúa chi tín hữu, thừa tác viên đọc câu gì?
a. “Con hãy sám hối và tin vào Tin mừng”.
b. “Con hãy giục lòng ăn năn tội”.
c. “Mình Thánh Chúa Kitô”.
d. “Con hãy đi về bình an”.
69. Lời “Amen” lúc trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa có nghĩa là: “Vâng, con tin thật đây là Mình Thánh Chúa!” Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
70. Khi bẻ Mình Thánh ra, Chúa Giêsu không bị phân chia, vì trong mỗi hình bánh hình rượu, dù rất nhỏ, đều có toàn vẹn Chúa Giêsu.Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
71. Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
a. Phần nghi thức đầu lễ.
b. Phần phụng vụ Lời Chúa.
c. Phần Phụng vụ Thánh Thể.
d. Phần nghi thức kết lễ.
72. Lời nguyện hiệp lễ thuộc phần nào trong Thánh Lễ?
a. Phần nghi thức đầu lễ.
b. Phần phụng vụ Lời Chúa.
c. Phần Phụng vụ Thánh Thể.
d. Phần nghi thức kết lễ.
73. Nghi thức kết thúc gồm những nào?
a. Lời mời gọi;
b. Lời chào và chúc phúc lành cuối lễ;
c. Lời sai đi.
d. Cả a, b và c đúng.
III. NGÀY SỐNG CỦA LỄ SINH
A. Với Chúa Giêsu
74. Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể là gì với các lễ sinh?
a. Chúa Giêsu là mặt trời,
b. Chúa Giêsu là trung tâm của đời sống.
c. Chúa Giêsu là vua vũ trụ.
d. Chỉ a và b đúng.
75. Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể giúp lễ sinh sống kết hợp mật thiết với Chúa Thánh Thể, là trung tâm của đời sống Công Giáo. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
76. Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể như thế nào?
a. Là sống kết hiệp với Chúa Giêsu.
b. Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta ca tụng Thiên Chúa Cha bằng cách sống tốt, thánh hóa và chu toàn các bổn phận thường ngày.
c. Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta sống chan hòa yêu thương với mọi người.
d. Cả a, b và c đúng.
77. Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể là sống kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong suốt một ngày sống của mình, từ lúc thức dậy cho đến lúc nghỉ đêm, bằng ý thức và việc làm. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
78. Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể gồm những việc nào?
a. Dâng ngày; tham dự Thánh Lễ, rước lễ;
b. Hy sinh, làm tông đồ;
c. Cầu nguyện; dâng đêm.
d. Cả a, b và c đúng.
79. Ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể được bắt đầu bằng việc nào?
a. Việc dâng đêm.
b. Việc dâng ngày.
c. Việc rước lễ.
d. Việc tông đồ.
80. Lễ sinh phải dâng ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể vì Chúa Giêsu là trung tâm của đời sống Kitô hữu, nên khi bắt đầu ngày sống, phút đầu tiên của ngày mới, lễ sinh sẽ dâng ngày sống cho Chúa, dâng ngày mới cho Anh Cả Giêsu của mình. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
81. Việc dâng ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể có ý nghĩa gì?
a. Dâng đời sống, việc làm của ta trong ngày cho Chúa,
b. Dâng cả niềm vui và nỗi buồn, dâng cả yếu đuối và tội lỗi…
c. Để ta luôn sống và làm theo Thánh ý Chúa trong suốt ngày sống của ta.
d. Cả a, b và c đúng.
82. Cao điểm của ngày sống mới với Chúa Giêsu Thánh Thể là việc nào?
a. Rước Lễ.
b. Tham dự Thánh Lễ.
c. Việc tông đồ.
d. Chỉ a và b đúng.
83. Ngoài Thánh Lễ, chúng ta còn cách nào để tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể?
a. Tham dự các giờ chầu Thánh Thể.
b. Viếng Thánh Thể.
c. Đọc kinh, lần hạt Mân côi.
d. Chỉ a và b đúng.
84. Chầu Thánh Thể là một hình thức tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ được Giáo Hội nhìn nhận là việc phụng vụ, tức là việc tôn thờ công cộng của Giáo Hội. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
85. Chầu Thánh Thể có mục đích gì?
a. Nhìn nhận sự hiện diện kỳ diệu của Chúa Kitô trong Bí Tích;
b. Dẫn chúng ta tiến đến sự tham dự đầy đủ hơn trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, tột đỉnh trong việc hiệp lễ;
c. Nuôi dưỡng việc phụng thờ xứng hợp đối với Chúa Kitô trong tinh thần và chân lý.
d. Cả a, b và c đúng.
86. Viếng Thánh Thể là việc vào nhà thờ hay nhà nguyện nơi có Nhà Tạm để kính viếng tôn thờ Chúa. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
87. Việc viếng Thánh Thể mang lại những hiệu quả gì cho lễ sinh?
a. Là thời gian gặp Chúa bằng con đường của đức tin và quả tim;
b. Là những phút giây Chúa Giêsu huấn luyện tâm hồn và trái tim mỗi người bằng chính ngọn lửa tình yêu mãnh liệt của Ngài,
c. Giúp lễ sinh sống mỗi ngày nên giống Chúa hơn.
d. Cả a, b và c đúng.
88. Lễ sinh bắt đầu sống ngày mới đã dâng cho Chúa với tâm tình gì?
a. Với niềm vui,
b. Với tin tưởng,
c. Phó thác nơi Chúa.
d. Cả a, b và c đúng.
89. Trước mỗi công việc, nhất là những việc quan trọng, chúng ta phải làm sao?
a. Chúng ta phải cầu nguyện,
b. Chúng ta phải dâng lên Chúa với ý hướng muốn làm theo ý Chúa.
c. Chúng ta luôn có tự do để làm việc.
d. Chỉ a và b đúng.
90. Khi gặp những vất vả khó khăn trong ngày sống, chúng ta hãy đón nhận những vất vả khó khăn trong cuộc sống để chia sẻ các đau khổ của Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
91. Khi gặp vui sướng, chúng ta hãy liên kết cùng niềm vui với Chúa Phục Sinh và tạ ơn Chúa vì niềm vui sướng Chúa đã ban cho chúng ta. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
92. Chúa luôn mong muốn ngày sống của chúng ta được bình an đích thực của Chúa. Muốn được như thế, chúng ta phải lắng nghe và sống điều gì trong từng phút giây của cuộc đời?
a. Cha mẹ.
b. Thầy cô.
c. Giáo lý viên.
d. Lời Chúa.
93. Trong suốt ngày sống, chúng ta hãy lấy Lời Chúa là đèn soi khi chọn lựa bất cứ quyết định hay thái độ nào để làm gì?
a. Để chu toàn bổn phận của mình,
b. Để sống tích cực,
c. Để tránh thái độ tiêu cực trong cuộc sống.
d. Cả a, b và c đúng.
94. Đời sống thánh thiện không phải do làm những việc phi thường, nhưng chu toàn những bổn phận bình thường hằng ngày cách phi thường, với điều gì?
a. Với tinh thần đức tin,
b. Với tinh thần trách nhiệm,
c. Với lương tâm của mình.
d. Cả a, b và c đúng.
95. Một ngày sống tích cực của lễ sinh là gì?
a. Làm được nhiều việc đạo đức thiêng liêng,
b. Làm được nhiều việc bác ái,
c. Sống hòa thuận, yêu thương và giúp đỡ tha nhân.
d. Cả a, b và c đúng.
96. Lễ sinh cần tránh những thái độ sống tiêu cực nào?
a. Tránh xa những hành vi không phù hợp với Lời Chúa dạy.
b. Tránh những lời nói không trung thực để nâng mình lên và làm hại người khác
c. Không làm chứng gian, nhưng bênh vực lẽ phải.
d. Cả a, b và c đúng.
97. Bó Hoa Thiêng là một trong những phương pháp giáo dục độc đáo để giúp Lễ sinh / Thiếu Nhi sống bốn khẩu hiệu gì?
a. Cầu Nguyện, Rước Lễ,
b. Hy Sinh,
c. Làm Việc Tông Đồ.
d. Cả a, b và c đúng.
98. Khi không có điều kiện tham dự Thánh Lễ và kết hiệp với Chúa, lễ sinh phải làm gì?
a. Rước Lễ Thiêng Liêng,
b. Dâng Ngày,
c. Dâng Đêm.
d. Cả a, b và c đúng.
99. Bó Hoa Thiêng là một phương thế kiểm điểm đời sống, giúp lễ sinh kiểm điểm lại cả ngày sống, cụ thể như thế nào?
a. Tôi có làm điều gì làm buồn lòng Chúa? Có giữ đầy đủ các việc đạo đức trong ngày không?
b. Tôi có những sai lỗi, thiếu sót gì trước mặt Chúa: tư tưởng, lời nói, việc làm?
c. Tôi có sống thiếu bác ái? Có những lỗi lầm nào với tha nhân…?
d. Cả a, b và c đúng.
100. Sau khi ghi sổ Bó Hoa Thiêng, nếu có sai lỗi, lễ sinh cần làm gì?
a. Cần xin Chúa tha thứ,
b. Quyết tâm không tái phạm.
c. Cần thú nhận công khai với mọi người.
d. Chỉ a và b đúng.
101. Sau khi ghi sổ Bó Hoa Thiêng, nếu đã sống tích cực, lễ sinh cần làm gì?
a. Hãy tạ ơn Chúa,
b. Vui mừng vì những việc tốt đã thực hiện,
c. Cố gắng để thăng tiến hơn.
d. Cả a, b và c đúng.
B. Với Anh Em
102. Nhân Bản nghĩa là phong cách sống tốt, những nhân đức căn bản mà một con người cần phải có, để xứng đáng là “người”. Đúng hay sai.
a. Đúng. b. Sai.
103. Giáo Dục Nhân Bản cho thiếu nhi là dạy cho thiếu nhi những điều gì căn bản để các em cư xử và sống xứng đáng là con người?
a. Đức tính.
b. Kỷ năng.
c. Kiến thức.
d. Phương pháp.
104. Nền giáo dục nhân bản của người Công giáo đặt ra mục đích giáo dục con người trở nên điều gì?
a. Nên thân.
b. Nên người.
c. Nên thánh.
d. Cả a, b và c đúng.
105. Điều gì là nền tảng để xây dựng sự trưởng thành người Kitô hữu?
a. Kiến thức khoa học.
b. Giáo dục nhân bản.
c. Kiến thức xã hội.
d. Sống hòa đồng.
106. Giáo dục nhân bản là nền tảng để xây dựng sự trưởng thành người Kitô hữu, từ đó giúp cho người Công giáo dễ dàng làm gì?
a. Giữ 10 Điều Răn của Thiên Chúa.
b. Sống theo Hiến Chương của Nước Trời.
c. Trở nên người tốt lành.
d. Chỉ a và b đúng.
107. Lịch sự là cách ăn nói và xử thế một cách thế nào?
a. Tốt đẹp,
b. Nhã nhặn,
c. Lễ phép.
d. Cả a, b và c đúng.
108. Chúng ta phải giữ phép lịch sự vì chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này, chúng ta phải trở nên một con người thế nào?
a. Dễ coi,
b. Dễ mến,
c. Dễ thương.
d. Cả a, b và c đúng.
109. Nhờ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình với những người chung quanh và dễ dàng tiến tới điều gì?
a. Chia rẻ.
b. Thành công.
c. Ghen ghét.
d. Khinh khi.
110. Những lời chào – hỏi ngắn gọn, lễ phép đơn sơ, nhưng lại giúp dễ dàng gây thiện cảm với bất cứ người nào ta gặp. Lời chào hỏi cũng biểu lộ con người thế nào?
a. Con người lịch sự.
b. Con người có giáo dục.
c. Con người có kiến thức.
d. Chỉ a và b đúng.
111. Trong gia đình, ta luôn giữ lễ phép với người trên qua việc nào?
a. “Đi thưa, về trình”.
b. “Gọi dạ, bảo vâng”.
c. “Xin phép ”.
d. Cả a, b và c đúng.
112. Khi gặp người trên, em phải giữ lễ phép thế nào?
a. luôn chào hỏi cách lễ phép.
b. Không trợn mắt nhìn.
c. Cười ruồi rồi quay đi.
d. Cả a, b và c đúng.
113. Khi được người khác giúp đỡ, em cần nói lời gì để biểu lộ lòng biết ơn đối với người đó?
a. Xin lỗi.
b. Xin phép.
c. Cám ơn.
d. Chào bạn.
114. Khi làm điều sai lỗi hoặc nói gì không đúng, ta phải
can đảm cất lời gì để nhận lỗi với người khác?
a. Tôi xin lỗi.
b. Tôi lầm.
c. Tôi xin phép.
d. Chỉ a và b đúng.
115. Khi người khác đang nói chuyện, ta phải làm gì?
a. Hãy biết lắng nghe,
b. Đừng cắt ngang lời người khác,
c. Hãy giữ im lặng.
d. Cả a, b và c đúng.
116. Khi đã hứa với ai chuyện gì, ta phải giữ đúng lời hứa. Đúng hay sai.
a. Đúng. b. Sai.
117. Trước bữa ăn ta làm điều gì cầu nguyện cám ơn Chúa cho ta có của ăn để nuôi dưỡng thân xác?.
a. Kêu gọi mọi người.
b. Dấu Thánh Giá.
c. Thinh lặng.
d. Dọn bàn.
118. Đến bữa ăn người nhỏ hơn thế nào?
a. Vào bàn ngồi trước chờ người lớn tuổi.
b. Vào bàn gắp những gì mình thích.
c. Không được ngồi vào bàn trước người lớn tuổi hoặc có chức vị hơn mình.
d. Ăn uống, nói chuyện ồn ào vui vẻ.
C. Các Mẫu Gương
1. Thánh Tarcisiô.
119. Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư mùng 4 tháng 8 năm 2010 trước 53,000 lễ sinh, Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã chia sẻ vị thánh trẻ nào đã kiên vững yêu mến Thánh Thể?
a. Thánh Tarcisiô.
b. Thánh Đa minh Saviô.
c. Chân Phước Carlo Acutis.
d. Chân Phước Anrê Phú Yên.
120. Vị thánh được xem là bổn mạng các lễ sinh trên thế giới là ai?
a. Thánh Gioan Maria Vianney.
b. Thánh Don Bosco.
c. Thánh Tarcisiô.
d. Chân Phước Carlo Acutis.
121. Thánh Tarcisiô sống vào thế kỷ thứ mấy?
a. Thế kỷ thứ I.
b. Thế kỷ thứ III.
c. Thế kỷ thứ XI.
d. Thế kỷ thứ XIX.
122. Thánh Tarcisiô tử đạo tại đâu?
a. Luân Đôn.
b. Hy Lạp.
c. Rôma.
d. Đa mát
123. Thánh Tarcisiô tử đạo dưới triều hoàng đế nào?
a. Hoàng đế Nêrôn.
b. Hoàng đế Valerianô.
c. Hoàng đế Constantinô.
d. Hoàng đế Tiberiô.
124. Thánh Tarcisiô tử đạo (257) dưới triều Ðức Giáo Hoàng nào?
a. Đức Giáo Hoàng Linô.
b. Ðức Giáo Hoàng Damasô.
c. Đức Giáo Hoàng Anaclêtô.
d. Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
125. Vì kiên trung gìn giữ Mình Thánh Chúa để không bị xúc phạm mà Thánh Tarcisiô bị giết chết. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
126. Noi gương Thánh Tarcisiô, lễ sinh học được gì?
a. Lòng yêu mến Thánh Thể.
b. Lòng tôn thờ Thánh Thể.
c. Lòng trung thành phục vụ Chúa Giêsu Thánh Thể.
d. Cả a, b và c đúng.
127. Theo Tử dạo Thư Rôma, ngày kính nhớ Thánh Tarcisiô là ngày nào?
a. Ngày 26 tháng 7.
b. Ngày 15 tháng 8.
c. Ngày 01 tháng 11.
d. Ngày 26 tháng 12.
128. Trước những khó khăn trong việc trao Mình Thánh Chúa cho người tù hay đau yếu, vị tư tế lo ngại tuổi trẻ của thánh Tarcisiô. Thánh Tarcisiô đã nói gì?
a. “Con vẫn tiếp tục chơi.”
b. “Tuổi trẻ của con là sự che chở tốt nhất cho Mình Thánh Chúa.”
c. “Thánh Thể là xa lộ lên thiên đàng.”
d. “Luôn kết hợp với Chúa Giêsu, đó là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
2. Thánh ĐaMinh Savio
129. Thánh nào được coi là bổn mạng lễ sinh tại Việt nam?
a. Thánh Gioan Maria Vianney.
b. Chân Phước Anrê Phú Yên.
c. Thánh Đaminh Saviô.
d. Thánh Gioan Don Bosco.
130. Đaminh Saviô được sinh ra ngày 2-4-1842 trong một gia đình nghèo, thuộc nước nào?
a. Nước Pháp.
b. Nước Áo.
c. Nước Ý.
d. Nước Tây Ban Nha.
131. Thân phụ của cậu Đa Minh Savio là ai?
a. Ông Martin.
b. Ông Carlô.
c. Ông James.
d. Ông Dacaria.
132. Năm 1849 mới 7 tuổi em đã thuộc lòng giáo lý và sốt sắng đủ điều kiện để được rước Chúa. Khi được rước lễ lần đầu, cậu dốc lòng những điều gì?
a. Tôi thà chết chứ không phạm tội. Tôi sẽ siêng năng xưng tội và rước lễ.
b. Tôi sẽ thánh hoá các ngày lễ trọng.
c. Chúa Giêsu và Mẹ Maria là những người bạn thân nhất của tôi.
d. Cả a, b và c đúng.
133. Đaminh Saviô là học trò của thánh nào?
a. Thánh Phanxicô Xaviê.
b. Thánh Phanxicô Assisi.
c. Thánh Gioan Bosco.
d. Thánh Đa Minh.
134. Đa Minh Saviô có những đức tính nào?
a. Thân thiện, vui vẻ,
b. Khôn ngoan, giúp đỡ bạn học,
c. Chu toàn bổn phận,
d. Cả a, b và c đúng.
135. Khi còn là học sinh, ĐaMinh Saviô đã lập hội gì?
a. Hội Cầu Nguyện.
b. Hội Đức Mẹ Vô Nhiễm.
c. Hội Bác Ái.
d. Hội Thánh Thể.
136. Ngày 1-3-1857 Saviô phải giã từ nhà cha Don Bosco để về gia đình trị bệnh. Chiều ngày 9-3-1857, Saviô đã lãnh nhận Bí Tích sau cùng để về cùng Chúa và Đức Mẹ. Saviô qua đời khi cậu được bao nhiêu tuổi?
a. 12 tuổi.
b. 15 tuổi.
c. 17 tuổi.
d. 25 tuổi.
137. Saviô đã thể hiện nhiều phép lạ nên ngày 5 tháng 3 năm 1950, Đức Thánh Cha nào tuyên phong Á thánh cho Đaminh Saviô?
a. Đức Thánh Cha Piô X.
b. Đức Thánh Cha Piô XII.
c. Đức Thánh Cha Lê ô XIII.
d. Đức Thánh Cha Gioan XXIII.
138. Đaminh Saviô được tuyên phong hiển thánh vào ngày nào?
a. Ngày 5 tháng 3 năm 1950.
b. Ngày 12 tháng 6 năm 1954.
c. Ngày 15 tháng 8 năm 1958.
d. Ngày 8 tháng 12 năm 1963.
139. Đức Thánh Cha nào tuyên phong hiển thánh cho Đaminh Saviô?
a. Đức Thánh Cha Piô X.
b. Đức Thánh Cha Piô XII.
c. Đức Thánh Cha Lê ô XIII.
d. Đức Thánh Cha Gioan XXIII.
140. Một lần, khi đang giờ chơi, Thánh Don Bosco hỏi cậu “Nếu chỉ còn 1 giờ nữa con chết, thì con làm gì?” Cậu bé Saviô trả lời thế nào?
a. “Con vào nhà thờ cầu nguyện.”
b. “Con đi xưng tội.”
c. “Con về thăm bố mẹ.”
d. “Con vẫn tiếp tục chơi.”
141. Thánh Đaminh Saviô được Hội Thánh mừng kính vào ngày nào?
a. Ngày 5 tháng 3.
b. Ngày 6 tháng 5.
c. Ngày 12 tháng 6.
d. Ngày 01 tháng 11.
3. Chân Phước Carlo Acutis
142. Vị chân phước trẻ tuổi có lòng sâu sắc tôn kính Bí tích Thánh Thể là ai?
a. Chân Phước Ghébré Michael.
b. Chân Phước Carlo Acutis.
c. Chân Phước Đức Gioan-Phaolô I.
d. Chân Phước Frederic Ozanam.
143. Chân Phước Carlo Acutis là người nước nào?
a. Nước Argentina.
b. Nước Anh.
c. Nước Ý.
d. Nước Pháp.
144. Song thân của Chân Phước Carlo Acutis là ai?
a. Ông Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini.
b. Ông Andrea Acutis và bà Antonia Salzano.
c. Ông Louis Martin và Marie-Azelie Guerin.
d. Ông Jozef và bà Wiktoria Ulma.
145. Chân Phước Carlo Acutis sinh ngày tháng năm nào?
a. Ngày 03 tháng 5 năm 1891.
b. Ngày 03 tháng 5 năm 1991.
c. Ngày 03 tháng 5 năm 1981.
d. Ngày 03 tháng 5 năm 1999.
146. Cuộc sống thường ngày của Chân Phước Carlo Acutis thế nào?
a. Luôn khao khát Chúa, lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày
b. Tham dự Thánh Lễ hàng ngày;
c. Chăm sóc người vô gia cư mỗi đêm.
d. Cả a, b và c đúng.
147. Chân Phước Carlo Acutis đã học máy tính để thiết kế các trang web nhằm điều gì?
a. Lan tỏa tình yêu của anh đối với Thánh Thể và Đức Maria,
b. Nói về các thiên thần,
c. Bốn vấn đề sau hết của con người.
d. Cả a, b và c đúng.
148. Chân Phước Carlo Acutis mất ngày tháng năm nào?
a. Ngày 12 tháng 10 năm 1998.
b. Ngày 12 tháng 10 năm 2000.
c. Ngày 12 tháng 10 năm 2002.
d. Ngày 12 tháng 10 năm 2006.
149. Mọi người biết đến Chân Phước Carlo Acutis nhiều nhất bởi ngài phổ biến điều gì?
a. Kinh Mân Côi.
b. Các Phép lạ Thánh Thể.
c. Các câu chuyện truyền giáo.
d. Trực tuyến các Thánh Lễ.
150. Carlo Acutis được phong chân phước dưới triều đại Đức Giáo Hoàng nào?
a. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I.
b. Đức Thánh Cha Gioan XXIII.
c. Đức Thánh Cha Phanxicô.
d. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
151. Câu nói nổi tiếng của chân phước Carlo Acutis về Thánh Thể là gì?
a. “Con vẫn tiếp tục chơi.”
b. “Tuổi trẻ của con là sự che chở tốt nhất cho Mình Thánh Chúa.”
c. “Thánh Thể là xa lộ lên thiên đàng.”
d. “Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp lại Tình Yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp lại mạng sống.”
152. Chân phước Carlo Acutis được Hội Thánh mừng kính ngày nào?
a. Ngày 6 tháng 5.
b. Ngày 15 tháng 8.
c. Ngày 12 tháng 10.
d. Ngày 01 tháng 11.
IV. LỄ SINH VỚI NĂM PHỤNG VỤ
153. Phụng Vụ là gì?
a. Việc phụng thờ chính thức và công khai của Hội thánh.
b. Việc Suy tôn Lời Chúa.
c. Việc hành hương kính Đức Mẹ.
d. Cả a, b và c đúng.
154. Phụng Vụ gồm những việc gì?
a. Cử Hành Thánh Lễ.
b. Các Bí Tích.
c. Phụng Vụ Các Giờ Kinh.
d. Cả a, b và c đúng.
155. Năm Phụng vụ là gì?
a. Là thời gian một năm, trong đó Hội Thánh mừng các biến cố trọng đại của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Các Thánh.
b. Là quảng thời gian Hội Thánh tưởng các linh hồn nơi luyện ngục.
c. Là quảng thời gian Hội Thánh giúp người tín hữu sống đạo.
d. Chỉ b và c đúng.
156. Năm Phụng vụ có mục đích gì?
a. Mừng biến cố Giáng sinh cách long trọng
b. Mừng biến cố Phục sinh trọn hảo
c. Giúp người tín hữu hiểu và sống các mầu nhiệm trong đạo cách thiết thực hơn.
d. Biệt tôn Đức Maria.
157. Năm Phụng vụ được chia làm năm mùa, gồm những mùa nào?Bạn hãy kể ra:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
158. Tại sao Hội Thánh chia năm Phụng vụ thành các mùa?
a. Vì Hội Thánh tôn vinh Thiên Chúa.
b. Vì lệnh truyền của Chúa Giêsu.
c. Vì Hội Thánh muốn cho mọi người nhận biết Chúa là Thiên Chúa thật.
d. Vì Hội Thánh muốn triển khai trọn vẹn Mầu Nhiệm Chúa Kitô qua chu kỳ một năm, từ Nhập Thể, Giáng Sinh đến Thăng Thiên, Hiện Xuống và ngày Chúa Kitô quang lâm.
159. Mùa Vọng có những đặc tính nào?
a. Thời gian chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng Sinh, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người.
b. Cơ hội để các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế.
c. Thời gian ăn năn sám hối để mừng Chúa Kitô Phục sinh.
d. Chỉ có a và b đúng.
160. Theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng nào là người thiết lập thực sự Mùa Vọng La Mã?
a. Đức Giáo Hoàng Lêô XIII.
b. Đức Giáo Hoàng Piô IX.
c. Đức Giáo Hoàng Piô XII.
d. Đức Giáo Hoàng Gregôriô Cả.
161. Hội Thánh đặt lễ Giáng Sinh vào đúng ngày 25-12, ngày người ngoại giáo cử hành lễ mừng Ánh sáng để công bố điều gì?
a. Chúa Giêsu Kitô Đấng cứu thế.
b. Chúa Giêsu Kitô mới thực là Ánh sáng.
c. Chúa Giêsu Kitô Mặt trời soi sáng thế gian.
d. Chỉ có b và c đúng.
162. Cây Giesê nhắc chúng ta nhớ tới điều gì?
a. Nhắc chúng ta nhớ tới Hài Nhi Giêsu.
b. Nhắc chúng ta nhớ tới gia phả Đức Kitô.
c. Nhắc chúng ta nhớ tới Chúa Giêsu sẽ phải chết trên thập giá.
d. Cả a và c đúng.
163. Vị thánh nào được xem như là Ông già Nôen?
a. Thánh Martinô.
b. Thánh Nicolas.
c. Thánh Phanxicô Assisi.
d. Thánh Vinh Sơn Phaolô.
164. Nhân vật nào được Thánh Kinh nhắc đến nhiều trong Mùa Vọng như là người đi trước chuẩn bị cho Chúa đến?
a. Tư tế Dacaria.
b. Ông Gioan Tẩy Giả.
c. Tổng trấn Quiriniô.
d. Ngôn sứ Êlia.
165. Mùa Giáng Sinh có đặc tính nào?
a. Kêu gọi con người ăn năn hối lỗi.
b. Kêu gọi mọi người từ bỏ con đường tội lỗi.
c. Kính nhớ Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh và lần tỏ mình đầu tiên của Người.
d. Kính nhớ Con Thiên Chúa lại đến.
166. “Emmanuen” có nghĩa là gì? (Mt 1,18-25)
a. Thiên Chúa cứu cuộc.
b. Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
c. Lạy Chúa, xin hãy đến!
d. Lạy Chúa, xin thương xót con.
167. Tên mà sứ thần Gáprien báo cho Đức người biết con trẻ sẽ sinh ra là gì? (Lc 1,26-38)
a. Samuen.
b. Gioan.
c. Giêsu.
d. Môsê.
168. “Giêsu” có nghĩa là gì? (Mt 1,18-25)
a. Thiên Chúa cứu chuộc.
b. Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
c. Lạy Chúa, xin hãy đến!
d. Lạy Chúa, xin thương xót con.
169. Mẹ của Hài Nhi Giêsu là ai?
a. Bà Anna.
b. Bà Maria.
c. Bà Rakhen.
d. Bà Êlisabét.
170. Cha Mẹ của Hài Nhi Giêsu là ai?
a. Ông Gioakim.
b. Ông Giuse.
c. Ông Giacóp.
d. Ông Dacaria.
171. Theo truyền thống, ông bà ngoại của Chúa Giêsu là ai?
a. Ông Gioakim và bà Anna.
b. Ông Giuse và bà Maria.
c. Ông Giacóp và bà Rakhen.
d. Ông Dacaria và bà Êlisabét.
172. Vua Do thái thời Chúa Giêsu sinh ra là ai? (Mt 2,1-12)
a. Vua Hêrôđê Cả.
b. Vua Hêrôđê Antipa.
c. Vua Philip.
d. Vua Hêrôđê Acrippa.
173. Các nhà chiêm tinh dâng cho Chúa Hài Nhi những gì? (Mt 2,1-12)
a. Vàng.
b. Mộc dược.
c. Nhũ hương.
d. Cả a, b và c đúng.
174. Nơi Hài Nhi Giêsu sinh ra tại đâu? (Mt 2,1-12)
a. Nadarét.
b. Bêlem.
c. Bêtania.
d. Gôngôtha.
175. Mùa Giáng Sinh kết thúc với lễ nào?
a. Đến lễ thánh Gia Thất.
b. Đến lễ Chúa Hiển Linh.
c. Đến lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.
d. Đến lễ Mẹ Thiên Chúa.
176. Mùa Chay là gì?
a. Mùa chuẩn bị đón mừng Ngôi Hai Nhập Thể làm người.
b. Mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô.
c. Mùa hoan lạc mừng Chúa Kitô chiến thắng tử thần.
d. Mùa tưởng niệm cái chết và cuộc vinh thắng khải hoàn của Chúa Kitô.
177. Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày?
a. Mùa Chay kéo dài 33 ngày.
b. Mùa Chay kéo dài 40 ngày.
c. Mùa Chay kéo dài 49 ngày.
d. Mùa Chay kéo dài 60 ngày.
178. Mùa Chay bắt đầu từ lễ gì?
a. Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.
b. Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem.
c. Thứ tư Lễ Tro.
d. Chúa Giêsu sống lại.
179. Những phương thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa Chay là gì?
a. Cầu nguyện, sám hối.
b. Ăn chay hãm mình.
c. Làm các việc bác ái.
d. Cả a, b và c đúng.
180. Phụng Vụ ngày thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu những gì?
a. Gợi lên cho tín hữu ý thức về thân phận thụ tạo tội lỗi của mình.
b. Nhắc nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro.
c. Gợi nhớ lại con người được cứu độ.
d. Chỉ có a và b đúng.
181. Tuần Thánh là gì?
a. Tuần lễ trung tâm của Năm Phụng vụ.
b. Tuần lễ khởi đầu của Năm Phụng vụ.
c. Tuần lễ khởi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô.
d. Tuần lễ khởi đầu ơn cứu độ.
182. Trong Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những cuộc tưởng niệm nào?
a. Việc Chúa Giêsu chịu đau khổ.
b. Việc Chúa Giêsu chết trên thập giá.
c. Việc Chúa Giêsu sống lại.
d. Cả a, b và c đúng.
183. Nghi thức làm phép lá và rước lá nhắc nhở chúng ta điều gì?
a. Nêu cao vương quyền của Đức Kitô.
b. Giúp chúng ta sống lại cảnh tượng Chúa Kitô khải hoàn tiến vào Giêrusalem.
c. Chúa Giêsu muốn tỏ uy quyền và vinh quang của Người để chúng ta bền vững, tin tưởng và trung thành với Người.
d. Cả a, b và c đúng.
184. Tam Nhật Thánh bắt đầu từ lễ gì?
a. Bắt đầu từ Thánh Lễ Tiệc ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, tiếp theo là Thứ Sáu Tuần thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh.
b. Bắt đầu từ Thánh Lễ làm phép Dầu vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, tiếp theo là Thứ Sáu Tuần thánh, Thứ Bảy Tuần thánh và Chúa Nhật Phục sinh.
c. Bắt đầu từ Thánh Lễ Tiệc ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, tiếp theo là Thứ Sáu Tuần Thánh, Thứ Bảy Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục sinh.
d. Chỉ có a và b đúng.
185. Hội Thánh cử hành Tam Nhật Vượt Qua với mục đích nào?
a. Cho tín hữu thấy trước và sống trước những thực tại của ngày cánh chung, ngày mà Chúa Kitô sẽ tập hợp tất cả chúng ta lại trong Nước của Cha Người.
b. Để đón nhận những con cái mới được sinh ra trong ân sủng.
c. Để giao hòa những hối nhân và canh tân đời sống những người đã được thanh tẩy.
d. Cả a, b và c đúng.
186. Tam Nhật Vượt Qua có ý nghĩa gì đối với Kitô hữu?
a. Tín hữu được sống với Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly.
b. Theo Chúa Giêsu lên Núi Sọ.
c. Bước vào chốn an nghỉ của Chúa Giêsu và chiêm ngắm Người Phục Sinh vinh hiển.
d. Cả a, b và c đúng.
187. Tại sao Tam Nhật Vượt Qua lại là trung tâm điểm của Phụng Vụ Kitô giáo?
a. Là trung tâm điểm của Phụng Vụ Kitô giáo, bởi vì tất cả nền Phụng Vụ của Hội Thánh đều phát xuất từ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô : khổ nạn, chịu chết và phục sinh.
b. Chúa Phục Sinh là ngày lễ Mẹ của mọi Chúa Nhật trong năm.
c. Thánh Lễ nào cũng đều tưởng niệm và tái diễn công cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô.
d. Cả a, b và c đúng.
188. Phụng Vụ chiều thứ Năm Tuần Thánh, Hội Thánh tưởng niệm những biến cố gì liên quan đến Chúa Giêsu?
a. Tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu.
b. Việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Truyền Chức (x. Mt 26,26-29).
c. Nghi thức rửa chân, biểu tượng tình yêu phục vụ của Chúa Giêsu Kitô (x.Ga 13,1-20).
d. Cả a, b và c đúng.
189. Khi cử hành nghi thức rửa chân, Hội Thánh muốn nhắc chúng ta điều gì?
a. Phải lưu tâm đến mọi người.
b. Noi gương Đức Kitô trong việc loan báo Tin Mừng.
c. Noi gương Đức Kitô trong tinh thần phục vụ.
d. Chỉ có a và b đúng.
190. Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh kỷ niệm biến cố gì?
a. Tưởng niệm cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu trên thánh giá để cứu chuộc toàn thể nhân loại.
b. Tưởng niệm việc Chúa Giêsu khải hoàn vào thành thánh Giêrusalem.
c. Kỷ niệm việc Con Thiên Chúa làm người.
d. Chỉ b và c đúng.
191. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tưởng niệm Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết trên thánh giá, vì thế, các tín hữu có thái độ gì?
a. Hồi tâm.
b. Thinh lặng ăn chay kiêng thịt để chia sẻ cuộc thương khó của Chúa.
c. Mở tâm hồn đón nhận ơn cứu rỗi.
d. Cả a, b và c đúng.
192. Ngày lễ Phục Sinh là ngày lễ gì?
a. Ngày Chúa Giêsu sống lại.
b. Ngày lễ quan trọng nhất trong Năm Phụng vụ.
c. Ngày lễ Mẹ của mọi ngày Chúa Nhật.
d. Cả a, b và c đúng.
193. Trên hình Thánh Giá ở cây nến Phục Sinh, Linh Mục ghim năm hạt hợp hương mang ý nghĩa gì?
a. Những đau khổ Chúa Giêsu phải chịu.
b. Biểu tượng của năm dấu đanh Chúa Giêsu.
c. Những phép lạ Chúa Giêsu làm để cứu độ con người.
d. Những chiếc bánh Chúa Giêsu dùng để nuôi sống 5000 người.
194. Allêluia có nghĩa là gì?
a. Hãy ngợi khen Thiên Chúa.
b. Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
c. Lạy Chúa Giêsu, Xin hãy đến.
d. Xin cho mọi sự được nên trọn.
195. Đêm Vọng phục sinh có những nghi thức gì?
a. Nghi thức làm phép lửa mới và rước Nến phục sinh, rồi hát bài công bố Tin Mừng Phục Sinh; Phần Phụng vụ Lời Chúa.
b. Cử hành các bí tích khai tâm Kitô giáo, và tuyên lại các lời hứa rửa tội, cũng gọi là Phụng vụ Thánh Tẩy.
c. Phụng vụ Thánh Thể.
d. Cả a, b, và c đúng.
196. Lửa là hình ảnh tượng trưng Chúa Kitô, Ánh Sáng thế gian. Khi thánh hóa lửa, Hội Thánh có ý gì?
a. Cầu xin cho lửa yêu mến hun đúc tâm hồn mọi tín hữu để họ luôn biết yêu mến những sự trên trời.
b. Cầu xin cho mọi người không ở trong tối tăm tội lỗi
c. Cầu xin cho mọi tín hữu thoát khỏi ách tối tăm của ma quỷ
d. Chỉ b và c đúng
197. Chúa Nhật II Phục sinh Hội Thánh kính nhớ điều gì?
a. Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu.
b. Thánh Tâm Chúa Giêsu.
c. Mình Máu Thánh Chúa Giêsu.
d. Kính nhớ các Dấu đinh của Chúa Giêsu.
198. Chúa Nhật IV Phục sinh Hội Thánh dành cầu nguyện cho điều gì?
a. Cho hòa bình.
b. Cho các bệnh nhân.
c. Cho ơn thiên triệu linh mục – tu sĩ.
d. Cho sự hiệp nhất giữa các Giáo Hội Kitô.
199. Trong Mùa Phục Sinh đọc kinh gì thay cho kinh Truyền tin?
a. Kinh Lạy Nữ Vương.
b. Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.
c. Kinh Vinh Danh.
d. Kinh Sáng Danh.
200. Mùa Phục sinh kết thúc với lễ gì?
a. Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên.
b. Lễ Chúa Ba Ngôi.
c. Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
d. Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
201. Mùa Thường Niên gồm bao nhiêu tuần lễ?
a. 24 tuần lễ.
b. 28 tuần lễ.
c. 34 tuần lễ.
d. 40 tuần lễ.
202. Mùa Thường Niên kết thúc với lễ gì?
a. Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên.
b. Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ.
c. Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
d. Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.
203. Mùa Thường Niên, Giáo Hội mừng kính điều gì?
a. Thời gian kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người.
b. Thời gian kính nhớ việc Chúa Giêsu phục sinh.
c. Giáo Hội không cử hành mầu nhiệm đặc biệt nào của Chúa Kitô, nhưng tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Kitô trong sự sung mãn của Người.
d. Mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô.
204. Trong Phụng vụ sử dụng màu trắng, xanh lá cây, đỏ và tím. Màu trắng tượng trưng cho điều gì?
a. Cho niềm vui,
b. Cho sự chiến thắng,
c. Cho sự thuần khiết có được từ đức tin.
d. Cả a, b và c đúng.
205. Màu trắng được dùng trong mùa nào?
a. Mùa Thường Niên.
b. Mùa Giáng Sinh.
c. Mùa Phục Sinh.
d. Chỉ b và c đúng.
206. Trong Phụng vụ sử dụng màu trắng, xanh lá cây, đỏ và tím. Màu xanh lá cây biểu tượng cho điều gì?
a. Hy vọng,
b. Sự sống,
c. Sự phát triển.
d. Cả a, b và c đúng.
207. Màu xanh lá cây được dùng trong mùa nào?
a. Mùa Thường Niên.
b. Mùa Giáng Sinh.
c. Mùa Phục Sinh.
d. Mùa Chay.
208. Trong Phụng vụ sử dụng màu trắng, xanh lá cây, đỏ và tím. Màu đỏ tượng trưng cho điều gì?
a. Máu.
b. Lửa.
c. Nước.
d. Chỉ a và b đúng.
209. Màu đỏ được dùng trong những lễ nào?
a. Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Sáu Tuần Thánh, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống,
b. Các cử hành Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu,
c. Lễ kính các Thánh Tông Đồ, các Thánh Sử và các Thánh Tử Đạo.
d. Cả a, b và c đúng.
210. Trong Phụng vụ sử dụng màu trắng, xanh lá cây, đỏ và tím. Màu tím liên quan tới điều gì?
a. Sự ăn năn,
b. Sự thống hối,
c. Sự chờ đợi.
d. Cả a, b và c đúng.
211. Màu tím được dùng trong những dịp nào nào?
a. Mùa Chay,
b. Mùa Vọng,
c. Khi cử hành lễ an táng và lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.
d. Cả a, b và c đúng.
V. LỄ SINH VỚI THÁNH KINH
212. Kinh Thánh là sách ghi lại Lời của ai nói với con người?
a. Thiên Chúa. b. Hội Thánh.
c. Cộng đoàn. d. Tiền nhân.
213. Kinh Thánh được viết ra dưới sự linh hứng của ai?
a. Các thiên thần. b. Các thánh.
c. Chúa Thánh Thần. d. Hội Thánh.
214. Ai đã trao cho Hội Thánh nhiệm vụ gìn giữ và giải thích Lời Chúa?
a. Thiên Chúa. b. Các thánh.
c. Chúa Kitô. d. Giáo Hội.
215. Chúa Kitô đã trao cho Hội Thánh nhiệm vụ gìn giữ và giải thích điều gì?
a. Các phép lạ của Chúa. b. Lời Chúa.
c. Các kinh nguyện. d. Chỉ a và c đúng.
216. Sách gì là sách ghi lại Lời Thiên Chúa nói với con người?
a. Tứ Kinh. b. Đạo đức kinh.
c. Kinh Koran. d. Kinh Thánh.
217. Để hiểu đúng Kinh Thánh, chúng ta phải xin ai soi sáng?
a. Các thiên thần. b. Các thánh.
c. Chúa Thánh Thần. d. Các thầy cô.
218. Để hiểu đúng Kinh Thánh, chúng ta phải xin Chúa Thánh Thần soi sáng và vâng theo lời chỉ dạy của ai?
a. Các Ngôn sứ. b. Hội Thánh.
c. Các thánh. d. Các Kitô hữu.
219. Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước gồm có bao nhiêu cuốn?
a. 24 cuốn. b. 46 cuốn.
c. 66 cuốn. d. 73 cuốn.
220. Kinh Thánh Cựu Ước có bao nhiêu cuốn?
a. 24 cuốn. b. 36 cuốn.
c. 46 cuốn. d. 73 cuốn.
221. Cựu Ước được chia làm 4 phần. Gồm những phần nào?
a. Ngũ Thư.
b. Các sách Lịch Sử.
c. Các sách Giáo Huấn và Các sách Ngôn Sứ.
d. Cả a, b và c đúng.
222. Các sách Ngũ Thư gồm những tác phẩm nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
223. Các sách Lịch Sử gồm có bao nhiêu cuốn?
a. 7 cuốn. b. 12 cuốn.
c. 16 cuốn. d. 18 cuốn.
224. Các sách Lịch sử gồm những tác phẩm nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
225. Các sách Lịch Sử nào có nhân vật chính là phụ nữ?
a. Rút. b. Giuđitha.
c. Étte. d. Cả a, b và c đúng.
226. Các sách Giáo Huấn gồm có bao nhiêu cuốn?
a. 7 cuốn. b. 12 cuốn.
c. 16 cuốn. d. 18 cuốn.
227. Các sách Giáo Huấn gồm những tác phẩm nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
228. Các sách Ngôn Sứ gồm có bao nhiêu cuốn?
a. 7 cuốn. b. 12 cuốn.
c. 16 cuốn. d. 18 cuốn.
229. Các sách Ngôn Sứ gồm những tác phẩm nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
230. Bốn Ngôn sứ lớn là những ngôn sứ nào?
a. Ngôn sứ Isaia. b. Ngôn sứ Giêrêmia.
c. Ns Êdêkien và Đanien. d. Cả a, b và c đúng.
231. Sách nào không thuộc phần Ngũ Thư?
a. Lê vi. b. Rút.
c. Đệ nhị luật. d. Xuất hành.
232. Sách nào không thuộc phần Lịch sử?
a. Lê vi. b. Rút.
c. Giôsuê. d. Étte.
233. Sách nào không thuộc phần Giáo Huấn?
a. Giảng viên.
b. Gióp.
c. Huấn ca.
d. Thẩm phán.
234. Sách nào không thuộc phần Ngôn sứ?
a. Giôna. b. Giôsuê.
c. Hôsê. d. Đanien.
235. Kinh Thánh Tân Ước có bao nhiêu cuốn?
a. Có 12 cuốn. b. Có 24 cuốn.
c. Có 27 cuốn. d. Có 36 cuốn.
236. Kinh Thánh Tân Ước có bao nhiêu cuốn Tin mừng?
a. 1 Tin mừng. b. 2 Tin mừng.
c. 3 Tin mừng. d. 4 Tin mừng.
357. Tin mừng gồm có những tác phẩm nào?
a. Tin mừng thánh Mátthêu.
b. Tin mừng thánh Máccô.
c. Tin mừng thánh Lucca và thánh Gioan.
d. Cả a, b và c đúng.
238. Tác phẩm về đời sống Hội Thánh sơ khai có tên là gì?
a. Thư Do thái. b. Sách Công vụ Tông đồ.
c. Sách Khải Huyền. d. Các Thư chung.
239. Ai là tác giả sách Công vụ Tông đồ?
a. Thánh Gioan. b. Thánh Máccô.
c. Thánh Luca. d. Thánh Phaolô.
240. Trừ thư Do thái, thánh Phaolô có bao nhiêu thư?
a. Có 7 thư. b. Có 9 thư.
c. Có 13 thư. d. Có 17 thư.
241. 13 thư của thánh Phaolô gồm những thư nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
242. Những tác giả thư Công giáo là ai?
a. Thánh Giacôbê. b. Thánh Phêrô.
c. Th Gioan và thánh Giuđa. d. Cả a, b và c đúng.
243. Thư Công giáo gồm có bao nhiêu thư?
a. Có 3 thư. b. Có 7 thư.
c. Có 10 thư. d. Có 12 thư.
244. 7 thư Công giáo gồm những thư nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
245. Tác giả sách Khải Huyền là ai?
a. Thánh Giacôbê. b. Thánh Phêrô.
c. Thánh Gioan. d. Thánh Luca.
246. Ai không phải là tác giả của Tân Ước?
a. Thánh Giacôbê. b. Thánh Phêrô.
c. Thánh Giuse. d. Thánh Luca.
247. Sách được xếp đầu tiên của bộ Thánh Kinh Cựu và Tân Ước là sách gì?
a. Sách Sáng thế. b. Sách Xuất hành.
c. Sách Đệ nhị luật. d. Sách Thủ lãnh.
248. Sách được xếp cuối cùng của bộ Thánh Kinh Cựu và Tân Ước là sách gì?
a. Sách Lêvi. b. Sách Các Vua.
c. Sách Công vụ Tông đồ. d. Sách Khải Huyền.
249. Sách được xếp cuối cùng của bộ Thánh Kinh Cựu Ước là sách gì?
a. Sách Đệ Nhị Luật. b. Sách ngôn sứ Hôsê.
c. Sách Khải Huyền. d. Sách ngôn sứ Malakia.
250. Nội dung chính của Cựu Ước là gì?
a. Những mạc khải về Thiên Chúa.
b. Những giáo huấn về đời sống con người.
c. Những kho tàng kinh nguyện và những lời tiên báo về Đấng Cứu Thế.
d. Cả a, b và c đúng.
251. Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những lời tiên báo về ai?
a. Giáo Hội Chúa Kitô.
b. Dân tộc Ítraen.
c. Đấng Cứu Thế.
d. Ngôn sứ Gioan Tẩy giả.
252. Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những mạc khải về ai?
a. Mạc khải về Thiên Chúa.
b. Các thiên thần.
c. Các thụ tạo của Thiên Chúa.
d. Các thánh trên trời.
253. Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những giáo huấn về điều gì?
a. Về sự sống mai sau.
b. Các phong tục của người Do thái.
c. Về các nghi lễ của đạo Do thái.
d. Về đời sống con người.
254. Một trong những nội dung chính của Cựu Ước là những kho tàng gì?
a. Kho tàng thần thoại.
b. Kho tàng chuyện cổ tích.
c. Kho tàng kinh nguyện.
d. Kho tàng các anh hùng.
255. Nội dung chính của Tân Ước là gì?
a. Cuộc đời Chúa Giêsu.
b. Các giáo huấn của Chúa Giêsu.
c. Đời sống Hội Thánh thời sơ khai.
d. Cả a, b và c đúng.
256. Nội dung chính của Tân Ước là cuộc đời của ai?
a. Thánh Phaolô. b. Thánh Phêrô.
c. Chúa Giêsu. d. Th Gioan Tẩy giả.
257. Ai là trung tâm của toàn bộ Kinh Thánh?
a. Chúa Giêsu Kitô. b. Chúa Cha.
c. Hội Thánh. d. Các Tông đồ.
258. Sách gì nuôi dưỡng và hướng dẫn toàn thể đời sống chúng ta?
a. Sách đạo đức. b. Sách Kinh Thánh.
c. Sách kinh nguyện. d. Sách học làm người.
259. Kinh Thánh mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
a. Nuôi dưỡng toàn thể đời sống chúng ta.
b. Hướng dẫn toàn thể đời sống chúng ta.
c. Cho chúng ta những kiến thức khoa học.
d. Chỉ a và b đúng.
VI. LỄ SINH VỚI CÁC MƯỜI ĐIỀU RĂN
A, Kinh Mười Điều Răn
Kinh Mười Điều Răn
Đạo Đức Chúa Trời có Mười Điều Răn:
Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và
kính mến Người trên hết mọi sự.
Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật.
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ.
Thứ năm: Chớ giết người.
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục.
Thứ bảy: Chớ lấy của người.
Thứ tám: Chớ làm chứng dối.
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.
Thứ mười: Chớ tham của người.
Mười Điều Răn ấy tóm về hai này mà chớ:
trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự,
sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen
260. Điều Răn Thứ Nhất dạy chúng ta những gì?
a. Tin kính, trông cậy Thiên Chúa.
b. Yêu mến Thiên Chúa.
c. Thờ phượng một mình Thiên Chúa.
d. Cả a, b và c đúng.
261. Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa thế nào?
a. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng.
b. Yêu mến Thiên Chúa hết sức.
c. Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
d. Cả a, b và c đúng.
262. Nghịch với Điều Răn Thứ Nhất là chối bỏ ai?
a. Thiên Chúa. b. Bạn bè.
c. Hiền nhân. d. Thầy cô.
263. Nghịch với Điều Răn Thứ Nhất là cố tình thử thách ai?
a. Thiên Chúa. b. Các thiên thần.
c. Các thánh. d. Thầy cô.
264. Tội nghịch với Điều Răn Thứ Nhất là những tội nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
265. Điều Răn Thứ Hai dạy chúng ta tôn kính Danh của ai?
a. Thiên Chúa. b. Thầy cô.
c. Hiền nhân. d. Bạn bè.
266. Tội nghịch Điều Răn Thứ Hai là là xúc phạm đến Thiên Chúa và ai?
a. Các thầy cô. b. Hội Thánh.
c. Cha mẹ. d. Tổ tiên.
267. Tội nghịch Điều Răn Thứ Hai là sử dụng Danh Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh cách thế nào?
a. Tùy tiện. b. Bất xứng.
c. Ích kỷ. d. Hời hợt.
268. Tội nghịch Điều Răn Thứ Hai là là lấy Danh Thiên Chúa làm chứng cho một điều gì?
a. Chân thật. b. Gian dối.
c. Chưa chắc chắn. d. Không tin.
269. Tội nghịch Điều Răn Thứ Hai là không giử những điều gì nhân danh Thiên Chúa?
a. Thề hứa. b. Thực hiện.
c. Sám hối. d. Đòi hỏi.
270. Điều Răn Thứ Ba dạy chúng ta thánh hóa ngày nào?
a. Ngày Sa bát. b. Ngày Chúa nhật.
c. Lễ Đền Tội. d. Lễ Ngũ Tuần.
271. Điều Răn thứ ba dạy chúng ta cử hành ngày lễ ngày Chúa Nhật thế nào?
a. Tham dự Thánh Lễ.
b. Kiêng việc xác ngày Chúa Nhật.
c. Làm các việc đạo đức, bác ái.
d. Cả a, b và c đúng.
272. Ai tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật là đã làm gì?
a. Sống tốt đời đẹp đạo.
b. Sống bác ái yêu thương với mọi người.
c. Chu toàn nghĩa vụ cao cả nhất trong tuần để tôn vinh Thiên Chúa.
d. Cả a, b và c đúng.
273. Ai tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật là đã chu toàn nghĩa vụ cao cả nhất trong tuần để tôn vinh Thiên Chúa, họ nhận được những gì?
a. Tràn đầy ân sủng.
b. Niềm vui chan hòa.
c. Lời khen ngợi của cộng đoàn.
d. Chỉ có a và b đúng.
274. Bỏ Thánh Lễ ngày Chúa Nhật khi không có lý do chính đáng là lỗi bổn phận quan trọng đối với Thiên Chúa. Đó là tội nặng hay tội nhẹ?
a. Tội nặng. b. Tội nhẹ.
275. Khi có lý do chính đáng không thể tham dự Thánh Lễ Chúa nhật được, chúng ta cần bù lại bằng cách nào để thánh hóa ngày ấy?
a. Cầu nguyện.
b. Làm việc bác ái tông đồ.
c. Lao động chân tay.
d. Chỉ có a và b đúng.
276. Kiêng việc xác ngày Chúa Nhật và ngày lễ buộc có ý nghĩa gì?
a. Để có thời gian chu toàn nghĩa vụ thờ phượng Chúa và làm việc bác ái.
b. Mừng kỷ niệm việc Chúa Giêsu sống lại vào ngày đầu tuần.
c. Tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa về ngày lễ nghỉ …
d. Cả a, b và c đúng.
277. Khi có lý do chính đáng, chúng ta có thể hoạt động ngày Chúa Nhật và ngày lễ buộc, trừ những lễ nào? Anh chị hãy kể ra:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
278. Điều Răn Thứ Tư dạy chúng ta phải thảo kính ai?
a. Bạn bè. b. Cha mẹ.
c. Mọi người. d. Nhân viên.
279. Để tỏ lòng thảo kính cha mẹ, chúng ta cần phải làm gì?
a. Tôn kính cha mẹ. b. Biết ơn cha mẹ.
c. Vâng lời cha mẹ trong những điều chính đáng.
d. Cả a, b và c đúng.
280. Khi cha mẹ còn sống, chúng ta phải làm gì?
a. Lo cho cha mẹ về phần xác.
b. Lo cho cha mẹ về phần hồn.
c. Lo an táng cha mẹ.
d. Chỉ a và b đúng.
281. Khi cha mẹ qua đời, chúng ta cần làm những gì?
a. Lo việc an táng cho cha mẹ.
b. Cầu nguyện cho cha mẹ.
c. Xin lễ cho cha mẹ.
d. Cả a, b và c đúng.
282. Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì đối với nhau?
a. Phải biết kính trên nhường dưới.
b. Phải yêu thương giúp đỡ nhau.
c. Phải đùm bọc lẫn nhau.
d. Cả a, b và c đúng.
283. Điều Răn nào dạy chúng ta tôn trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên?
a. Điều Răn Thứ Ba. b. Điều Răn Thứ Năm.
c. Điều Răn Thứ sáu. d. Điều Răn Thứ Tám.
284. Tôn trọng sự sống tự nhiên là thế nào?
a. Gìn giữ sức khỏe, giữ vệ sinh chung.
b. Bảo vệ sự sống con người.
c. Không làm hại mạng sống của mình hay của người khác.
d. Cả a, b và c đúng.
285. Tôn trọng sự sống siêu nhiên là thế nào?
a. Quan tâm đến lợi ích của linh hồn mình và người khác.
b. Quyết tâm xa lánh tội lỗi.
c. Chăm lo cầu nguyện và luyện tập nhân đức.
d. Cả a, b và c đúng.
286. Ai là chủ và có quyền trên sự sống?
a. Cha mẹ. b. Thiên Chúa.
c. Xã hội. . Bản thân.
287. Phá hoại hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình hay của người khác là tội nghịch với Điều Răn nào?
a. Điều Răn Thứ Ba. b. Điều Răn Thứ Năm.
c. Điều Răn Thứ sáu. d. Điều Răn Thứ Tám.
288. Làm gương xấu lôi kéo người khác phạm tội là tội nghịch với Điều Răn nào?
a. Điều Răn Thứ Ba. b. Điều Răn Thứ Năm.
c. Điều Răn Thứ sáu. d. Điều Răn Thứ Tám.
289. Sống khiết tịnh theo bậc sống của mình là lời dạy của Điều Răn nào?
a. Điều Răn Thứ Ba. b. Điều Răn Thứ Năm.
c. Điều Răn Thứ sáu. d. Điều Răn Thứ Tám.
290. Để sống đức khiết tịnh chúng ta cần phải làm gì? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
291. Điều Răn Thứ Bảy dạy chúng ta sống thế nào?
a. Chân thành. b. Yêu thương.
c. Tiết độ. d. Công bằng.
292. Điều Răn Thứ Bảy dạy chúng ta sống công bằng thế nào?
a. Tôn trọng của cải của người khác.
b. Sử dụng của cải trong tinh thần liên đới.
c. Chia sẻ của cải với mọi người.
d. Cả a, b và c đúng.
293. Tôn trọng của cải của người khác là thế nào?
a. Không được lấy.
b. Không làm hư hại của cải của người khác.
c. Giữ của người khác cách bất công.
d. Cả a, b và c đúng.
294. Trộm cướp là tội nghịch với Điều Răn nào?
a. Điều Răn Thứ Năm. b. Điều Răn Thứ Sáu.
c. Điều Răn Thứ Bảy. d. Điều Răn Thứ Tám.
295. Tội lấy của người khác cách bất công là những tội nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
296. Tội giữ của người khác cách bất công là những tội nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
297. Điều Răn Thứ Tám dạy chúng ta những gì?
a. Sống thành thật. b. Làm chứng cho sự thật.
c. Tôn trọng danh dự mọi người.
d. Cả a, b và c đúng.
298. Tội nghịch với Điều Răn Thứ Tám là tán đồng với điều gì?
a. Điều hay. b. Điều xấu.
c. Lẽ phải. d. Sự thật.
299. Chúng ta phải tôn trọng danh dự người khác thế nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
300. Nghịch với Điều Răn Thứ tám là những tội nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
301. Điều Răn Thứ Chín dạy chúng ta sống thế nào để tâm hồn được luôn trong sáng?
a. Sống trong sạch trong suy nghĩ.
b. Sống trong sạch trong lời nói.
c. Sống trong sạch trong việc làm.
d. Cả a, b và c đúng.
302. Để tâm hồn được luôn trong sáng, chúng ta năng đọc gì để nuôi dưỡng tâm hồn?
a. Năng đọc Lời Chúa.
b. Năng đọc sách báo lành mạnh.
c. Năng xem phim giải trí.
d. Chỉ a và b đúng.
303. Để tâm hồn được luôn trong sáng, chúng ta năng làm gì?
a. Rước lễ. b. Cầu nguyện.
c. Xét mình, xưng tội. d. Cả a, b và c đúng.
304. Điều Răn Thứ Mười dạy chúng ra những gì?
a. Giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng.
b. Không ham muốn của người khác.
c. Không ghen tỵ với người khác.
d. Cả a, b và c đúng.
305. Để giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, chúng ta cần tập sống thế nào?
a. Sống tinh thần nghèo khó.
b. Biết hy sinh từ bỏ.
c. Dành ưu tiên cho việc tìm kiếm Nước Trời.
d. Cả a, b và c đúng.
B. Năm Điều Răn Hội Thánh
Kinh Năm Điều Răn Hội Thánh
Hội Thánh có Năm Điều Răn:
Thứ nhất: Dự lễ và kiêng việc xác ngày Chúa Nhật
cùng các ngày lễ buộc.
Thứ hai: Xưng tội trong một năm ít là một lần.
Thứ ba: Rước Mình Thánh Chúa
trong Mùa Phục Sinh.
Thứ bốn: Giữ chay và kiêng thịt những ngày
Hội Thánh buộc.
Thứ năm: Góp công góp của xây dựng Hội Thánh,
tùy theo khả năng của mình.
306. Hội Thánh có mấy điều răn?
a. Ba Điều Răn.
b. Năm Điều Răn.
c. Bảy Điều Răn.
d. Mười Điều Răn.
307. Điều Răn Thứ Nhất của Hội Thánh dạy chúng ta làm gì ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc?
a. Dự lễ. b. Kiêng việc xác,
c. Chay tịnh. d. Chỉ a và b đúng.
308. Điều Răn Thứ Hai của Hội Thánh dạy chúng ta phải làm gì trong một năm ít là một lần?
a. Thêm sức. b. Rước lễ.
c. Xưng tội. d. Ăn chay.
309. Điều Răn Thứ Ba của Hội Thánh dạy chúng ta phải làm gì trong mùa Phục Sinh?
a. Xưng tội. b. Rước lễ.
c. Ăn chay. d. Sám hối.
310. Điều Răn Thứ Bốn Hội Thánh dạy chúng ta điều gì?
a. Rước lễ trong mùa Phục sinh.
b. Xưng tội trong một năm ít là một lần.
c. Tham dự Thánh Lễ ngày Chúa nhật.
d. Giữ chay và kiêng thịt trong những ngày Hội Thánh buộc.
311. Điều Răn Thứ Bốn Hội Thánh dạy chúng ta giữ chay và làm gì trong những ngày Hội Thánh buộc?
a. Ăn chay.
b. Kiêng thịt.
c. Bố thí.
d. Cầu nguyện.
312. Hội Thánh buộc chúng ta phải giữ chay những ngày nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
313. Hội Thánh buộc chúng ta phải kiêng thịt những ngày nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
314. Người tín hữu buộc phải kiêng thịt từ khi nào?
a. Từ khi trọn 7 tuổi cho đến hết đời.
b. Từ khi trọn 10 tuổi cho đến hết đời.
c. Từ khi trọn 14 tuổi cho đến hết đời.
d. Từ khi trọn 18 tuổi cho đến 59 tuổi trọn.
315. Người tín hữu buộc phải ăn chay từ khi nào?
a. Từ khi trọn 7 tuổi cho đến hết 60 tuổi.
b. Từ khi trọn 18 tuổi cho đến hết đời.
c. Từ khi trọn 14 tuổi cho đến 59 tuổi trọn.
d. Từ khi trọn 18 tuổi cho đến 59 tuổi trọn.
316. Người tín hữu ăn chay thế nào?
a. Trong ngày chỉ được ăn một bữa no.
b. 2 bữa còn lại ăn ít hơn.
c. Thời gian còn lại trong ngày không được ăn vặt và chỉ được uống nước lã hoặc trà.
d. Cả a, b và c đúng.
317. Điều Răn Thứ Năm của Hội Thánh dạy chúng ta đóng góp cho các nhu cầu gì của Hội Thánh theo khả năng của mình?
a. Thiêng liêng. b. Vật chất.
c. Truyền giáo. d. Văn hóa.
318. Tham dự Thánh Lễ ngày Chúa nhật là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?
a. Điều Răn Thứ Nhất.
b. Điều Răn Thứ Hai.
c. Điều Răn Thứ Ba.
d. Điều Răn Thứ Tư.
319. Kiêng việc xác ngày Chúa nhật là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?
a. Điều Răn Thứ Nhất. b. Điều Răn Thứ Hai.
c. Điều Răn Thứ Ba. d. Điều Răn Thứ Tư.
320. Kiêng thịt trong những ngày Hội Thánh buộc là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?
a. Điều Răn Thứ Nhất. b. Điều Răn Thứ Hai.
c. Điều Răn Thứ Ba. d. Điều Răn Thứ Tư.
321. Đóng góp cho các nhu cầu vật chất của Hội Thánh là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?
a. Điều Răn Thứ Nhất.
b. Điều Răn Thứ Hai.
c. Điều Răn Thứ Ba.
d. Điều Răn Thứ Năm.
322. Theo Giáo luật số 1246,1: Ngoài ngày Chúa nhật, những ngày lễ buộc là những lễ nào?
a. 4 lễ kính mầu nhiệm Chúa Kitô.
b. 3 lễ kính Đức Maria.
c. 3 lễ dành cho các Thánh.
d. Cả a, b và c đúng.
323. Bốn lễ buộc kính mầu nhiệm của Chúa Kitô là những lễ nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
324. Ba lễ buộc kính Đức Maria là những lễ nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
325. Ba lễ buộc dành cho các thánh là những lễ nào? Em hãy kể ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
326. Ở Việt Nam, các Đức Giám Mục, theo Điều 1246 § 2, xin các đặc ân vẫn có đối với các lễ buộc. Tại Giáo tỉnh Hà Nội, ngoài các ngày Chúa Nhật, chỉ buộc giữ “Tứ Quý”, tức là 4 ngày lễ trọng là những lễ nào?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
327. Ở Việt Nam, các Đức Giám Mục, theo Điều 1246 § 2, xin các đặc ân vẫn có đối với các lễ buộc. Tại các Giáo tỉnh Huế và Giáo tỉnh Sài gòn, ngoài các ngày Chúa nhật, chỉ buộc giữ lễ gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
328. Các tín hữu đã được rửa tôi buộc phải tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật và những ngày lễ buộc khi đã sử dụng trí khôn và đã trọn bao nhiêu tuổi? (Giáo Luật số 11)
a. 7 tuổi trọn. b. 9 tuổi trọn.
c. 12 tuổi trọn. d. 14 tuổi trọn.
329. “Người nào tham dự Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Công giáo trong chính ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ”. (Gl 1248,1). Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
330. Người tín hữu có thể tham dự bất cứ Thánh Lễ nào chiều ngày áp lễ, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ (như lễ cưới, lễ an táng, lễ giỗ, lễ tạ ơn) miễn là được cử hành theo nghi thức Công giáo. Đúng hay sai?
a. Đúng. b. Sai.
331. Những trường hợp nào người tín hữu có thể được miễn chuẩn tham dự Thánh Lễ?
a. Người bệnh, người chăm sóc cho bệnh nhân.
b. Người ở xa nhà thờ.
c. Người bị ngăn trở do nghề nghiệp….
d. Cả a, b và c đúng.
C. Tám Mối Phúc
Kinh Phúc Thật Tám Mối
Thứ nhất: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
Thứ hai: Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Thứ ba: Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Thứ bốn: Phúc thay ai khao khát nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
Thứ năm: Phúc thay ai thương xót người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Thứ sáu: Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Thứ bảy: Phúc thay ai xây dựng hòa bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Thứ tám: Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.
332. Con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực được Chúa Giêsu dạy là gì? b.
a. Kinh Lạy Cha. b. Tám Mối Phúc.
c. Khổ chế. d. Làm việc bác ái.
333. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì điều gì là của họ?
a. Nước Trời. b. Đất Hứa.
c. Được gọi là con Thiên Chúa. d. Được xót thương.
334. Phúc thay ai thế nào, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp?
a. Bị bách hại. b. Khao khát nên người công chính.
c. Hiền lành. d. Có tâm hồn thanh sạch.
335. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được gì?
a. Đất Hứa làm gia nghiệp.
b. Được gọi là con Thiên Chúa.
c. Được Thiên Chúa ủi an.
d. Được nhìn thấy Thiên Chúa.
336. Phúc thay ai khao khát nhân đức trọn lành, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được gì?
a. Được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
b. Được gọi là con Thiên Chúa.
c. Được Thiên Chúa ủi an.
d. Được nhìn thấy Thiên Chúa.
337. Phúc thay ai thương xót người, vì họ sẽ được gì?
a. Được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
b. Được gọi là con Thiên Chúa.
c. Được Thiên Chúa xót thương.
d. Được nhìn thấy Thiên Chúa.
338. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được gì?
a. Được Đất Hứa làm gia nghiệp.
b. Được gọi là con Thiên Chúa.
c. Được Thiên Chúa ủi an.
d. Được nhìn thấy Thiên Chúa.
339. Phúc thay ai xây dựng điều gì, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa?
a. Yêu thương. b. Hòa bình.
c. Hiệp thông. d. Đạo đức.
340. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì điều gì là của họ?
a. Đất hứa làm gia nghiệp. b. Nước Trời.
c. Con Thiên Chúa. d. Hạnh phúc vĩnh cửu.
341. Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Đây là mối phúc thứ mấy
a. Mối phúc thứ hai. b. Mối phúc thứ năm.
c. Mối phúc thứ bảy. d. Mối phúc thứ tám.
342. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Đây là mối phúc thứ mấy?
a. Mối phúc thứ hai. b. Mối phúc thứ năm.
c. Mối phúc thứ bảy. d. Mối phúc thứ tám.
343. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Đây là mối phúc thứ mấy?
a. Mối phúc thứ bốn. b. Mối phúc thứ sáu.
c. Mối phúc thứ bảy. d. Mối phúc thứ tám.
344. Phúc thay ai thương xót người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Đây là mối phúc thứ mấy?
a. Mối phúc thứ bốn. b. Mối phúc thứ sáu.
c. Mối phúc thứ bảy. d. Mối phúc thứ tám.
345. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Đây là mối phúc thứ mấy? a. Mối phúc thứ nhất.
a. Mối phúc thứ nhất. b. Mối phúc thứ ba.
c. Mối phúc thứ năm. d. Mối phúc thứ tám.
VII. LỄ SINH VỚI KINH MÂN CÔI
346. Kinh gì tóm tắt toàn bộ Tin mừng?
a. Kinh Tin Kính. b. Kinh Mười Điều Răn.
c. Kinh Mân Côi. d. Kinh Lạy Cha.
347. Chúng ta hợp với ai mà chiêm ngắm và ca ngợi tình yêu Thiên Chúa qua việc lần hạt Mân Côi?
a. Mẹ Maria. b. Hội Thánh.
c. Cộng đoàn. d. Gia đình.
348. Chúng ta nên cầu xin với Mẹ Maria và các thánh vì các ngài hằng làm gì cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa?
. Yêu thương. b. Nâng đỡ.
c. Che chở. d. Chuyển cầu.
349. Kinh Mân Côi gồm có những mầu nhiệm nào?
a. Năm Sự Vui. b. Năm Sự Sáng.
c. Năm Sự Thương và Năm Sự Mừng.
d. Cả a, b và c đúng.
Năm Sự Vui
Thứ nhất thì ngắm:
Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
Thứ hai thì ngắm:
Đức Bà đi viếng bà thánh Isave.
Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Thứ ba thì ngắm:
Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá.
Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Thứ bốn thì ngắm:
Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.
Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Thứ năm thì ngắm:
Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.
Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
350. Năm Sự Vui có những ngắm nào? Em hãy kể ra:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
351. Ngắm thứ nhất Năm Sự Vui là gì?
a. Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá.
b. Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
c. Đức Bà đi viếng bà thánh Isave.
d. Đức Bà tìm được ĐCGS trong đền thánh.
352. Ngắm thứ hai Năm Sự Vui là gì?
a. Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá.
b. Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
c. Đức Bà đi viếng bà thánh Isave.
d. Đức Bà tìm được ĐCGS trong đền thánh.
353. Ngắm thứ ba Năm Sự Vui là gì?
a. Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá.
b. Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
c. Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá.
d. Đức Bà tìm được ĐCGS trong đền thánh.
354 Ngắm thứ tư Năm Sự Vui là gì?
a. Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.
b. Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
c. Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá.
d. Đức Bà tìm được ĐCGS trong đền thánh.
355. Ngắm thứ năm Năm Sự Vui là gì?
a. Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.
b. Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
c. Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá.
d. Đức Bà tìm được ĐCGS trong đền thánh.
356. Khi ngắm “Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
b. Được lòng yêu người.
c. Được lòng khó khăn.
d. Được ở khiêm nhường.
357. Khi ngắm “Đức Bà đi viếng bà thánh Isave”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
b. Được lòng yêu người.
c. Được lòng khó khăn.
d. Được ở khiêm nhường.
358. Khi ngắm “Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
b. Được lòng yêu người.
c. Được lòng khó khăn.
d. Được ở khiêm nhường.
359. Khi ngắm “Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
b. Được lòng yêu người.
c. Được lòng khó khăn.
d. Được vâng lời chịu lụy.
360. Khi ngắm “Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
b. Được lòng yêu người.
c. Được lòng khó khăn.
d. Được vâng lời chịu lụy.
Năm Sự Sáng
Thứ nhất thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan.
Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.
Thứ hai thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
Ta hãy xin cho được vững tin
vào quyền năng của Ngài.
Thứ ba thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời
và kêu gọi sám hối.
Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
Thứ tư thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi.
Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
Thứ năm thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
Ta hãy xin cho được năng kết hợp cùng
Chúa Giêsu Thánh Thể.
361. Năm Sự Sáng có những ngắm nào? Em hãy kể ra:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
362. Năm Sự Sáng do ai thêm vào?
a. Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII.
b. Thánh Giáo hoàng Phaolô VI.
c. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
d. Đức Thánh Cha Phanxicô.
363. Ngắm thứ nhất Năm Sự Sáng là gì?
a. ĐCGS rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.
b. Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan.
c. Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
d. Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
364. Ngắm thứ hai Năm Sự Sáng là gì?
a. ĐCGS rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.
b. Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan.
c. Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
d. Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
365. Ngắm thứ ba Năm Sự Sáng là gì?
a. ĐCGS rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.
b. Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan.
c. Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
d. Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
366. Ngắm thứ tư Năm Sự Sáng là gì?
a. Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi.
b. Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan.
c. Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
d. Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
367. Ngắm thứ năm Năm Sự Sáng là gì?
a. Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi.
b. Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan.
c. Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
d. Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
368. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
b. Được sống xứng đáng là con cái Chúa.
c. Được vững tin vào quyền năng của Ngài.
d. Được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
369. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
b. Được sống xứng đáng là con cái Chúa.
c. Được vững tin vào quyền năng của Ngài.
d. Được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
370. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
b. Được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
c. Được vững tin vào quyền năng của Ngài.
d. Được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
371. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
b. Được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
c. Được vững tin vào quyền năng của Ngài.
d. Được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
372. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
b. Được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
c. Được vững tin vào quyền năng của Ngài.
d. Được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
Năm Sự Thương
Thứ nhất thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.
Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Thứ hai thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.
Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Thứ ba thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai.
Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Thứ bốn thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá.
Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa.
Thứ năm thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
Ta hãy xin cho được đóng đinh tính xác thịt
vào thánh giá Chúa.
373. Năm Sự Thương có những ngắm nào? Em hãy kể ra:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
374. Ngắm thứ nhất Năm Sự Thương là gì?
a. Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá.
b. Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.
c. Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.
d. Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
375. Ngắm thứ hai Năm Sự Thương là gì?
a. Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá.
b. Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.
c. Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.
d. Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
376. Ngắm thứ ba Năm Sự Thương là gì?
a. Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai.
b. Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.
c. Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.
d. Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
377. Ngắm thứ tư Năm Sự Thương là gì?
a. Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.
b. Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.
c. Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
d. Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá.
378. Ngắm thứ năm Năm Sự Thương là gì?
a. Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.
b. Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.
c. Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
d. Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá.
379. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được hãm mình chịu khó bằng lòng.
b. Được ăn năn tội nên.
c. Được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
d. Được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
380. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được hãm mình chịu khó bằng lòng.
b. Được ăn năn tội nên.
c. Được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
d. Được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
381. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được hãm mình chịu khó bằng lòng.
b. Được ăn năn tội nên.
c. Được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
d. Được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
382. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được vác thánh giá theo chân Chúa.
b. Được ăn năn tội nên.
c. Được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
d. Được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
383. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được vác thánh giá theo chân Chúa.
b. Được ăn năn tội nên.
c. Được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
d. Được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
Năm Sự Mừng
Thứ nhất thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu sống lại.
Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Thứ hai thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu lên trời.
Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
Thứ ba thì ngắm:
Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn
Đức Chúa Thánh Thần.
Thứ bốn thì ngắm:
Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời.
Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
Thứ năm thì ngắm:
Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.
Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên đàng.
384. Năm Sự Mừng có những ngắm nào? Em hãy kể ra:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
385. Ngắm thứ nhất Năm Sự Mừng là gì?
a. Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời.
b. Đức Chúa Giêsu lên trời.
c. Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
d. Đức Chúa Giêsu sống lại.
386. Ngắm thứ hai Năm Sự Mừng là gì?
a. Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời.
b. Đức Chúa Giêsu lên trời.
c. Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
d. Đức Chúa Giêsu sống lại.
387. Ngắm thứ ba Năm Sự Mừng là gì?
a. Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời.
b. Đức Chúa Giêsu lên trời.
c. Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
d. Đức Chúa Giêsu sống lại.
388 Ngắm thứ tư Năm Sự Mừng là gì?
a. Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời.
b. Đức Chúa Giêsu lên trời.
c. Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.
d. Đức Chúa Giêsu sống lại.
389. Ngắm thứ năm Năm Sự Mừng là gì?
a. Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời.
b. Đức Chúa Giêsu lên trời.
c. Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.
d. Đức Chúa Giêsu sống lại
390. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu sống lại”, thì chúng ta xin cho được gì?.
a. Được ái mộ những sự trên trời.
b. Được sống lại thật về phần linh hồn.
c. Ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
d. Được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
391. Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu lên trời”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được ái mộ những sự trên trời.
b. Được sống lại thật về phần linh hồn.
c. Ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
d. Được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
392. Khi ngắm “Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống”, thì chúng ta xin cho được gì?
a. Được ái mộ những sự trên trời.
b. Được sống lại thật về phần linh hồn.
c. Ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
d. Được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
393. Khi ngắm “Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời”, thì chúng ta xin điều gì?
a. Được ái mộ những sự trên trời.
b. Được sống lại thật về phần linh hồn.
c. Ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
d. Được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
394. Khi ngắm “Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời”, thì chúng ta xin điều gì?
a. Được ái mộ những sự trên trời.
b. Được sống lại thật về phần linh hồn.
c. Ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
d. Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên đàng.
395. “Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh” thuộc Năm Sự gì?
a. Năm Sự Vui.
b. Năm Sự Sáng.
c. Năm Sự Thương.
d. Năm Sự Mừng.
396. “Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá” thuộc Năm Sự gì?
a. Năm Sự Vui.
b. Năm Sự Sáng.
c. Năm Sự Thương.
d. Năm Sự Mừng.
397. “Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana” thuộc Năm Sự gì?
a. Năm Sự Vui. b. Năm Sự Sáng.
c. Năm Sự Thương. d. Năm Sự Mừng.
398. “Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể” thuộc Năm Sự gì?
a. Năm Sự Vui. b. Năm Sự Sáng.
c. Năm Sự Thương. d. Năm Sự Mừng.
399. “Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu” thuộc Năm Sự gì?
a. Năm Sự Vui. b. Năm Sự Sáng.
c. Năm Sự Thương. d. Năm Sự Mừng.
400. “Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai” thuộc Năm Sự gì?
a. Năm Sự Vui. b. Năm Sự Sáng.
c. Năm Sự Thương. d. Năm Sự Mừng.
401. “Đức Chúa Giêsu lên trời” thuộc Năm Sự gì?
a. Năm Sự Vui. b. Năm Sự Sáng.
c. Năm Sự Thương. d. Năm Sự Mừng.
402. “Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời” thuộc Năm Sự gì?
a. Năm Sự Vui. b. Năm Sự Sáng.
c. Năm Sự Thương. d. Năm Sự Mừng.
Gb. Nguyễn Thái Hùng
+++++++
Lời giải đáp
402 CÂU LỄ SINH HỌC HỎI
Trắc Nghiệm
I. LỄ SINH
01. d. Cả a, b và c đúng.
02. d. Chỉ a và b đúng.
03. a. Bí tích Thánh Tẩy.
04. d. Cả a, b và c đúng.
05. d. Chỉ a và b đúng.
06. c. Cậu bé Samuen.
07. b. Thượng tế Hêli.
08. d. Cả a, b và c đúng.
09. d. Chỉ a và b đúng.
10. d. Cả a, b và c đúng.
11. d. Cả a, b và c đúng.
12. d. Cả a, b và c đúng.
13. d. Cả a, b và c đúng.
14. d. Cả a, b và c đúng.
15. d. Cả a, b và c đúng.
16. d. Cả a, b và c đúng.
17. d. Cả a, b và c đúng.
18. d. Kinh Phục Vụ Bàn Thánh.
19. a. Đúng.
20. a. Đúng.
21. d. Cả a, b và c đúng.
22. d. Cả a, b và c đúng.
II. LỄ SINH VỚI PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
23. d. Chỉ có a và b đúng.
24. e. Cả a, b, c và d đúng.
25. d. Cả a, b và c đúng.
26. a. Lễ Bẻ Bánh.
27. d. Cả a, b và c đúng.
28. d. Cả a, b và c đúng.
29. d. Cả a, b và c đúng.
30. d. Cả a, b và c đúng.
31. d. Chỉ a và b đúng.
32. b. Chúa Kitô.
33. b. Linh mục hôn bàn thờ để tỏ lòng tôn kính Chúa Kitô.
34. b. Hai lần.
35. d. Chỉ a và b đúng.
36. a. Phần nghi thức đầu lễ.
37. d. Cả a, b và c đúng.
38. b. Phần phụng vụ Lời Chúa.
39. d. Cả a, b và c đúng.
40. d. Cả a, b và c đúng.
41. d. Người đã lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh.
42. c. Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa.
43. d. Cả a, b và c đúng.
44. c. Phần Phụng vụ Thánh Thể.
45. d. Cả a, b và c đúng.
46. a. Lo cho bình hương có than cháy để khi bỏ hương, khói hương nghi ngút nói lên kinh nguyện tỏa bay lên trước tôn nhan Chúa.
47. d. Bốn lần.
48. d. Cả a, b và c đúng.
49. d. Cả a, b và c đúng.
50. d. Chỉ a và b đúng.
51. a. Đúng.
52. a. Đúng.
53. a. Đúng.
54. d. Cả a, b và c đúng.
55. c. Phần Phụng vụ Thánh Thể.
56. a. Vì lời nguyện chưa kết thúc.
57. d. Cả a, b và c đúng.
58. d. Cả a, b và c đúng.
59. b. 60 phút.
60. d. Cả a, b và c đúng.
61. d. Cả a, b và c đúng.
62. d. Mùa Phục sinh.
63. b. Điều Răn Thứ Ba.
64. a. Đúng.
65. d. Cả a, b và c đúng.
66. d. Cả a, b và c đúng.
67. d. Cả a, b và c đúng.
68. c. “Mình Thánh Chúa Kitô”.
69. a. Đúng.
70. a. Đúng.
71. c. Phần Phụng vụ Thánh Thể.
72. c. Phần Phụng vụ Thánh Thể.
73. d. Cả a, b và c đúng.
III. NGÀY SỐNG CỦA LỄ SINH
A. Với Chúa Giêsu
74. d. Chỉ a và b đúng.
75. a. Đúng.
76. d. Cả a, b và c đúng.
77. a. Đúng.
78. d. Cả a, b và c đúng.
79. b. Việc dâng ngày.
80. a. Đúng.
81. d. Cả a, b và c đúng.
82. d. Chỉ a và b đúng.
83. d. Chỉ a và b đúng.
84. a. Đúng.
85. d. Cả a, b và c đúng.
86. a. Đúng.
87. d. Cả a, b và c đúng.
88. d. Cả a, b và c đúng.
89. d. Chỉ a và b đúng.
90. a. Đúng.
91. a. Đúng.
92. d. Lời Chúa.
93. d. Cả a, b và c đúng.
94. d. Cả a, b và c đúng.
95. d. Cả a, b và c đúng.
96. d. Cả a, b và c đúng.
97. d. Cả a, b và c đúng.
98. d. Cả a, b và c đúng.
99. d. Cả a, b và c đúng.
100. d. Chỉ a và b đúng.
101. d. Cả a, b và c đúng.
B. Với Anh Em
102. a. Đúng.
103. a. Đức tính.
104. d. Cả a, b và c đúng.
105. b. Giáo dục nhân bản.
106. d. Chỉ a và b đúng.
107. d. Cả a, b và c đúng.
108. d. Cả a, b và c đúng.
109. b. Thành công.
110. d. Chỉ a và b đúng.
111. d. Cả a, b và c đúng.
112. d. Cả a, b và c đúng.
113. c. Cám ơn.
114. d. Chỉ a và b đúng.
115. d. Cả a, b và c đúng.
116. a. Đúng.
117. b. Dấu Thánh Giá.
118. c. Không được ngồi vào bàn trước người lớn tuổi hoặc có chức vị hơn mình.
C. Các Mẫu Gương
1. Thánh Tarcisiô.
119. a. Thánh Tarcisiô.
120. c. Thánh Tarcisiô.
121. b. Thế kỷ thứ III.
122. c. Rôma.
123. b. Hoàng đế Valerianô.
124. b. Ðức Giáo Hoàng Damasô.
125. a. Đúng.
126. d. Cả a, b và c đúng.
127. b. Ngày 15 tháng 8.
128. b. “Tuổi trẻ của con là sự che chở tốt nhất cho Mình Thánh Chúa.”
2. Thánh ĐaMinh Savio
129. c. Thánh Đaminh Saviô.
130. c. Nước Ý.
131. b. Ông Carlô.
132. d. Cả a, b và c đúng.
133.c. Thánh Gioan Bosco.
134. d. Cả a, b và c đúng.
135. b. Hội Đức Mẹ Vô Nhiễm.
136. b. 15 tuổi.
137. b. Đức Thánh Cha Piô XII.
138. b. Ngày 12 tháng 6 năm 1954.
139. b. Đức Thánh Cha Piô XII.
140. d. “Con vẫn tiếp tục chơi.”
141. b. Ngày 6 tháng 5.
3. Chân Phước Carlo Acutis
142. b. Chân Phước Carlo Acutis.
143. c. Nước Ý.
144. b. Ông Andrea Acutis và bà Antonia Salzano.
145. b. Ngày 03 tháng 5 năm 1991.
146. d. Cả a, b và c đúng.
147. d. Cả a, b và c đúng.
148. d. Ngày 12 tháng 10 năm 2006.
149. b. Các Phép lạ Thánh Thể.
150. c. Đức Thánh Cha Phanxicô.
151. c. “Thánh Thể là xa lộ lên thiên đàng.”
152. c. Ngày 12 tháng 10.
IV. LỄ SINH VỚI NĂM PHỤNG VỤ
153. d. Cả a, b và c đúng.
154. d. Cả a, b và c đúng.
155. a. Là thời gian một năm, trong đó Hội Thánh mừng các biến cố trọng đại của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Các Thánh.
156. c. Giúp người tín hữu hiểu và sống các mầu nhiệm trong đạo cách thiết thực hơn.
157. Mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay, mùa Phục Sinh và mùa Thường Niên.
158. d. Vì Hội Thánh muốn triển khai trọn vẹn Mầu Nhiệm Chúa Kitô qua chu kỳ một năm, từ Nhập Thể, Giáng Sinh đến Thăng Thiên, Hiện Xuống và ngày Chúa Kitô quang lâm.
159. d. Chỉ có a và b đúng.
160. d. Đức Giáo Hoàng Gregôriô Cả.
161. d. Chỉ có b và c đúng.
162. b. Nhắc chúng ta nhớ tới gia phả Đức Kitô.
163. b. Thánh Nicolas.
164. b. Ông Gioan Tẩy Giả.
165. c. Kính nhớ Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh và lần tỏ mình đầu tiên của Người.
166. b. Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
167. c. Giêsu.
168. a. Thiên Chúa cứu chuộc.
169. b. Bà Maria.
170. b. Ông Giuse.
171. a. Ông Gioakim và bà Anna.
172. a. Vua Hêrôđê Cả.
173. d. Cả a, b và c đúng.
174. b. Bêlem.
175. c. Đến lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.
176. b. Mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô.
177. b. Mùa Chay kéo dài 40 ngày.
178. c. Thứ tư Lễ Tro.
179. d. Cả a, b và c đúng.
180. d. Chỉ có a và b đúng.
181. a. Tuần lễ trung tâm của Năm Phụng vụ.
182. d. Cả a, b và c đúng.
183. d. Cả a, b và c đúng.
184. c. Bắt đầu từ Thánh Lễ Tiệc ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, tiếp theo là Thứ Sáu Tuần Thánh, Thứ Bảy Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục sinh.
185. d. Cả a, b và c đúng.
186. d. Cả a, b và c đúng.
187. d. Cả a, b và c đúng.
188. d. Cả a, b và c đúng.
189. c. Noi gương Đức Kitô trong tinh thần phục vụ.
190. a. Tưởng niệm cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu trên thánh giá để cứu chuộc toàn thể nhân loại.
191. d. Cả a, b và c đúng.
192. d. Cả a, b và c đúng.
193. b. Biểu tượng của năm dấu đanh Chúa Giêsu.
194. a. Hãy ngợi khen Thiên Chúa.
195. d. Cả a, b, và c đúng.
196. a. Cầu xin cho lửa yêu mến hun đúc tâm hồn mọi tín hữu để họ luôn biết yêu mến những sự trên trời.
197. a. Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu.
198. c. Cho ơn thiên triệu linh mục – tu sĩ.
199. b. Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.
200. c. Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
201. c. 34 tuần lễ.
202. b. Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ.
203. c. Giáo Hội không cử hành mầu nhiệm đặc biệt nào của Chúa Kitô, nhưng tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Kitô trong sự sung mãn của Người.
204. d. Cả a, b và c đúng.
205. d. Chỉ b và c đúng.
206. d. Cả a, b và c đúng.
207. a. Mùa Thường Niên.
208. d. Chỉ a và b đúng.
209. d. Cả a, b và c đúng.
210. d. Cả a, b và c đúng.
211. d. Cả a, b và c đúng.
V. LỄ SINH VỚI THÁNH KINH
212. a. Thiên Chúa.
213. c. Chúa Thánh Thần.
214. c. Chúa Kitô.
215. b. Lời Chúa.
216. d. Kinh Thánh.
217. c. Chúa Thánh Thần.
218. b. Hội Thánh.
219. d. 73 cuốn.
220. c. 46 cuốn.
221. d. Cả a, b và c đúng.
222. Sách Sáng thế, Xuất hành, Lê vi, Dân số và Đệ nhị luật.
223. c. 16 cuốn.
224. Sách Giosuê, Thủ lãnh, Rút, 1 & 2 Samuen, 1 & 2 Vua,1 & 2 Sử biên niên, Étra, Nơkhemia, Tôbia, Giuđitha, Étte, 1 & 2 Macabê.
225. d. Cả a, b và c đúng.
226. a. 7 cuốn.
227. Sách Gióp, Thánh vịnh, Châm ngôn, Giảng viên, Diễm ca, Khôn ngoan và Huấn ca.
228. d. 18 cuốn.
229. Ngôn sứ Isaia, Giêrêmia, Edêkien, Đanien, sách Ai ca, sách Barúc, ngôn sứ Hôsê, Giôen, Amốt, Ôvađia, Giôna, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Xôphônia, Dacaria, Khácgai và Malakia.
230. d. Cả a, b và c đúng.
231. b. Rút.
232. a. Lê vi.
233. d. Thẩm phán.
234. b. Giôsuê.
235. c. Có 27 cuốn.
236. d. 4 Tin mừng.
357. d. Cả a, b và c đúng.
238. b. Sách Công vụ Tông đồ.
239. c. Thánh Luca.
240. c. Có 13 thư.
241. Rôma, 1 & 2 Côrintô, Galát, Êphêxô, Philípphê, Côlôxê, 1&2 Thêxalônica, 1 &2 Timôthê, Titô, Philêmôn.
242. d. Cả a, b và c đúng.
243. b. Có 7 thư.
244. Thư Giacôbê, thư 1 & 2 Phêrô, thư 1 & 2 & 3 Gioan và thư Giuđa.
245. c. Thánh Gioan.
246. c. Thánh Giuse.
247. a. Sách Sáng thế.
248. d. Sách Khải Huyền.
249. d. Sách ngôn sứ Malakia.
250. d. Cả a, b và c đúng.
251. c. Đấng Cứu Thế.
252. a. Mạc khải về Thiên Chúa.
253. d. Về đời sống con người.
254. c. Kho tàng kinh nguyện.
255. d. Cả a, b và c đúng.
256. c. Chúa Giêsu.
257. a. Chúa Giêsu Kitô.
258. b. Sách Kinh Thánh.
259. d. Chỉ a và b đúng.
VI. LỄ SINH VỚI CÁC ĐIỀU RĂN
A. Kinh Mười Điều Răn
260. d. Cả a, b và c đúng.
261. d. Cả a, b và c đúng.
262. a. Thiên Chúa.
263. a. Thiên Chúa.
264. Thờ các loại thụ tạo; mê tín dị đoan, bói toán và ma thuật; cố tình thử thách Thiên Chúa; phạm sự thánh; buôn thần bán thánh, chối bỏ Thiên Chúa; cho rằng con người không biết gì về Thiên Chúa.
265. a. Thiên Chúa.
266. b. Hội Thánh.
267. b. Bất xứng.
268. b. Gian dối.
269. a. Thề hứa.
270. b. Ngày Chúa nhật.
271. d. Cả a, b và c đúng.
272. c. Chu toàn nghĩa vụ cao cả nhất trong tuần để tôn vinh Thiên Chúa.
273. d. Chỉ có a và b đúng.
274. a. Tội nặng.
275. d. Chỉ có a và b đúng.
276. d. Cả a, b và c đúng.
277. Lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh và lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
278. b. Cha mẹ.
279. d. Cả a, b và c đúng.
280. d. Chỉ a và b đúng.
281. d. Cả a, b và c đúng.
282. d. Cả a, b và c đúng.
283. b. Điều Răn Thứ Năm.
284. d. Cả a, b và c đúng.
285. d. Cả a, b và c đúng.
286. b. Thiên Chúa.
287. b. Điều Răn Thứ Năm.
288. b. Điều Răn Thứ Năm.
289. c. Điều Răn Thứ sáu.
290. Năng cầu nguyện, xưng tội và rước lễ; suy nghĩ lành mạnh và sống tiết độ; siêng năng làm việc và tránh ăn uống say sưa quá độ; không giao thiệp và kết bạn với kẻ xấu.
291. d. Công bằng.
292. d. Cả a, b và c đúng.
293. d. Cả a, b và c đúng.
294. c. Điều Răn Thứ Bảy.
295. Trộm cắp, gian lận, cho vay ăn lời quá đáng, hối lộ hoặc lấy của chung, đầu cơ tích trữ, bắt chẹt người tiêu dùng.
296. Không trả nợ, không hoàn lại của lượm được, trả tiền công không công bằng, trốn thuế và chứa chấp của gian.
297. d. Cả a, b và c đúng.
298. b. Điều xấu.
299. Phải luôn nghĩ tốt, nói tốt về người khác; không xét đoán, nói xấu, vu khống và dèm pha người khác.
300. Làm chứng gian hoặc bội thề; nói dối, vu khống, cáo gian; nói hành, nói xấu; tán đồng với điều xấu; không dám làm chứng cho sự thật.
301. d. Cả a, b và c đúng.
302. d. Chỉ a và b đúng.
303. d. Cả a, b và c đúng.
304. d. Cả a, b và c đúng.
305. d. Cả a, b và c đúng.
B. Năm Điều Răn Hội Thánh
306. b. Năm Điều Răn.
307. d. Chỉ a và b đúng.
308. c. Xưng tội.
309. b. Rước lễ.
310. d. Giữ chay và kiêng thịt trong những ngày Hội Thánh buộc.
311.b. Kiêng thịt.
312. Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh.
313. Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh.
314. c. Từ khi trọn 14 tuổi cho đến hết đời.
315. d. Từ khi trọn 18 tuổi cho đến 59 tuổi trọn.
316. d. Cả a, b và c đúng.
317. b. Vật chất.
318. a. Điều Răn Thứ Nhất.
319. a. Điều Răn Thứ Nhất.
320. d. Điều Răn Thứ Tư.
321. d. Điều Răn Thứ Năm.
322. d. Cả a, b và c đúng.
323. Lễ Sinh Nhật Đức Giêsu Kitô, lễ Hiển Linh, lễ Thăng Thiên, lễ Mình và Máu Rất Thánh Đức Kitô.
324. Lễ Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
325. Lễ Thánh Giuse, lễ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, lễ Các Thánh.
326. Lễ Giáng Sinh, lễ Chúa Thăng Thiên, lễ Đức Mẹ Lên Trời và lễ Các Thánh Nam Nữ.
327. Lễ Chúa Giáng Sinh.
328. a. 7 tuổi trọn.
329. a. Đúng.
330. a. Đúng.
331. d. Cả a, b và c đúng.
C. Tám Mối Phúc
332. b. Tám Mối Phúc.
333. a. Nước Trời.
334. c. Hiền lành.
335. c. Được Thiên Chúa ủi an.
336. a. Được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
337. c. Được Thiên Chúa xót thương.
338. d. Được nhìn thấy Thiên Chúa.
339. b. Hòa bình.
340. b. Nước Trời.
341. c. Mối phúc thứ bảy
342. d. Mối phúc thứ tám.
343. b. Mối phúc thứ sáu.
344. a. Mối phúc thứ bốn.
345. a. Mối phúc thứ nhất.
VII. LỄ SINH VỚI KINH MÂN CÔI
346. c. Kinh Mân Côi.
347. a. Mẹ Maria.
348. d. Chuyển cầu.
349. d. Cả a, b và c đúng.
Năm Sự Vui
350. Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai; Đức Bà đi viếng bà thánh Isave; Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá; Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh và Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.
351. b. Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
352. c. Đức Bà đi viếng bà thánh Isave.
353. c. Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá.
354. d. Đức Bà tìm được ĐCGS trong đền thánh.
355. d. Đức Bà tìm được ĐCGS trong đền thánh.
356. d. Được ở khiêm nhường.
357. b. Được lòng yêu người.
358. c. Được lòng khó khăn.
359. d. Được vâng lời chịu lụy.
360. a. Được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
Năm Sự Sáng
361. Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan; Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana; Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối; Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi và Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
362. c. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
363. b. Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan.
364. c. Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
365. a. ĐCGS rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.
366. a. Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi.
367. d. Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
368. b. Được sống xứng đáng là con cái Chúa.
369. c. Được vững tin vào quyền năng của Ngài.
370. b. Được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
371. a. Được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
372. d. Được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
Năm Sự Thương
373. Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu; Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn; Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai; Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá; Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
374. c. Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.
375. b. Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.
376. a. Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai.
377. d. Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá.
378. c. Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
379. b. Được ăn năn tội nên.
380. c. Được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
381. c. Được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
382. a. Được vác thánh giá theo chân Chúa.
383. d. Được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
Năm Sự Mừng
384. Đức Chúa Giêsu sống lại; Đức Chúa Giêsu lên trời; Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống; Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời và Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.
385. d. Đức Chúa Giêsu sống lại.
386. b. Đức Chúa Giêsu lên trời.
387. c. Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
388 c. Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.
389. c. Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.
390. b. Được sống lại thật về phần linh hồn.
391. a. Được ái mộ những sự trên trời.
392. d. Được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
393. c. Ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
394. d. Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên đàng.
395. a. Năm Sự Vui.
396. a. Năm Sự Vui.
397. b. Năm Sự Sáng.
398. b. Năm Sự Sáng.
399. c. Năm Sự Thương.
400. c. Năm Sự Thương.
401. d. Năm Sự Mừng.
402. d. Năm Sự Mừng.
Gb. Nguyễn Thái Hùng
Tham khảo
https://gpbanmethuot.net/giao-ly/vui-hoc-giao-ly-531-cau-trac-nghiem-xung-toi-ruoc-le-1-12626.html
https://gpbanmethuot.net/giao-ly/vui-hoc-giao-ly-1050-cau-hoi-thua-them-suc-2-12697.html
https://gpbanmethuot.net/giao-ly/vui-hoc-giao-ly-1050-cau-hoi-thua-them-suc-3-12698.html
https://gpbanmethuot.net/giao-ly/vui-hoc-giao-ly-phung-vu-thanh-the-1363.html
https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/xong-huong-trong-thanh-le-39374
https://hocvienthanhthe.com/100-cau-hoi-phung-vu-thanh-the/
http://dutulongxuyen.com/tin-tuc/tai-lieu-huan-luyen-le-sinh-thang-052021.html
https://vntaiwan.catholic.org.tw/10news/10news1240.htm
https://dongten.net/hanh-cac-thanh-06-05-thanh-daminh-savio/
https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/tim-hieu-cuoc-doi-dich-thuc-cua-chan-phuoc-carlo-acutis-42864
https://phanxico.vn/category/chan-phuoc/carlo-acutis/
…