BAO DUNG LƯƠNG THIỆN
Vào những ngày giáp tết, mỗi con tàu từ Nam ra Bắc lại đông nghìn nghịt người chen kẻ lấn.
Và trên chuyến tàu từ Sài Gòn đi Hà Nội năm ấy có một cô gái gầy yếu, có lẽ chỉ trạc 20 tuổi. Cô gái mảnh mai đứng nép vào hàng ghế trên toa tàu, vậy mà vẫn bị hành khách xô đẩy làm cho nghiêng ngả.
Ngay gần cô là một ông lão ngồi bên cạnh cửa sổ. Ông đang vui vẻ kể với mọi người rằng ông thật may mắn khi mua loại vé đứng mà vẫn tìm được một ô ghế trống trên tàu.
Nhìn thấy cô gái bé nhỏ giữa đám người đông đúc, ông lão quan tâm hỏi:
“Cháu gái à, cháu về đâu vậy?”
“Dạ, cháu về Hà Nam ông ạ”.
“Thế thì phải chiều tối mai mới đến nơi, xa như vậy mà cháu phải đứng thế này thì chịu sao được! Thế này đi, khi nào ông xuống cháu có thể ngồi vào đây.”
“Dạ, thế cũng được ạ. Cảm ơn ông.” Cô gái nói với giọng ngập ngừng, khuôn mặt tỏ ra đầy thõa mãn.
Khi nhân viên soát vé đi kiểm tra, anh nhìn đi nhìn lại vé của cô gái rồi ngạc nhiên hỏi:
“Không phải vé của cô là vé ngồi sát cửa sổ sao? Tại sao phải đứng thế này?”
Rồi anh liếc về phía ghế ông lão đã bắt đầu ngủ và hỏi cô:
“Sao cô không nói với ông ấy? Chẳng lẽ ông ấy không biết đó là chỗ của cô à?”
Cô gái mỉm cười, dịu dàng nhìn về phía ông lão ra vẻ áy náy:
“Ông cụ chắc cũng 70 tuổi rồi, nếu để ông đứng thì cũng tội…”. Cô cúi mặt xuống, khuôn mặt đầy vẻ bao dung.
Nhân viên soát vé lặng lẽ gật đầu, anh đã hiểu ra được tấm lòng của cô gái trẻ. Anh nhỏ nhẹ:
“Đi theo tôi, tôi có thể giúp cô tìm một chỗ ngồi khác”.
Những người xung quanh nghe thấy trao đổi của cô gái, họ thầm khen cô tốt bụng và biết nghĩ cho người khác, rồi họ dẹp sang 2 bên nhường lối để cô đi.
Cô gái cúi xuống, lấy từ dưới ghế ra cây nạng của mình, chào mọi người, và đi theo người nhân viên soát vé…
Những người xung quanh vừa mới cảm kích tấm tòng lương thiện của cô, nay thấy cô gái cùng cây nạng, họ bỗng ảm thấy mình quá chật hẹp về tình người so với cô gái khiếm khuyết ấy. B N Q