Thư việnTruyền thông

Chụp hình, Quay phim đơn giản

Chụp hình, Quay phim đơn giản

 

Đề tài hôm nay sẽ kết thúc giai đọan một. Cũng có thể gọi ba đề tài này là phần dẫn nhập kỹ năng truyền thông. Bây giờ chúng ta sẽ bàn với nhau đề tài thứ ba: Quay phim và chụp hình. Đề tài này không trình bầy những kiến thức và nội dung để giúp các nghiên cứu viên trở thành nhiếp ảnh gia hay nhà quay phim chuyên nghiệp, mà chỉ dừng lại ở mức độ của những người làm báo cần những tấm hình hay đoạn phim mình họa mà thôi.

Một cuộc chơi đơn giản

– Ánh sáng hậu cảnh

– Bí quyết quay video phỏng vấn cá nhân

– Bố cục khung hình cân bằng

– Mẹo quay phim đẹp hơn

– 7 lỗi “chết người” khi quay phim

– Kiểm tra máy quay qua chất lượng phim

– 9 “yếu quyết” mua máy quay phim số

 

 

 

 

 

Ánh sáng sau lưng quá nhiều

Ánh sáng và hậu cảnh

 

Ánh sáng là một trong những yếu tố hàng đầu khi quay phim, chụp ảnh

Tránh lấy hình tại các vùng có độ tương phản cao của ánh sáng: vùng sáng và tối, ánh nắng cường độ mạnh và bóng râm.

đừng đặt chủ thể đang phát biểu đứng cạnh cửa sổ đầy ánh sáng hoặc một bức tường trắng hay đứng ở vị trí nắng rọi phía sau lưng.

Cách tốt nhất là hãy lấy hình ở vị trí mặt trời hướng về chủ thể

Ánh sáng “xiên” là lựa chọn an toàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bí quyết chụp hình và quay video phỏng vấn cá nhân

 

1. Chọn thời gian chụp hình và quay phim thích hợp cho cả người phỏng vấn cũng như chủ thể.

2. Bối cảnh của buổi trò chuyện phải là nơi giúp chủ thể thoải mái, tự nhiên trò chuyện, không bị căng thẳng, bối rối. Chủ thể có thể ngồi trên chiếc tràng kỉ, ghế bành ở phòng khách hay hiên nhà…

lưu ý nơi quay phim không được quá ồn. Và nhớ dọn dẹp gọn các vật dụng nhỏ linh tinh không gây “rác” khung hình .

3. Chủ thể có thể mang theo một bức ảnh cũ . Bức ảnh giúp câu chuyện thêm sinh động.

4. Người phỏng vấn nên ngồi phía trước chân máy quay phim, đối diện với chủ thể. Lưu ý đừng ngồi chắn góc quay  của chủ thể.

5. Tập trung vào nội dung trò chuyện, nên hỏi rõ ở những điểm mà chủ thể nói mơ hồ, khó hiểu…

6. Nên chia nội dung phỏng vấn ra thành nhiều “tập” và mỗi lần quay nên tập trung vào một phần nội dung và biên tập lại sau, thay vì vội vàng quay đuổi trong một lần quay.

7. Hãy để nhân vật của bạn thể hiện rõ nét nhất các cá tính và một vài thói quen riêng đáng yêu của họ qua đoạn phim chân dung về họ.

8. Tránh di chuyển máy quay không cần thiết. Và việc lạm dụng kĩ thuật zoom và lia máy cho thấy tính a-ma-tơ  của người cầm máy. Khung hình phải đứng yên 7-10 giây. Thông thường chuyển cảnh, người ta sẽ “tạm dừng” cho đến khi chọn được cảnh rồi thì tiếp tục “quay”. Chỉ zoom hay lia máy khi thật sự cần.

9. Khi chủ thể nhìn thẳng vào ống kính máy quay, nên canh chỉnh hình chủ thể vào trung tâm khung hình. Khi họ nhìn ngang, hãy đặt chủ thể vào 1/3 khung hình, nhìn về phía 2/3 còn lại của khung hình.

 

 

 

Để quay phim đẹp hơn

 

1.Sử dụng chế độ lấy nét bằng tay nếu máy quay có hỗ trợ tính năng này.

2. Thiết lập chế độ cân bằng trắng riêng cho từng địa điểm.

3. Khi quay phim ngoài trời, luôn chọn vị trí mặt trời ở sau lưng bạn.

4. Lên kế hoạch quay trước khi bấm máy. Bạn phải luôn chuẩn bị sẵn ý tưởng hoàn chỉnh trước khi bắt đầu bấm máy.

5. Sử dụng chân máy hoặc thiết bị ổn định hình ảnh khác.

6. Để tay cầm máy chắc chắn, hãy hình dung chiếc máy quay trong tay là một cốc cà phê đầy nóng hổi và giữ thật cẩn thận.

7. Zoom để lấy hình đẹp hơn.

8. Chỉ di chuyển máy quay khi cần thiết.

9. Quay ổn định (không zoom hay lia máy) ít nhất trong vòng 10 giây. Điều này không gây khó chịu về thị giác cho người xem.

10. Trong lúc quay phim, hãy kín đáo để chủ thể được tự nhiên và máy quay có thể lấy được những cảnh đẹp nhất, thật nhất của nhân vật.

 

 

 

 

Bảy điều nên tránh

 

1. ”Săn đầu người” – luôn đặt chủ thể vào trung tâm khung hình : Bạn đừng quên rằng chủ thể chính là nhân vật chính cho đoạn phim. Mỗi frame hình tập trung vào chủ đề và chủ thể nhưng mỗi frame hình này lại có vị thế riêng và là không gian sáng tạo đầy thách thức cho người cầm máy.

2. Lạm dụng tính năng zoom màn hình : Zoom màn hình là một tính năng thú vị. Nhưng nếu tính năng này bị lạm dụng nó sẽ khiến đoạn phim bị đổ rất đáng tiếc.

3. “Mọc rễ” với máy quay – luôn đứng một chỗ thay vì tìm các góc quay thú vị khác nhau: Lỗi này xuất hiện khi người cầm máy quá chăm chú vào ống kính và thao tác mà quên mất mình cần phải di chuyển để lấy hình từ những góc khác nữa.

4. Lia máy trên mọi cảnh quay: Quét qua toàn cảnh sự kiện là một cách tốt để giới thiệu không gian và bầu không khí chung của câu chuyện đoạn phim chuyển thể. Nhưng đây tuyệt đối không thể là một kĩ thuật phải sử dụng nhiều.

5. ”Làm cao” – quay mọi thứ ngang tầm mắt: Hãy thay đổi tầm cao đó để không để lọt những điều thú vị khỏi khung hình của bạn và bạn sẽ thấy rằng kinh nghiệm này rất đáng giá

6. ”Quay tỉa” – chỉ lấy hình từng đoạn ngắn 2-3 giây: Hãy tự tin thực hiện các đoạn phim thực thụ. Đừng mô tả diễn biến của sự kiện chỉ với những hiệu ứng chuyển cảnh.

7. “Hậu cảnh chói lóa” – quá nhiều ánh sáng rọi vào hậu cảnh thay vì phải chiếu sáng chủ thể

 

 

 

Kiểm tra máy quay phim và chất lượng phim

 

Bước 1: Đặt một vài tĩnh vật nhỏ lên bàn. Hãy chọn một nhóm đồ vật đa dạng về màu sắc, hình dáng và các bề mặt phản chiếu. Ngoài ra, cần phải có một số vật có màu gần với màu trắng đơn sắc.

Bước 2: Quay phim các tĩnh vật nói trên trong điều kiện ánh sáng tốt. Lưu ý đảm bảo vùng quay phim phải được chiếu sáng tốt.

Bước 3: So sánh hình ảnh khi xem lại đoạn phim trên máy với hình ảnh tĩnh vật thật.

Hình ảnh đạt chất lượng khi các vật thể trắng phải có màu thật với vật thể thực tế, không bị ám vàng hoặc xanh.

Nếu các vật thể trắng trông không đúng màu sắc thực, hãy sử dụng tính năng chỉnh cân bằng trắng để hiệu chỉnh ảnh.

Bước 4: Quan sát màu sắc của các hình ảnh trong đoạn clip vừa quay. Đoạn phim đạt yêu cầu phải có độ sáng gần với vật thể thực nhất mà không bị chói hay nhìn không thật.

Bước 5: Kiểm tra độ phơi sáng của ảnh. Vấn đề chính cần lưu ý ở đây là hình ảnh phải rõ đến từng chi tiết nhỏ. Hãy xem các vật thể trên bàn có sắc nét trong đoạn clip quay tĩnh vật hay không.

Bước 6: Kiểm tra phạm vi lấy hình tốt của máy. Các vật thể phản quang trong số các tĩnh vật sẽ giúp bạn kiểm tra điều này. Hãy xem liệu các hình ảnh phản chiếu có sắc nét không?

Bước 7: Lưu ý xem hình ảnh có bị đốm, đứt quãng hoặc bị hạt? Hiện tượng nhiễu hình ảnh như miêu tả là “thương hiệu” của chiếc máy quay không đáng tin cậy về chất lượng.

Bước 8: Tìm hiểu, so sánh các mẫu máy quay khác nhau trên các trang bán hàng trực tuyến. Việc đối chiếu trực tiếp từng mẫu máy với nhau sẽ giúp bạn quyết định đúng hơn về chiếc máy quay cho chất lượng phim tốt.

 

 

 

 

9 điều lưu ý khi mua máy quay phim kỹ thuật số

 

1. Đừng quan tâm đến Zoom kĩ thuật số, chỉ tập trung vào Zoom quang học (Optical zoom) .

2. Số megapixel không quá quan trọng như bạn tưởng : không đầu tư cho số megapixel khổng lồ vì phải lưu trữ nhiều. Hãy chọn con số vừa phải, ở mức trung bình.

4. Khả năng hoạt động trong điều kiện thiếu sáng của máy : Điều này cần thiết vì yếu tố ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng video quay được.

6. Có khái niệm cơ bản về các định dạng video: sẽ giúp bạn chọn được máy quay hỗ trợ các chuẩn quay tương thích với các thiết bị đầu ra sẵn có ở nhà…

7. Kiểm tra độ sáng màn hình LCD dưới ánh nắng : nên mua máy vào ban ngày để kiểm tra độ sáng màn hình LCD của máy dưới ánh sáng tự nhiên.

Dưới đây là những tấm hình có thể giúp chúng ta hình dung dễ hơn những đề nghị ở trên:

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!