Tâm tình độc giả

Còn chút gì để nhớ (Cha Cố Giuse Đặng Chí San)

 

 

 

 

M

 

 

 

Nhớ anh Đặng Chí San, OP

 

 

 

 

 

San à,

Tiễn biệt Đặng chí San,

 

  1. Hôm qua, nghe tin anh hấp hối, tôi thầm cầu nguyện cho anh, mong anh được yên nghỉ. Thế nhưng, sau hơn một ngày, vẫn thấp thỏm mà không thấy thông báo gì, thì hẳn là anh vẫn còn đang ở trần gian, đau bệnh, yếu liệt.

Mọi ngày đời được dành sẵn cho con, Đều thấy ghi trong sổ sách Ngài. (Tv 139)

Trong sổ sách của Chúa, ngày đời của anh chưa chấm dứt, hay là Chúa còn muốn khuyến mãi cho anh. Dù sao cũng tạ ơn Chúa. Chúa đã dựng nên anh, cho anh vào đời.

  1. Anh đã vào đời với niềm vui, với nỗi thiết tha của mình, như là đi dự dạ hội. Với anh, trần gian này đẹp lắm, đáng yêu lắm.

Mời em vào dạ hội

Cuộc sống này nhiệm mầu Gió thì thầm trong lá

Mưa đã lắng đêm sâu.

(Phục sinh – thơ Đặng San)

Anh đã vào đời với nỗi “đau đáu” của phận người, vẫn mong làm được điều gì đó, sống thế nào đó để thấy cuộc đời này có ý nghĩa.

1

 

Tôi tới đây để hát hầu người. Trong căn phòng thênh thang này tôi sẽ ngồi vào một xó.

Trong thế giới của người tôi hoàn toàn thất nghiệp; cuộc đời vô dụng của tôi

chỉ còn biết rắc reo giai điệu không ngừng. Lúc nào đến giờ thờ phụng người câm lặng, trong miếu thất âm u, giữa đêm khuya khoắt,

xin người ra lệnh cho tôi đứng trước để cất lời ca. Trong không khí ban mai,

khi cây đàn vàng óng đã ngân vang,

xin cho tôi vinh dự đến trước mặt người.

(Lời dâng, 15).

  1. Trong quãng thời gian 72 năm của anh ở trần gian, chúng tôi được chung sống với anh khoảng hơn 10 năm, một quãng không dài lắm mà cũng không ngắn lắm, đủ để hình thành những tương giao, đủ để tạo nên những kỷ niệm, những dấu ấn. 4 đứa chúng mình đã cùng với Ông Cố Rao chia sẻ những ngày sống khó khăn nhưng rất tươi đẹp, rất ý nghĩa. Chúng mình đã “tựa vào nhau mà sống”, không phải chỉ để đi qua khó khăn, như người ta thường nói, nhưng là để khám phá ý nghĩa của cuộc sống, khám phá ý nghĩa của cuộc đời được hiến dâng cho một lý tưởng. Hôm nay, khi nhìn lại, chúng ta cùng nhau tạ ơn

2

 

Chúa, vì Chúa đã cho chúng ta vượt qua được những bất đồng, những yếu đuối của mỗi người để tạo nên một cộng đoàn đem lại cho chúng ta niềm tự hào và lòng quý mến. Và nhất là, cũng cám ơn anh vì tất cả vẻ ngu ngơ mà chân thật của anh.

Vào hôm hoa sen nở, hỡi ôi!

Tâm trí tôi lại lang thang vơ vẩn nên tôi chẳng biết gì. Chiếc thúng tôi cầm rỗng không;

bông hoa đứng đó mà tôi không nhìn.

Thỉnh thoảng chỉ có điệu buồn rơi xuống người tôi;

giật mình tôi choàng khỏi mộng

và cảm thấy trong làn gió phương Nam dấu vết êm dịu của một hương thơm kỳ lạ,

Hương thơm dịu, mơ hồ ấy làm tim tôi rạo rực, khát khao;

tôi thấy hình như đó là hơi thở nồng nàn của mùa hè đang tìm đường tiến tới vẹn toàn.

Lúc đó tôi chẳng ngờ hương ấy lại gần đến thế, chẳng ngờ hương ấy là hương của tôi,

và chẳng ngờ hương dịu thơm tuyệt mỹ ấy đã nở từ lâu trong chính tim mình.

(Lời dâng, 20)

Vâng, những ngày tháng ấy thật đẹp, chúng ta đã sống rất nghèo, giống như mọi người thời đó. Tuy vậy,

 

3

 

trong cái nghèo vẫn tràn đầy niềm vui, cho dù vẫn có những bất đồng của đời sống chung, vẫn có những trục trặc do cá tính mỗi người.

Chúng ta đã sống đẹp trong cái nghèo của mình, nhưng điều đáng nói hơn cả là chúng ta đã tạo cho mình thành một cộng đoàn biết lắng nghe và đón nhận nhau với những khác biệt của mỗi người. Nếp sống vui tươi và bình dị của bốn chàng Điếc – Mù – Gù – Điên trở thành một điều gì đó rất hấp dẫn, đem lại nét hứng khởi cho nhiều người. Có thể nói, chẳng những chúng mình không xấu hổ, nhưng còn tự hào về thời gian đó. Sau này, bởi vì công việc và sứ vụ, chúng mình không ở bên nhau nữa, nhưng những kỷ niệm của những năm tháng ấy vẫn ghi đậm dấu ấn trong tâm hồn mỗi chàng, và mỗi chàng đều hoài niệm về với tâm tình yêu thương trìu mến.

Những kỷ niệm ấy, so với bây giờ, chẳng có gì là lớn lao, chẳng có gì là đẹp đẽ, nhưng với các chàng thời ấy, đó là những điều không bao giờ quên. Có những chiều

4

 

chẳng làm gì cả, đạp xe trên đường, mặt tơn lên cũng thấy vui, dù trong túi không có một đồng, muốn uống một ly cà phê cũng khó, có khi phải chung nhau một ly. Thênh thang, bát ngát, San nhỉ!

Nhỏ thôi, nhưng rất nhiều, những kỷ niệm của cuộc sống…

  1. Tôi đã được mời dự đại hội trần gian; đời tôi thật có ân phúc diễm kiều.

Đến đây tôi đã được nhìn và được nghe.

Tại hội vui này, phần tôi là mang đàn dạo khúc; và tôi đã làm hết sức mình.

Bây giờ, xin thưa, đã đến giờ chưa nhỉ

để tôi được phép bước vào nhìn mặt người và dâng lời kính lạy lặng thầm?

 

 

San à,

(Lời dâng, 16)

 

 

Tôi nhớ đến một lời, hình như là Di chúc của Đức

 

Giáo hoàng Phaolô VI: Xin tạm biệt trần gian tươi đẹp và đau thương này.

Đúng thế, chúng ta đã được đưa vào trần gian để dự dạ hội của cuộc sống. Chúng ta đã được đưa vào trần gian để sống với nhau và đem cho nhau những niềm vui. Tạ ơn Chúa!

 

 

5

 

 

Bây giờ có lẽ đã đến lúc

Hay ý thành nên ngọc Nên lời rất lặng câm Diêu diêu hồn rất rộng

Loãng tan vào thinh không (hư không).

(Phục sinh – thơ Đặng San)

Anh đã vào dự dạ hội trần gian trong niềm vui. Hẳn rằng anh cũng sẽ dự dạ hội Thiên Quốc trong niềm vui bất tận. Chúc anh gặp được Ông Cố Rao, Ông Cố thân thương của chúng mình.

Thương hiệu Điếc – Mù – Gù – Điên mất đi một mảnh. Buồn! Nhớ!

Thứ Bảy, 16/03/2024

 

 

 

 

 

6

 

 

Tái bút

Vậy là, Chúa đã cho anh lưu lại trần gian thêm một tuần lễ. Và hình như, anh cũng muốn ‘cà rỡn’ thêm với cuộc đời, nên cứ để cuộc sống chơi vơi, thấp thỏm như thế. Và cuối cùng, ngày ấy cũng đến, anh đã tạm biệt trần gian vào chiều thứ Bảy, 23/03/2024. Và tôi, một trong những anh em Tam Hà ngày xưa, không thể nào bỏ anh một mình trong lúc này được, nên cũng lại thu xếp để có mặt bên anh, tiễn anh về với Đấng Vô Biên.

 

Thứ Bảy 23/03/2024 Giuse Nguyễn Cao Luật O.P

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

Tôi không biết rõ Đặng Chí San sáng tác thơ khi nào, cách riêng những bài thơ đầy nét Triết Đông như ơn đặc biệt Chúa ban cho anh, nhưng ngay sau khi Học viện Đa- minh phải giải thể vào giữa năm 1978, một số tu sĩ linh mục về sống tại Giáo xứ Tam Hải, Tam Bình, Thủ Đức, anh đã cho tôi xem những bài thơ viết tay của anh. Lúc đó đang là thầy giúp xứ, tôi đã phổ nhạc một vài bài thơ của anh.

Từ nhà xứ đến Tu Xá không xa, những ngày rảnh, tôi thường ghé căn hộ của anh em Đa-minh để chia sẻ, ăn uống và nhất là ca hát sinh hoạt, cách riêng từ những bài thơ do Đặng Chí San viết tay trong một cuốn vở. Tôi chỉ nhớ được vài câu của một bài thơ tự do đã phổ nhạc: “Chúng ta vẫn bước đi như một đàn bò già…Ôi những đàn bò già mỏi mệt…” Một bài thơ lục bát mang tên “Về xem,” tôi cũng chỉ nhớ được câu đầu: “Về xem màu lá trên ngàn…” và một câu khác nữa: “Em thơ đã chết từ hoang sơ nào….”

8

Thật may, tôi còn giữ trong máy vi tính từ thời đó và đã nhiều lần hát chung với nhau hai bài tôi phổ thành nhạc.

 

Bài thơ Đặng Chí San viết và đặt tên là Phục Sinh mang đậm suy tư về mầu nhiệm của cuộc sống khi anh mở đầu bằng những câu: “Mời em vào dạ hội, Cuộc sống này nhiệm mầu: Gió thì thầm trong lá, mưa đã lắng, đêm sâu.”

Bài thơ này của anh còn mang đậm nét “Cánh chung học” với tràn trề niềm tin hướng về mai sau. Trong bài thơ, tác giả mời gọi: “Em nhớ choàng hy vọng, điểm trang bằng thơ ngây, tình yêu đời lồng lộng như lễ vật trên tay.”

Những câu thơ sau đó có vẻ hơi bóng bẩy, nhưng là những lời rất hiện sinh thực tế: “Trăng non vừa mới nhú, sao lấp lánh trên đầu, hương đêm ngun ngút qua, chim cựa mình xôn xao…Vì đêm nay huyền diệu, muôn hiện hữu về đây, cùng trăng sao tụ hội, tụng ca đời ngất ngày. Giữa đêm sâu chót vót, hiểu gì không em thơ? Có nghe gì đã vỡ trong ánh sáng lặng lờ?” Đúng vậy, cuộc sống và sự hiện hữu của mỗi người trên đời, có được từ “những ngất ngây và từ cả những gì đã vỡ.”

9

Và những câu cuối của bài thơ mang đến đầy nét lạc quan hy vọng của mầu nhiệm Phục sinh: “Hay có loài sâu nhỏ đang chuyển mình biến dần nên bướm lạ, ngày mai nhìn trời xanh.” Đặng Chí San kết thúc bài thơ bằng những câu sau đây: “Hay ý thành nên ngọc, nên lời rất lặng câm, diêu diêu hồn rất rộng, loãng tan vào hư không.”

 

Bài thơ thứ hai của mà tôi cũng rất thích để phổ thành nhạc, đó là bài có tên là “Giác Ngộ,” một cái tên mang đậm nét Nhà Phật. Được biết, Đặng Chí San nghiên cứu học hỏi nhiều, để về sau trở thành giáo sư môn Phật Giáo. Nhiều người chắc còn nhớ, có thời gian Đặng Chí San xin nhà dòng được sống ngoại vi và ở trong một chiếc am nhỏ tại Bãi Sau, Vũng Tàu. Nơi đây, anh mặc bộ đồ mầu nâu, y như một tu sĩ Phật Giáo.

Đặng Chí San mở đầu bài thơ: “Bức tường bốc thành hơi, thời gian bay thành khói, tôi hiện hình kiếp chim, hút trong vùng xa lạ. Thức giấc giữa hư vô, ngút trời sương khói tỏa, âm thanh vỡ chan hòa, lời bàng hoàng giác ngộ.”

Bài thơ này cũng đưa người đọc đến ranh giới của cuộc sống và cái chết. “Bóng trắng nào nhảy múa, và nỗi chết dịu dàng về nhẹ hôn cuộc sống và cơn say hoang mang bên tình đời lồng lộng….” Ngay từ lâu trước kia, Đặng Chí San đã hướng về và nhìn thấy “Bóng trắng như các thiên thần nhảy mùa hát ca” “cái chết dịu dàng” mà sau này anh đã trải qua cùng với những ngày hôn mê tựa “cơn say hoang mang bên tình đời lồng lộng.”

10

Sống với anh em trên mặt đất, nhưng Đặng Chí San có những lúc như: “Tôi ôm choàng mặt trời, quay cuồng cơn lốc lửa: mặt trời tuôn đầy máu, giòng máu thắm ngọt ngào.”

 

Là tu sĩ dòng Đa-minh, có người chị là thánh Ca-ta- ri-na, hẳn anh cũng đã suy niệm nhiều về Máu cùng với Lửa: Máu tuôn ra từ Mặt trời Công chính là Đức Ki-tô. Lửa là Chúa Thánh Thần do Đức Ki-tô mang đến trần gian và thắp lên bằng cuộc khổ nạn và phục sinh của Người.

Người thi sĩ thường lãng mạng đa tình và tâm hồn bay bổng lang thang. Tâm hồn bay lang thang của Đặng Chí San thể hiện trong thơ của anh qua: “mưa, gió, bão, trăng, sao…” Nét lãng mạng qua “nguồn tóc, mê lộ, thướt tha…” Anh thường viết trong các bài thơ: “Mời em…Hỡi em…Hiểu gì không em …”

Trong bài Giác ngộ, anh kết bằng những lời: “Sau một lần giông bão, mặt đất nằm tan hoang, bỗng loài chim mầu nhiệm cất tiếng hát nhẹ nhàng: Hỡi em nguồn tóc đó, bay về gió ngàn năm, dìu ta vào mê lộ, thướt tha trong hư không.”

Cả hai bài thơ Phục sinh và Giác ngộ, Đặng Chí San đều kết với chữ “Hư không.” Ai tìm hiểu về Phật Giáo, sẽ không xa lạ với từ “Hư không” nhưng cũng không dễ để hiều.

11

Là tín hữu Ki-tô, ta biết rằng chết không phải là về với “hư không,” mà là về với tro bụi. Trở về với tro bụi, nhưng chính là trở về với Thiên Chúa, nguồn cội của mình, trở về với Đức Ki-tô, Đấng đã Phục sinh từ cõi chết

 

12

của phận người mỏng manh. Đó là nguyện ước của mọi người, cách riêng của những ai đã từng gặp gỡ và thân quen với Đặng Chí San.

Ts. Vinh-sơn Nguyên Hòa, SSS

 

Ạ HỘI ĐÊM NAY

 

Đẹp quá, vui quá, lung linh quá, rực rỡ quá, huyền diệu quá, đêm nay là đêm dạ hội, dạ hội tiệc cưới trần gian. Chàng rể thì sắp đến. Hoa đăng nhã nhạc đã sẵn sàng. Mỗi người chúng ta, như những nàng trinh nữ, được mời gọi đến đóng góp và tham dự vào Niềm Vui.

Mời em vào Dạ Hội

Cuộc sống này nhiệm mầu Gió thì thầm trong lá

Mưa đã lắng đêm sâu.

Trong bầu khí ẩn mật mà tưng bừng đó, Em nhớ choàng Hy Vọng

Điểm trang bằng Thơ Ngây Tình Yêu đời lồng lộng Như lễ vật trên tay.

Những nàng trinh nữ, tâm thì trong, dạ lại đơn thành, lòng thì vui tươi hồn hậu.

Chỉ cần, chỉ cần một chút, một chút rất thiền thôi. Mang theo chút dầu, chút dầu tỉnh thức. Vui chơi hồn nhiên nhưng chẳng quên chút dầu tỉnh thức. Phải chăng đó là tất cả ý nghĩa sống hay lối sống giữa trần gian. Đến

13

 

trần gian như trinh nữ đi vào Lễ Hội Tiệc Cưới, và chút tỉnh thức để luôn sẵn sàng cho Chàng Rể đến !?

Trần gian dù khổ đau đủ kiểu. Nhưng vẫn là đêm Dạ Hội Tiệc Cưới nhiệm mầu. Vẫn có quyền vui. Vẫn có quyền tung tăng thơ dại. Vì Chàng Rể sẽ đến. Mọi sự sẽ trở nên đẹp đẽ vô ngần. Chỉ cần giữ gìn chút dầu thôi, chút dầu cầu nguyện hay tỉnh thức, để có thể tham dự vào Mầu Nhiệm Đêm Nay

Hay Ý thành nên Ngọc Nên Lời bỗng lặng câm Diêu diêu hồn rất rộng Loãng tan vào hư không…

 

7/11/2020

Giuse Đặng Chí San O.P

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

Phục Sinh

Mời em vào dạ hội Cuộc sống này nhiệm mầu

Gió thì thầm trong lá Mưa đã lắng đêm sâu.

 

Em nhớ choàng hy vọng Điểm trang bằng thơ ngây Tình yêu đời lồng lộng Như lễ vật trên tay.

 

Trăng non vừa mới nhú Sao lấp lánh trên đầu

Hương đêm ngun ngút quá Chim cựa mình xôn xao.

 

Vì đêm nay huyền diệu Muôn hiện hữu về đây Cùng trăng sao tụ hội Tụng ca đời ngất ngây.

 

Giữa đêm sâu chót vót Hiểu gì không em thơ ?

Có nghe gì đã vỡ Trong ánh sáng lặng lờ ?

 

 

15

 

 

Hay có loài sâu nhỏ Đêm nay đang chuyển mình

Biến dần nên bướm lạ Ngày mai nhìn trời xanh.

 

Hay ý thành nên ngọc Nên lời rất lặng câm Diêu diêu hồn rất rộng

Lãng tan vào thinh không. (hư không)

 

Giuse Đặng Chí San O.P

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

 

 

 

KHÍ NÚI CHE THÂN, MÂY ÙN PHỦ BÓNG.

Hai đêm chong chong thức trắng. Cả ngày hôm qua muốn dỗ giấc chút cũng chẳng được. Ừ thì cũng sắp chết đến nơi rồi, thức để vơ vén chút thời gian, ra như mình sống dài sống nhiều cho đã! Thì đêm qua cũng chẳng cố ý ngủ nữa. Nằm chơi. Xem đủ mọi chuyện trên cái điện thoại đi động. Từ Facebook, thời sự Ukraine, tới những linh tinh chí mẹt vô duyên vô nghĩa, rồi viết thư cho bạn bè đây đó.

Gần sáng, đọc những phản hồi và các comments của bạn bè về vài status đâu từ năm trước, lòng bỗng bồi hồi rúng động. Rúng động vì được nhiều bạn bè quan tâm theo dõi, nhưng nhất là rúng động đến tỉnh người vì ra như “giải mã” được cho đời mình. Cái bài hình như mang tựa là” Diễu diễu hề ta về chốn Đại Hoang”. Cuộc “tỉnh người” cũng có chút thê thiết!

Chao ôi! Lẽ ra làm ông con người đến giờ này phải mơ ước sao cho người biết mặt đời biết tên, vậy mà suốt cuộc đời chỉ thầm thĩ trong lòng tiếng gọi về núi rừng, về hoang dã, về hoà nhập và tan biến! Rừng rậm và núi non mới là quê hương đích thật.Hồi trung học, viết bài “Quê Hương Rừng Núi”.

 

17

 

 

Vài năm sau, viết bài “Lô Sơn” thì

“Mười Năm xưa ta vào Lô Sơn.

Dựng túp lều rơm bên sườn dốc thẳm. Chống cây thiền trượng leo núi quanh co. Lên cao. Lên cao. Tuyệt. Đỉnh. Sa. Mù… Nghe gió gào ngàn, thét mòn đá dựng.

Tiếng thác buông mình xoáy vực âm u… Hồn cũng hoang sơ tung theo gió lốc.

Bóng chim cô độc vút cánh phù du,… Ta từ đó bạn bè cùng lá cỏ.

Xuống lâm tuyền uống rượu pha trăng. Khí núi che thân. Mây ùn phủ bóng.

Đỉnh Cô Phong vẫn sừng sững ngàn năm!”.

Khí núi che thân, mây ùn phủ bóng. Đó có phải là nghĩa Không của Tánh Không (Sunyata) chăng? Đó có phải là sự vùi lấp chôn táng đời mình “Giữa Lòng Đại Chúng” như các anh Tiểu Đệ Chúa Giêsu chăng?

Những tháng ngày nằm bệnh ở đây, lòng khô khốc, và chút nghĩ ngợi. Có lẽ cứ bình thường được chăm bẵm thế này thì còn lâu mới chết. Coi như hưu rồi. Làm gì để cho đúng ông linh mục thực thi sứ mệnh đây? Rất nhiều

 

18

 

đêm, nằm mơ rất rõ chuyển sang dòng Tiểu Đệ. Thầm thầm lẳng lặng rồi tan mất trong đám đông.

Bài viết cuối của cha ĐCS (Không Động)

trên Facebook (12/3/2022)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

 

CON CỨ NGỠ RẰNG NÚI THÁI SƠN

KHÔNG BAO GIỜ NGÃ XUỐNG …

Con cứ ngỡ rằng núi Thái Sơn không bao giờ ngã xuống, nhưng hôm nay bóng dáng Cha đã khuất xa rồi, Đặng Không Sơn chìm giữa biển đời, có dòng lệ thắm xuống hồn con …

Những ngày tháng gần đây, những người thân quen đều hay biết Cha Giuse Đặng Chí San dòng Đaminh ngã bệnh. Căn bệnh càng ngày càng làm cho Cha sức tàn lực yếu.

Nếu nói về Đặng Không Sơn – Lm. Giuse Đặng Chí San e rằng không đủ giấy bút để viết về con người “kỳ lạ” này.

20

Dù rằng là một linh mục Công Giáo hẳn hoi nhưng lối sống của Cha nó cứ âm hưởng lối sống trầm trầm lắng lắng của Phật Giáo. Chắc có lẽ những ai thân quen đều biết rằng có những ngày tháng Cha Cố Giuse lên núi để như là ẩn tu. Nơi này, Cha chìm ngập lòng mình với đất với trời, với thiên nhiên và đặc biệt là Chúa. Lòng của Cha phơi phới, tâm hồn của Cha trào dâng một sức sống mãnh liệt nhưng trầm lắng. Dù sống trong Tu Viện, nhưng cha vẫn khao khát một đời sống lặng như cái am nhỏ ở trên núi để nơi đó Cha kết hợp mật thiết với “anh bạn” Giêsu của Cha.

 

Một ngày đẹp trời, Cha gọi bỉ nhân qua tu viện của dòng Đaminh ở đường Nguyễn Thái Sơ – Gò Vấp.

Ngạc nhiên nhưng vì là tình thầy trò nên “bần tăng” thu xếp để qua gặp Sư Phụ của mình.

Bên chén trà, “thiền sư” Đặng Không Sơn đã bộc bạch như cả đời của “thiền sư”. Bỉ nhân vẫn hay nhắn tin qua lại với Cha Cố rằng ngài là “sư tổ”. Và ở góc cạnh nào đó, Cha Cố Giuse là bậc thầy của bỉ nhân nên gọi là “sư tổ” cũng chẳng sai.

Vài giờ đồng hồ, Cha Cố tâm sự, chia sẻ cũng như là xin nhận được phép giải tội từ đứa học trò ngỗ nghịch của Cha.

Bần tăng nghe không sót một lời từ Sư Tổ. Sư Tổ chia sẻ cái cảm nghiệm sống tròn đầy cái phận người và kiếp người của mình.

Lần giải tội cho Sư Tổ cũng là lần sau chót mà “bần tăng” gặp Sư Phụ.

21

Sau lần đó, đệ vẫn gặp Thầy qua trang facebook cũng như đặc biệt là tin nhắn. Lần nào cũng như lần nấy, Sư Phụ cứ nhắn với thằng đệ là cầu nguyện cho Sư Phụ. Làm sao có thể quên ơn, quên những lời dạy của Sư Phụ được. Thụ huấn từ tâm tình, chất sống của Sư Phụ nên đệ tử cũng có chút gì đó gọi là hơi hám của lối sống trầm lặng.

 

Có lẽ ai nào đó được thụ huấn Thầy Đặng Không Sơn sẽ không quên được những dòng lệ, những trải lòng tự đáy lòng của môn sinh của Thầy Giêsu. Tình yêu nơi Thầy Giêsu của Đặng Không Sơn nó dạt dào lắm, nó dâng trào lắm, nó vô biên lắm. Cứ mỗi lần nhắc đến Thầy Giêsu thì Đặng Không Sơn như người “nhập hồn” vậy.

Một bài học mà đến bây giờ “bần tăng” còn nhớ mãi nhất là lúc dâng Thánh Lễ. Sư phụ dạy như thế này : “Mình nói thật với anh em nhé ! Mỗi lần mình dâng Lễ, nhất là mỗi lần mình truyền phép thì Thầy Giêsu rần rần trong con người của mình. Thiêng lắm ! Thánh lắm ! Chính vì thế, mình nói với anh em thế này. Làm gì thì làm, anh em có thể cẩu thả qua loa được nhưng khi dâng Lễ, nhất là lúc truyền phép, anh em làm cẩn thận nhé ! Nhớ đó ! Mình nói với anh em là anh em dâng Lễ đừng dâng cho xong nhé …”

Lời dạy ấy, tâm tình ấy đi vào lòng của “bần tăng” từ dạo ấy và cho đến bây giờ. Cứ dâng Lễ là nhớ lời của Sư Phụ Đặng Không Sơn để rồi không dâng Lễ cho qua loa được nhất là giây phút truyền phép.

Có những lần lên lớp, đến lúc “xuất thần” là khóc và lấy chiếc dép để trên đầu và đi đi lại lại trên bục giảng.

22

Cùng lớp với Sư Phụ chắc có lẽ mọi người đều nhớ đó là triết gia Giuse Nguyễn Trọng Viễn. Không “bay bay” đến độ lấy chiếc dép để trên đầu nhưng triết gia Viễn thì có cái đặc sản đó là quần “ống loe”. “Bay bay” đến độ mặc cái quần mà cái ống quần nó rách ra mà cũng chả

 

quan tâm gì cả (ngược lại với ông em cũng là linh mục nhưng thật chỉn chu : Cha Giuse Nguyễn Trọng Sơn – Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn).

Cha San và Cha Viễn đã để lại những tâm tình sâu lắng cho thế hệ học trò. Có lẽ ai nào đó được thụ huấn từ các “cụ” này cũng sẽ không bao giờ quên cái trường phái tèng tèng và bình dị. Cứ cười hề hề như cụ Nguyễn Trọng Viễn hay có khi lại khóc với tất cả tâm tình như Đặng Không Sơn.

Quả thế ! Khi nghĩ về truyền phép, “bần tăng” thấy một mãnh lực nào đó ghê gớm, một huyền nhiệm không thể diễn tả được khi một con người cũng đầy yếu đuối và tội lỗi nhưng với lời truyền phép thì bánh rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa. Chính Mình và Máu Thánh Chúa là của nuôi linh hồn cho người Kitô hữu để rồi ngang qua Bánh và Rượu ấy, con người được nên đồng hình đồng dạng với Thầy Giêsu. Dẫu mọn hèn yếu đuối nhưng với bí tích Truyền Chức Thánh, linh mục đã làm cho bánh và rượu trở nên thần tính của Chúa Giêsu để rồi với bí tích Thánh Thể, người Kitô hữu được dự phần thiên tính của Thiên Chúa.

23

Bài học sâu lắng của Sư Phụ Đặng Không Sơn đã đi vào cuộc đời của “bần tăng” để rồi ngày mỗi ngày “bần tăng” ý thức hơn về sứ vụ của mình, về con người của mình. Đôi khi giật mình và tự hỏi : Ủa ? Mình là linh mục à ? Và trở về với thực tại, thánh chức linh mục mời gọi “bần tăng” sống trọn vẹn thánh chức mà Chúa trao ban.

 

24

Hình ảnh, con người, lời ăn tiếng nói và tâm tình của Sư Phụ Đặng Không Sơn có lẽ đã đang và vẫn đi vào lòng người. Lối sống trầm lắng, bình dị nhưng da diết với Thầy Giêsu vẫn còn đó và có đó với con người của linh mục Giuse Đặng Chí San.

Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội, cho Dòng Đaminh, cho thân bằng quyến thuộc và những học trò và những người thân quen một “thiền sư” Đặng Không Sơn. Cứ sống nhẹ nhàng và than thản với núi với non và với đời chứ chả bận lòng điều gì cả.

Giờ đây khi bỏ lại cái Tu Viện, cái phòng chật hẹp, Đặng Không Sơn sẽ về với cội nguồn của mình là Thầy Giêsu. Hơn bao giờ hết, giờ đây Đặng Không Sơn sẽ được gần gụi cũng như kết hiệp mật thiết với Thầy Giêsu. Xin Đặng Không Sơn thương nhớ chuyển cầu với Chúa những ơn lành cần thiết cho Hội Dòng, cho gia đình, cho người thân quen, cho học trò trong đó có “bần tăng” vô dụng này.

Lm. Anmai, CSsR

 

Một bài viết rất dễ thương của Cha Vũ Quốc Thịnh CSsR (Người Giồng Trôm), về người Thầy “Không Động”, cha giáo Giuse Đặng Chí San OP.

MỘT CHÚT VỀ

“THIỀN SƯ KHÔNG ĐỘNG”

“Thằng đầu trọc Chúa Cứu Thế đâu rồi ? … Thằng đầu trọc Chúa Cứu Thế đâu rồi ? …” Còn văng vẳng bên tai thằng đệ hèn mọn này của “Thiền Sư Không Động” của dòng Đaminh.

Chuyện là ngày xưa đi học, ngủ là chứng bệnh nan y của sinh viên. Bản thân tôi là đồ đệ của thần ngủ.

Hôm nào buồn ngủ là chui xuống cái phên sau giảng đường ngủ. Chưa đi vào giấc mộng thì thiền sư Đặng Chí San hay cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn hay là cố linh mục Giuse Đỗ Ngọc Bảo đi tìm. Đơn giản: “Thằng đầu trọc Chúa Cứu Thế đâu rồi ?”.

Anh em Chúa Cứu Thế không bao giờ dám bỏ học. Chỉ có cái buồn ngủ thì ngủ tí tí trong lớp. Vì ngủ không có nghệ thuật nên đành chui xuống cái phên ngủ, mà ngủ có yên với mấy Cha giáo thân thương đâu.

25

Cái tựa bài của tôi là “một chút”, bởi đơn giản ngôn ngữ thật vẫn là vô ngôn và làm sao dùng từ để diễn tả hết

 

cả cuộc đời của một con người trầm lắng trong Phật Pháp, trong Giêsu, trong thiền lặng.

Quả thế, ai nào đó gần “Thiền Sư Không Động” sẽ hiểu được thế nào lặng và lắng. Nếu không lặng và lắng sẽ không hiểu cũng như không đối thoại được với cái con người “kỳ quái” này.

Từ bài giảng đến bài chia sẻ Tin Mừng hay tâm tư hàng ngày mà Không Động Thiền Sư viết, chỉ những ai lắng và lặng đủ mới hiểu mà thôi. Tin Mừng mà không phải Tin Mừng ! Sắc sắc không không hình như là tâm tình của “Thiền Sư Không Động”. Nhiều và nhiều lắm cái kiểu Chúa trong Phật – Phật trong Chúa cũng như con người chìm đắm trong cõi thinh không mới cảm nhận ra Chúa được.

26

Có lẽ, điều mà những ai hơn một lần được thụ huấn từ cái ông già này đó chính là thao thức về việc dâng Thánh Lễ. Lão “Thiền Sư Không Động” nói với anh em như thế này : “Anh em ơi ! Mình nói thật với anh em. Bí tích Thánh Thể thánh thiêng lắm. Mình xin anh em mỗi khi dâng Thánh Lễ hãy trang nghiêm sốt sắng nhé ! Lúc đó mình kết hiệp với Anh Hai Giêsu và Anh Hai Giêsu ở trong mình đó ! Anh em nhớ cẩn thận khi truyền phép nhé!”.

 

Những tâm tình đó lẽ ra toát ra khỏi con người chỉn chu, giày tây, cà ra vát … nhưng không. Tâm tình ấy được toát ra từ cáo lão mà ai nào đó mới viết về lão là cái lão khìn khìn hay nói chuyện Phật Pháp …

Cái ngộ nơi con người “lão” gia Đặng San là như vậy. Lão nhìn vậy nhưng cực kỳ dễ thương.

À ! Mà hình như cái lớp gần gần nhau của Lão như Đổ Ngọc Bảo, Nguyễn Trọng Viễn … nó cứ còn in đậm vào tâm trí lũ học trò chúng tôi. Và, hình như cái “e” sống của những con người cùng thời đó là như vậy.

“Lão” Nguyễn Trọng Viễn đi dạy học thì quần ống thấp ống cao. Có khi mặc cả quần ống loe … Loe đây là rách cái gáy quần nhưng chả có ai khâu nên có sao mặc vậy. Triết gia Nguyễn Trọng Viễn là vậy đó.

Còn cố linh mục Giuse Đỗ Ngọc Bảo thì có khác hơn 2 “lão” kia đâu. Con người nhỏ thó đi trên con mô tô to gấp 3, gấp 4 lần con người “lão”. Nhìn “lão” Bảo, ai ai cũng thán phục sự miệt mài chuyên cần đi tìm Chân Lý và rao truyền Chân Lý trong dòng giảng thuyết anh em.

27

May mắn, thời chúng tôi, chúng tôi được thụ hưởng nền giáo dục xem ra “khìn khìn” ấy. Những thiền sư, triết gia sống tuềnh toàng ấy đã chuyển vào trong chúng tôi tấm lòng, tình yêu của anh Hai Giêsu.

 

Thương nhất là lần nọ. “Thiền Sư Không Động” gọi qua OP để … giải tội !

Chúa Mẹ ơi ! CSsR đi giải tội cho Op !

Chúa Mẹ ơi ! Học trò đi giải tội cho thầy giáo !

Chúa Mẹ ơi ! Thằng phàm phu tục tử giải tội cho đại lão đại trượng phu Đặng Chán Si !

Chúa Mẹ ơi ! Kẻ tội lỗi đi giải tội cho một bậc cao nhân thánh thiêng !

Chúa Mẹ ơi ! Một kẻ chưa thấm đậm Đồng Chí Giêsu mà dám đi giải tội cho một “Anh Hai Giêsu” mang tên Đặng Chí San.

Với ai chứ với San là như vậy ! San tự cho mình là không động ! Không chấp hình chấp tướng nữa.

Khi giải tội cho ông Thầy. Bỉ nhân nhận ra mình cũng chả ngon hơn gì ông Thầy. Chả qua là nhờ và qua chức Thánh bỉ nhân giải tội cho sư tổ đó thôi.

Dễ thương lắm con người của “Thiền Sư Không Động”. Ai nào đó phải sống, phải gần và phải cảm chứ không thì sẽ sốc bởi lẽ một ông cha chả ra cha ra cụ gì cả. Thằng đệ này nó tuềnh toàng còn sư tổ nó còn tuềnh toàng hơn nữa.

28

Thế đó ! Người đời vẫn nhìn và đánh giá cái vẻ bên ngoài. Giêsu thì lại khác, Anh Hai Giêsu thì thường nhìn

 

29

bên trong và thấu suốt bên trong chứ không nhìn bên ngoài.

Anh Hai Giêsu nhìn thấy tận đáy lòng của kẻ phàm phu tục tử cũng như ông thầy “Thiền Sư Không Động” này. Chỉ có cái ngộ là ân sủng của Chúa cứ ngày mỗi ngày tuôn đổ trên những con người tuềnh toàng như thầy trò “Thiền Sư Không Động” và kẻ mọn này.

Những ngày này, những ngày không động của Không Động thật là ý nghĩa. Những ngày này Không Động có những cảm xúc và cảm thấu sự gần gũi hơn bao giờ hết Đấng Tình Quân của mình.

Vui cứ như vui ngày nào. Không cứ như không ngày nào.

Và yêu Giêsu cũng như yêu anh em đồng loại như chưa yêu ngày nào “Thiền Sư Không Động” đáng yêu của con nhé !.

Người Giồng Trôm

 

 

Náo nhiệt trên những trang facebook. Vui buồn mừng tủi theo những giòng chat chít messenger. Rộn ràng đủ mọi thứ trong tâm.

Cứ ngỡ rằng đón nhận được hết, hút vào, đặt lên Dĩa Thánh tim mình, và lên Dĩa Thánh trong từng Thánh Lễ. Sẽ chuyển hóa, sẽ biến đổi tất cả, vào trong Tình Yêu và Ánh Sáng…

Nhưng chưa đủ nội lực. Chưa để tim mình và tay mình thành tim và tay của Thầy Giêsu! Dĩa thánh con tim bị lủng ! Và đôi tay nâng lên nỗi đời thì trĩu xuống ! Nặng quá ! Chưa có nội lực Giêsu nên không chịu nổi !

Phải về thôi ! Phải về thôi ! Phải về thôi !

Đặng San | 12.02.2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

 

Lễ viếng anh Giuse Đặng Chí San

Ga 15, 12-15

“Đây điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết”.

Xin chia sẻ với cộng đoàn một chút về bầu khí đời sống cộng đoàn mà chúng tôi đã được sống với anh San trong khoảng thời gian tử 1978 đến khoảng 1990…

Khi đó, sau biến cố 5 nhà dòng năm 1978, anh em học viện Đa Minh Thủ Đức được chia ra thành các cộng đoàn nhỏ. Cộng đoàn Tam Hải là một cộng đoàn tạp nham, vì được tập trung từ các anh em không đi đến được nhóm Củ Chi và nhóm lang thang.

31

Chúng tôi gồm những con người khác tính nhau hoàn toàn, không có một sở thích hay đam mê gì chung như các nhóm khác. Thuở ban đầu, đó thực sự là một địa ngục, như chính tôi đã có lần than thở. Tôi phải rút vào để

 

sống vật vờ. Anh San nói là thằng Viễn sống như một cái bóng trong nhà…

Qủa thật, tình hình chung lúc ấy, xã hội Việt Nam đang ở trong thời kỳ đói kém nhất, đời tu thì rơi vào tình trạng bế tắc nhất, và cộng đoàn thì lại căng thẳng, bất hòa… Anh em sống trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác với đời tu ở học viện Thủ Đức trước đây. Trong ngôi nhà mượn của một giáo dân, anh em sống chung với nhau như một gia đình, mỗi anh một cái giường kê sát nhau, chia phiên đi chợ, nấu cơm và lao động thực để kiếm sống, dù thực tế vẫn phải nhờ viện trợ… Đó là một hoàn cảnh chưa từng có bao giờ trong kinh nghiệm đời tu. Số anh em xuất tu sau biến cố 1978 nhiều hơn sau biến cố tháng 4/75;… và có lẽ nhà Dòng cũng hiểu cho hoàn cảnh bế tắc của anh em, nên cũng chẳng đòi hỏi gì… Còn chấp nhận tiếp tục con đường tu trì, còn ở với nhau là tốt rồi…

32

Chính trong tình hình ấy, cộng đoàn Tam Hải chúng tôi đã chọn một liệu pháp “bắt đắc dĩ”, liệu pháp bia hơi và liệu pháp cà phê. Chúng tôi tìm mọi cơ hội để cùng nhậu say xỉn, tâm sự với nhau. Chúng tôi ra quán cà phể nhiều quá đến độ cha Giám Tỉnh Đoàn Thiệu phải viết thư nhắc nhở xin anh em Tam Hà uống cà phê tại nhà chứ đừng ra quán nhiều quá… Phải nói thật anh San là nhân vật số một trong hai liệu pháp ấy. San vốn có máu lãng tử mà…

 

Điều không ai có thể ngờ được là liệu pháp bia hơi và liệu pháp cà phê lại đưa đến kết quả hết sức tốt đẹp. Qua những lần say xỉn và trầm ngâm bên ly cà phê, chúng tôi tâm sự được với nhau thật nhiều. Hoàn cảnh đưa đẩy chúng tôi vào tình huống phải nói thật với nhau, dám nói thật về nhau, dám lôi cả những lỗi phạm của mình cho nhau biết và nói thật những khó chịu về anh em…

Cộng đoàn chúng tôi đã được biến đổi một cách kỳ diệu sau một hai năm, trở thành một nhóm những anh em hiểu nhau, cộng tác với nhau được và lại trở nên những người anh em thân thiết nhất của nhau. Chúng tôi được biến đổi không phải bằng tĩnh tâm, không phải bằng học hỏi, không phải bằng sửa đổi tính tình… nhưng chỉ bằng nẻo đường tâm sự, và tâm sự được với nhau về những điều tệ hại của nhau.

Cộng đoàn chúng tôi được biến đổi, dù tất cả mọi tính xấu của mỗi người vẫn y nguyên, chẳng ai sửa đổi được gì cho tốt hơn. Những tật xấu xưa kia là cớ để khó chịu, thì nay chủ yếu lại chuyện trêu chọc vui đùa, và vui lòng chịu đựng cho nhau một cách thân ái biết bao.

33

À thì ra có một con đường để đến với nhau, con đường bắt đầu từ sự chân thật hơn của phận người, đó là con đường sống thật với nhau ở tầng sâu của khiếm khuyết bất toàn, con đường mà mọi người đón nhận được con người thật của nhau với sự cảm thông. Cảm thông ở

 

đây cũng không phải vì mình ngon lành hơn, nhưng cảm thông vì chúng ta đều như nhau cả, người thế này, người thế kia…

Và phải nói thật, xét về việc nói thật và nói hết nỗi lòng của mình thì không ai bằng anh San. Thái độ của anh San khiến cho tôi, vốn khá dè dặt và ngại ngần, cũng không thể mãi giương cái mặt nạ giả dối của mình ra, khi mà anh em mình đã dám cởi bỏ chiếc mặt nạ giả tạo.

Anh San là người sống mãnh liệt và cương quyết trong nẻo đường trở lại với tiếng gọi nội tâm sâu thẳm, và có lẽ vì đó nên anh cũng khá “lãng đãng” trong những nề nếp tu trì truyền thống quen thuộc… Hình như nếp sống mới cũng khơi lại nơi anh San một năng lực cảm nhận cuộc sống thật là sắc bén. Thật may cho anh em, nhất là cho tôi, khi được đón nhận nơi anh San những cảm nhận khá chân thật về cuộc sống thật, trong những bước khởi đầu một nếp sống quá mới lạ như thế.

Thưa cộng đoàn,

Tôi muốn chọn bài Tin Mừng Gioan 15 hôm nay, chỉ vì thích câu : “Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết”.

34

Tính chất bạn hữu được minh chứng bằng thái độ dám cho nhau biết những gì thân thương nhất, những gì

 

sâu kín nhất, những gì mà không thể và không muốn nói với những người khác. Chúa trở nên bạn với các tông đồ như vậy và chúng ta cũng có thể trở nên bạn với nhau và với Chúa như vậy.

Tôi tin là anh San đã dám sống thật, sống rất thật với anh em, thì anh cũng dám sống và sống rất thật với thầy Giêsu mà anh gọi là “Giê – văn – Su”. Kitô giáo trước khi là một đời sống luân lý, thì trên nền tảng không là gì khác hơn mối tương giao chân thật, thân tình ở nơi đáy sâu của cuộc sống.

Anh San tâm sự với học trò là : tao tưởng tao ngã đau lắm, nhưng có thầy Giê-văn-Su đỡ tao nên tao không thấy đau mấy…

Anh San rất thường hay khóc khi dâng lễ, mà tôi tin rằng những lúc ấy, anh đã gặp được một Giê-văn-Su không phải nơi đỉnh cao của đạo đức, không phải nơi hào quang của tài năng, nhưng anh khóc vì nhận ra có thầy Giê-văn-Su đã đỡ dưới chân mình.

35

Anh thường nói : khi dâng lễ vật, phải nhớ tìm thật nhanh gom góp thật nhiều những người thân và người khổ, những nỗi đau nỗi buồn của cuộc đời, và đặt vội lên đĩa thánh cho kịp… Nẻo đường này, như hình ảnh anh San sử dụng, không phải là tấm áo trắng sợ dơ bẩn vì mầu gì

 

khác, những là “ánh sáng trắng” có khả năng hội tụ lại tất cả mọi mầu sắc…

Con đường Giê văn Su ấy hình như rất nhiều người trong Giáo hội đã bỏ quên. Bởi vì thực sự, đến hiện nay, những con người của Giáo hội có thể thương người nghèo, người bệnh, nhưng nếu là người tội lỗi thì chỉ có đường “mày chết với tao”. Kinh nghiệm cộng đoàn khi ấy giúp chúng tôi khám phá lại nẻo đường của hầm sâu ấy, và tôi tin là anh San cũng tiếp tục đi nẻo đường ấy trong đời sống tâm linh của anh.

Anh em chúng tôi thường nói đùa, có 5 dấu hiệu ngày tận thế : cha Chữ cười, cha Thiện giảng ngắn, Anh Cường nói chậm, Anh Nhứt nói nhanh và anh San đạo đức.

Tôi không biết sau này anh San đạo đức thế nào, nhưng phải nói thật anh là một con người dễ thương, dễ thương trong cái quá đỗi chân thật về chính những gì tệ hại trong bản thân mình. Một anh San dễ thương với anh em của mình, thì chắc hẳn, với Anh Bạn Giêsu, anh cũng không kém phẩn dễ thương như thế, hay đúng hơn là còn hơn thế thật nhiều nữa.

36

Có những chiếc “cầu vượt” của đức độ để băng qua nơi ùn tắc. Đó là đường dành cho những bậc đạo đức đáng kính; và cũng có những “hầm vượt” để mọi người đui mù

 

37

què quặt, những “Điếc Mù Gù Điên” có thể lê lết vượt qua trần gian khổ lụy mà đến với Chúa.

Xin Chúa Giêsu, người Bạn Thân Thương mau đón anh về với Người để được hưởng tình thân trọn vẹn trong Nước Người. Amen.

25/03/2024

Giuse Nguyễn Trọng Viễn O.P

Bài chia sẻ trong thánh lễ tiễn đưa anh Giuse Đặng Chí San của Tu viện Giuse và Mân Côi, chiều 25/3/2024.

 

Tam H  ng y    a   y

 

Chúa đã làm cho chúng tôi biết bao điều…

Chúa thực hiệu những điều kỳ diệu tốt đẹp nơi con người, nên trong cuộc đời những con người đã đón nhận được đều cất tiếng ca vang ngợi khen chúc tụng cảm tạ tình thương của Chúa. Tâm tình bài ca Magnificat là như thế đó. Vâng, anh em chúng tôi nói lên hay viết lên không phải là để đề cao mình, không phải để khoe khoang tài giỏi hơn hẳn những người khác… nhưng nó giúp chúng tôi tha thiết với con người với phận người, vượt qua được những lúc tưởng chừng lạc lõng trong đêm tối cuộc đời… và để rồi cho đến hôm nay, tuổi đà xế chiều, trong Chúa, anh em chúng tôi vẫn khắc ghi hồng ân của Chúa trong lịch sử mỗi cá nhân cũn g như cả nhóm trải dài mấy chục năm. Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại ta thấy mình chan chứa một niềm vui.

A.   NHỮNG DẤU ẤN HÌNH THÀNH
  1. Hình thành Giới trẻ Huynh đoàn

Những người trẻ sống gần gũi với chúng tôi (các giáo xứ Từ Đức, Thánh Khang, Tam Hà, Châu Bình, Khiết Tâm), chúng tôi có dịp tiếp xúc với các bạn trẻ đó, sau ngày thống nhất đất nước, khi mà các sinh hoạt tôn giáo đều bị tê liệt. Chúng tôi nhận thấy đời sống đạo của

38

 

các bạn trẻ khi đó hầu như mất phương hướng, bởi sinh hoạt tôn giáo chỉ giới hạn ở nhà thờ với hội hát (ca đoàn) và Dòng Ba là ông bà già đọc kinh thôi.

Anh em chúng tôi đã mạnh dạn quy tụ các bạn trẻ lại và sinh hoạt “ngầm” hay “chui”, hẹn nhau đến những điểm hẹn “công cộng” như mượn nhà chùa, vào rừng cao su kín đáo chơi trò chơi lớn trò chơi nhỏ, phân chia nhóm để chia sẻ Lời Chúa, và kết thúc là Thánh Lễ trong rừng. Những sinh hoạt quy tụ các bạn trẻ thường được tổ chức vào các dịp lễ hội của xã hội, hòa vào những đám đông ồn ào náo nhiệt đó, hy vọng không bị ai dòm ngó để ý. Có thời điểm ở sở thú, có lúc thì ở công viên cây xanh hay nơi vui chơi Bộ dưới nước, Bình Quới… Thông thường, lồng trong các trò chơi là những giờ học hỏi đời sống đạo hay chia sẻ Lời Chúa… nhờ đó các bạn trẻ có cái nhìn tích cực hơn trong đời sống đức tin, bớt chán nản thất vọng trong cuộc sống hiện tại và giảm áp lực của những việc làm kiếm sống.

Sau này “liều mạng” hơn là mỗi buổi tối đạp xe lọc cọc tới nhà ông trùm Dòng (ông Trưởng). Các bạn trẻ ở xứ đó hẹn nhau tới, giải chiếu xuống đất, với cây đèn dầu leo lét, dán mắt đọc mấy câu Lời Chúa rồi chia sẻ với nhau và kết thúc là đọc Kinh Tối; mỗi người tự chép Kinh Tối vào vở và chỉ đọc Kinh Tối Chúa Nhật thôi. Mấy ông trùm Dòng ở mấy xứ chung quanh, ông nào cũng hân hoan hưởng ứng và cộng tác tích cực, chuẩn bị sẵn sàng, nước nôi và có khi lo liệu bồi dưỡng sau giờ sinh hoạt với những món gọi là cây nhà lá vườn.

 

39

 

Những vất vả hằng tối đạp xe lọc cọc không có điện đường, mồ hôi mồ kê vã ra, hồi hộp sợ bị động… Thế mà vẫn cứ kiên trì bền bỉ sinh hoạt chắc hẳn phải có ơn Chúa, cùng với lòng tha thiết phục vụ nên đã duy trì được nhiều năm, và một điều không thể thiếu là nhiệt tình, lòng hăng say của giới trẻ.

Vâng, từ đó hình thành nên Giới trẻ Huynh đoàn Đa Minh trong Tỉnh Dòng và Dòng Ba (Huynh Đoàn Đa Minh VN) cho đến hôm nay.

2.  Kinh nguyện Huynh Đoàn

Những buổi trưa, thường vào nhất giờ, các ông bà Dòng Ba không ngủ trưa nên đến nhà thờ Ngắm Dòng (Nguyện Dòng) với Giờ Mùi, Giờ Dần, Giờ Ngọ… anh em chúng tôi được các vị “Trùm Ròng Ba” mời các thầy đi giúp họ, học hỏi về Thánh Tổ Phụ, sống tinh thần Dòng Ba giữa đời, tĩnh tâm chuẩn bị mừng những ngày lễ của Dòng… Ban trưa đạp xe trời nắng cháy bỏng, mồ hôi mẹ mồ hôi con vã ra, ướt đẫm cả áo, đến nhà thờ, không giọt nước uống, không quạt điện mát, không micrô và rồi cứ thế gào vang lên… như một nhà giảng thuyết lừng danh thế giới… còn các ông bà “Ròng” thì gật gù đồng ý lia lịa, có bà ngồi nghiêng ngủ say mê chỉ cần thầy nhấn ga là bà già sẽ ngã lăn ra chấn thương sọ não… Lúc đó lời giảng của thầy phải vặn volume nhỏ lại để bà ngủ cho đẫy giấc… ! Đúng là một thời kỳ gian khổ có một không hai!

Ở giai đoạn đó, anh em chúng tôi có tham dự các giờ ngắm dòng chung với các ông bà trước khi “hầu

40

 

chuyện” các ông bà, nhưng không sao đọc được, không sao thuộc được, không sao hiểu được để rồi người ta gán cho là ai vào Dòng Ba cũng là để đọc kinh dọn mình chết lành. Anh em chúng tôi nhận thấy những buổi tối đi chia sẻ Lời Chúa với các bạn trẻ, khi nguyện Kinh Tối, các bạn đọc rất tốt và sốt sắng nữa. Thế là chúng tôi đưa ý kiến lên cha Tổng Giám Đốc Dòng Ba (cha Giuse Chu Cung) cho quý ông bà dòng nguyện Kinh Phụng Vụ vì chúng con đã thử áp dụng cho các bạn trẻ đọc ở vùng Thủ Đức đọc kinh nguyện rất tốt. Cha Tổng Giám Đốc Dòng Ba đã chấp nhận và cho quay roneo cuốn kinh nguyện có tên ngoài bìa là Kinh Nguyện Dâng Cha. Việc thay đổi đối với các cụ ông cụ bà quả là khó khăn cực kỳ…, và anh em chúng tôi cố gắng tập đọc, tập mở sách kinh nguyện cho các cụ. Khuyến khích (dụ khị) các cụ đọc với câu nói ấn tượng là từ nay các cụ được đọc kinh nguyện y như các cha các thầy rồi đó… các cụ đọc kinh nguyện chung của cả Giáo Hội, Đức Thánh Cha cũng đọc như vậy… Thế là các cụ thích lắm !

Vâng, từ đó, kinh nguyện của Huynh đoàn đã được thay thế những giờ ngắm dòng cho đến hôm nay.

3.  Ngày họp mặt Gia đình Đa Minh

Anh em chúng tôi đã nêu ý kiến và trình bày lên cha Giám Tỉnh cùng một số anh em đang giữ các chức vụ trong Tỉnh Dòng là tổ chức mỗi năm một lần Ngày họp mặt Gia Đình Đa Minh. Chúng tôi được các vị đồng ý chấp thuận, và lần đầu tiên trước ngày lễ Thánh Đa Minh,

41

 

ở tại tu viện Mân Côi Gò Vấp, ngày nào năm nào cũng không còn nhớ nữa rồi. Anh em Tam Hà đã khuyến khích tôi (Mù) là người nhận thuyết trình trong ngày họp mặt GĐĐM đầu tiên ấy. Chủ đề : Đa Minh, con người cầu nguyện. Sau đó là đại diện các thành phần trong gia đình Đa Minh chia sẻ theo chủ đề . Hôm đó, tôi nói cái gì và trao đổi chia sẻ làm sao và i kết quả như thế nào tôi cũng không còn nhớ gì nữa. Chỉ còn để lại trong tôi là không hiểu sao tôi lại liều mạng đến thế ? Dám tự tin mà trình bày tâm tư con người Đa Minh sống cầu nguyện của mình. Đúng là Chúa thôi thúc và giúp cho tôi can đảm nói ra.

Vâng, từ đó, hình thành, đánh dấu, mở ra, mỗi năm có ngày họp mặt Gia Đình Đa Minh. Sau này, anh em trong Tỉnh Dòng có nhiều sáng kiến, và tổ chức hay hơn, phong phú hơn.

B.   ĐỜI SỐNG ANH EM THỂ HIỆN TINH THẦN ĐA MINH

Những năm ở Học Viện Đa Minh Thủ Đức, đời sống tu trì cách biệt với thế giới bên ngoài, ra như một dòng tu kín…, và rồi năm 1978, chính quyền đến tiếp thu nhà Học Viện, anh em được phân chia thành từng nhóm nhỏ… Thời gian đầu về chung sống với nhau tại Tam Hải, ở cái nhà do một người giáo dân cho mượn, mấy anh em sống trong môi trường không gian mới quá là lạ lẫm. Nhà ở sát với giáo dân, các thầy có làm cái gì thì giáo dân cũng zòm thấy hết. Ngôi nhà cũng khá rộng rãi nhưng chỉ có bốn bức tường. Mấy ngày đầu, trải chiếu nằm lăn lộn dưới

42

 

đất, sau đó mua ván ép về quây ngăn lại. Một tiếng động nhỏ cả nhà đều nghe thấy hết. Những năm tiếp sau đó anh em thích nghi dần dần với nếp sống “mở toang” như vậy…

Thú thật từ đầu, tôi chẳng biết đời sống nội tâm hay tâm linh là gì cả, nhưng rồi qua tháng năm, nếp sống thực tế với nhóm anh em nhỏ bé này, đã giúp cho tôi tìm ra, khám phá ra sống đời sống tâm linh đấy ạh.

1.  Viết nhật ký nhóm mỗi ngày

Sáng kiến của anh em là muốn lưu giữ lại những câu chuyện, những việc làm, những biến cố, những tâm tình, những suy niệm Tin Mừng… ghi lại trong cuốn tập làm kỷ niệm cho những năm sau này về già. Thế là… mỗi anh em phải giữ cuốn sổ một tuần, mỗi ngày phải ghi cái gì đó, mấy dòng hay mấy trang vào trong cuốn sổ… và rồi không biết anh em ghi chép lưu giữ được mấy năm tôi không nhớ, và sau đó dọn nhà hay xây dựng nhà mới có lẽ cũng mất tiêu hết rồi. Cũng từ khi đó, tôi đã học được nơi anh em, biết dùng chữ viết trải lòng mình ra trên trang giấy với những tâm tình vui buồn sướng khổ cuộc đời. Trong đó, tôi viết nhiều nhất là suy nghĩ lằng nhằng của riêng mình về các bài Tin Mừng mỗi ngày… Từ cố Râu đến anh em đều đi giúp, đi dạy, đi làm việc, chỉ có mình tôi là ở nhà, ra vô quạnh quẽ, không biết làm gì nên mỗi ngày cứ mở sổ ra là viết… từ đó tôi đã thấm nhuần những tâm tình trong tận đáy sâu lòng mình và tôi đã tự nhủ mình

: Đây là những tâm tình con cầu nguyện, con viết ra để

43

 

Chúa đọc, Chúa hiểu đời con. Phía Chúa thì Chúa đã biết thừa con, chẳng cần phải viết nhưng phía con cần phải viết ra để con biết và diễn tả cõi lòng của con. Con như một trẻ thơ, văn viết luộm thuộm, không đầu đuôi, không biết chỗ nào chấm hay phết… nhưng Chúa vẫn đón nhận tâm tình từ đáy sâu và rất thật, không chấm điểm nên không có gì phải giấu diếm vì chỉ có mình Chúa đọc thôi mà. Và từ đó cho đến hôm nay, một cõi riêng, cứ viết cho lòng mình được thoải chí. Tin Mừng Phố Chợ và Ca Khúc Phố Chợ là thế đấy.

2.  Tu chi tu cối tu chày, tu ba xị rượu tu vài két

bia

Cà phê buổi sáng, bia rượu khi ít khi nhiều khi nào

cũng có, ở nhà và hay ra quán… thời đó, ra như không tiếc thời giờ (mới ra lò HV còn thong dong mà), nhưng thật ra, không phải mất nhiều thời giờ chỉ là chuyện ăn uống, mà hơn thế, là thời giờ dành cho nhau đấy ạh. Mỗi lần, sau khi đã nga ngà hay sương sương hoặc sin sỉn (rượu vào lời ra), đã được nghe anh em chia sẻ những nỗi niềm đau đáu, ưu tư đời sống tu trì, đời sống tâm linh, linh đạo Đa Minh, sứ vụ Đa Minh… nơi cá nhân, tu viện, giáo xứ, Tỉnh Dòng và Gia Đình Đa Minh (các nữ tu, huynh đoàn) để rồi đã hình thành trong chúng tôi một nỗi lòng khao khát sống chân thật của một người Đa Minh là chia sẻ những gì mình đã chiêm niệm…

Nhờ những lúc chia sẻ rất thật trong cõi lòng như thế, tôi đã học được nơi anh em những bài học quý giá, lắng đọng

44

 

trong tôi cho đến hôm nay. Những năm tháng sau này tôi học hỏi thêm trên sách vở, qua những người anh học hành uyên bác trong đời sống Đa Minh, tôi đã rõ dần ra trong cá nhân tôi (có thể chủ quan) nếp sống Đa Minh, tinh thần Đa Minh, linh đạo Đa Minh… để rồi không bao giờ hối tiếc ra như tu lộn dòng. Thật hạnh phúc cho tôi, khi được lớn lên trong đời sống Đức Tin, như một người trưởng thành. Dòng đã tạo điều kiện cho tôi, đặc biệt nếp sống tự do của tinh thần Đa Minh để rồi tôi có thể phục vụ nhiều người theo kinh nghiệm dựa trên đời sống tâm linh và linh đạo Đa Minh… Chia sẻ trình bày lààm sao để những người đến với mình, giúp họ gặp gỡ được Chúa.

3.  Lối sống cha cố Rao (Râu) và anh em

Nếp sống rộng rãi, không buông thả nhưng buông lỏng để rồi đi đến cái tận cùng đó thì con người trở về với Gốc Gác hay Nền Tảng đời sống bên trong cá nhân con người ấy.

Cách nói chuyện hay phản ứng của cố Râu, bộp chộp, thẳng thừng, sốt ruột, “dao búa” đó nhưng lại cả một tấm lòng… trắc ẩn với anh em để từ đó anh em biết phải làm gì, ý thức giữ kỷ luật thế nào, và rồi sống chung huynh đệ làm sao…

Cố Râu miệt mài cặm cụi đi giúp nhà dòng này lớp học kia, khi có tiền là về góp vào quỹ chung cho anh em chi tiêu ngoài số “lương căn bản” khiêm tốn Tỉnh Dòng cấp nuôi. Việc nhà cửa, do anh Hai Điếc điều hành, tổ chức, chương trình, sắp xếp, phân công, khách khứa… cố

45

 

Râu duyệt là xong ngay. Hai “thằng” Gù và Điên rất sợ anh Điếc mắng vì chúng hay bày biện bừa bãi ra không chịu thu dọn, lười không quét nhà quét sân, khua mạng nhện, nhất là ở bẩn vì ta đây thuộc loại “tri thức cấp cao… siêu, mát trời ông địa”…

Có lần “rượu đàm” quá vui, anh em sin sỉn, tình anh em như men nồng rượu mới… mà, để rồi cha cố Râu phải dìu từng “thằng” về giường, đắp chăn, lấy dầu xanh bôi vào lòng bàn chân sợ mai thức dậy chúng bị cảm… Có chiều Chúa Nhật rảnh rỗi, anh em rủ nhau ra quán bia… ôm ý quên bia hơi, muốn uống bia hơi thoải mái thì buộc phải mua một đĩa mồi bé tí… tình anh em như mùa xuân phơi phới… mà, nhưng vui xuân không quên bổn phận, vẫn nhớ đến giờ đọc kinh, anh em về vì sợ số Râu đọc một mình lại buồn… trong giờ kinh Mân Côi và Kinh Chiều hôm đó… anh thì ngáp dài vì buồn ngủ, anh thì nóng quá lấy sách quạt phành phạch, anh thì bật cười vì nhớ đến chuyện ngoài quán… thế là cố Râu phán một câu xanh rờn thật ngọt ngào êm ái : ‘các anh ra ngoài hè ngồi cho nó mát đi để tớ đọc kinh một mình cũng được’. Thế là cả bốn bốn tên vâng lời như xác chết, đều ra hè trước ngồi hóng mát thật vui vẻ mà lòng thì đăm chiêu. Và còn nhiều chuyện “dấu tích thời sơ khai” ấy kể ra không hết được, nhưng nhờ đó lịch sử mỗi người biến chuyển, vào phần sâu hơn, lắng đọng hơn, đức tin đậm nét hơn… Thật thấm thía cho một hành trình sống tu trì mà tương lai thì mù mịt…

 

 

46

 

C.   ĐỜI SỐNG HUYNH ĐỆ (CỘNG ĐOÀN)

Khởi đầu về chung sống với nhau không thể tránh được những va chạm sứt mẻ, buồn giận ghen ghét có mà đầy. Cũng có lúc to tiếng choảng nhau tới bến… sống chung một nhóm nhỏ thì không sao né tránh hết được, bởi vì ra vào là đụng mặt nhau… nhưng rồi những khát vọng sống sao cho ra hồn người được anh em khơi gợi lên như ngọn lửa nung nấu hừng hực trong lòng mỗi người.

  • Điểm trước tiên là anh em nói chuyện được với nhau, tâm sự kể lể cho nhau nhiều chuyện, tạo nên những con người biết lắng

Cá nhân tôi, trẻ con chung quanh nói tôi là ông thầy dữ. Trông thấy “sầy” ở đâu là chúng chạy mất dép ; bé thơ được mẹ ẵm trên tay mới nhìn mặt “sầy” là khóc thét lên rồi ; người lớn đến chơi thấy thầy ở trên nhà thì chạy nhanh xuống bếp, thầy xuống bếp lại chạy vội lên nhà…Cứ buổi sáng thứ hai, sau lễ là anh em ngồi lại chia sẻ với nhau nửa tiếng. Cơ hội ngàn vàng đó, tôi bao trọn gói, tôi kể tội kể lỗi bắt đầu từ cố Râu trở xuống, chuyện nhà cửa khách khứa, tôi trút hết ra. Để rồi đến một hôm tôi chợt tỉnh : ủa sao mình nói nhiều thế, mình kể tội người khác hóa ra mình không có tội có lỗi gì à… và từ hôm đó tôi rất nể phục anh em vì anh em đã chịu đựng ngồi im lặng, lắng nghe tôi kể lể càm ràm và không một ai có phản ứng gì, đón nhận hết, ra như tôi nói đúng hết sao ý. Thật đúng là cộng đoàn biết lắng nghe để tôi vơi đi nỗi niềm, đổ rỗng hết ra… cho tình thương bước vào.

47

 

  • Kế đến, thời gian sau này và cho đến hôm nay, anh em kể xấu nhau cho nhiều người khác nghe cho vui tai (làm thầy dạy, mang chuyện xấu của nhau ra kể cho cả lớp nghe) nhưng những chuyện xấu kể ra đó ăn thua gì so với thực tế còn xấu hơn nhiều. Rất vui là vì mình biết mình xấu để rồi khám phá ra chỉ mình Chúa mới là tốt đẹp thôi. Niềm vui hạnh phúc ở nơi chính Chúa nên cái giá xấu xí phải trả quá rẻ ý chứ lị !

Thời gian anh em dành giờ cho nhau, lắng nghe nhau, hiểu biết và đón nhận nhau thật tuyệt vời, thí dụ tôi chứng kiến cái anh chàng trong bốn tên ở với nhau, anh ta loay hoay vặn con ốc vào cái dè chắn xích xe đạp mãi không được vì con ốc vặn ngược. Cứ bình thường tôi sốt ruột, trông ngứa mắt, và phang cho một câu thậm tệ… nhưng rồi tôi đã hiểu ra và hết sức thông cảm cho anh vì như anh đã tâm sự, đời không có bố, không có anh trai, ốc ác kìm búa máy móc có bao giờ đụng đến đâu, cuộc đời chỉ có mẹ và chị gái… và tôi đã vui vẻ quý mến giúp đỡ vặn ốc cho anh.

Đối với bà con hàng xóm thân thiện như người nhà. Đi chợ ghé vô cho các thầy bó rau, con cá để các thầy xơi bồi dưỡng. Thậm chí có bà mang chai nước mắm đến, trước khi trao nộp cho các thầy, bắt mỗi thầy thò ngón tay vào chấm mút thưởng thức trước để biết là nước mắm ngon đặc biệt.

Đối với khách khứa, các vị tu sĩ đến thăm đến chơi y như có sợi dây ràng buộc lại, quyến luyến mãi chưa về.

48

 

Khách của một người là của cả nhà, lúc nào cũng vui như tết. Có mấy người trẻ thích quá muốn vào tu với các thầy gọi là tu dòng cha Rao, và có một số khác lại muốn đến tìm hiểu đời sống cộng đoàn sao mà hay quá vậy ? Hòa đồng vui vẻ thân ái chan chứa phấn khởi thế nhỉ…

Hằng năm tết đến là có ngày họp mặt gia đình. Ông bà nội ngoại cô chú thím dì… mời được là mời tất, đông vui mà lị. Thế là cả bốn tên có chuẩn bị đàng hoàng, những tiết mục văn nghệ trò cười, sớ táo quân… bày ra trong trí khôn để rồi phân chia ai đóng vai nào thì tự bịa ra cho phong phú… Mỗi người tự nhủ mình là giờ đã thầy già hết rồi nhưng trước mặt bố mẹ vẫn chỉ là những đứa con thơ dại, cho nên tha hồ múa rối lung tung… miễn sao bố mẹ vui cười là thành công rồi.

D.   KẾT : THẦN TRÍ TÔI HOAN HỶ

Chúa đã dẫn đưa con người đi theo đường lối của Chúa và rồi mỗi người đã ghi khắc nhưng điều kỳ diệu trên cuộc hành trình phận người thành lịch sử đời mình.

Chúng tôi ghi lại những dấu ấn, những kỷ niệm, những biến cố đã diễn ra trong những khoảnh khắc cuộc đời của chúng tôi để những ai quý mến thì cùng dâng lời cảm tạ Chúa với chúng tôi.

Khi ra khỏi Học Viện, anh em được quy tụ thành từng nhóm nhỏ, đáng lẽ tôi được đi vào nhóm với cha giáo Giuse Đoàn Thiệu đến Giáo xứ Ngọc Hà, nhưng trục trặc sao đó nên lại được xếp vào nhóm cha Rao đến Tam Hải.

49

 

Cho dù là do bề trên xếp đặt, cho dù do mình tự lựa chọn hay do tình cờ… tôi tin chắc rằng bàn tay quan phòng của Chúa đã dẫn dắt tôi để tôi có được ngày hôm nay. Giả như tôi ở nhóm khác và vị đại diện khác thì ngày hôm nay tôi cũng khác rồi.

Bước vào ngôi nhà Tam Hải khá to, nhưng chỉ có bốn bức tường và nhà bếp phía sau… mấy anh em về chung sống với nhau trong một bối cảnh hội nhập khá mởi mẻ. Không còn nếp sống đóng khung thời học viện mà phải mở toang cửa nhà, mở toang tâm hồn mình ra và thích nghi vào cuộc sống thực tế (mở cửa sổ zòm qua nhà hàng xóm thấy ông chồng cởi trần ẵm con nằm trên võng đọc kinh gia đình, hay quá). Công việc tay chân như lao động, đi chợ, làm bếp, giặt quần áo, quét nhà quyét sân, rửa bát đĩa nồi niêu soong chảo, thu dọn nhà cửa gọn gàng sạch sẽ… cực kỳ khó khăn vất vả… Vạn sự khởi đầu nan mà lị ! Đến hôm nay đã gần 50 năm rồi. Cố Râu và anh Điên đã về chầu Chúa, nay còn Điếc Mù Gù cùng hát Thánh Vịnh : Xin Ngài đừng bỏ con lúc tuổi đà xế bóng… Xin Ngài đừng bỏ rơi khi sức suy tàn… Xin ngài đừng bỏ rơi chân chẳng còn vững bước… và rồi có ý định rù nhau cùng về nhà hưu… quậy tiếp… Amen.

Tuần Bát Nhật Phục Sinh Tháng 4 năm 2024

Giuse Martinô Phạm Quang Sáng O.P

 

 

 

50

 

Bài đọc 1 : Ac 3,17-26

Bài đọc 2 : Cl 3,1-4

Tin Mừng : Mc 3,20-21

 

 

 

 

Bài Tin Mừng mới được công bố trong thánh lễ an táng hôm nay thật ngắn và có lẽ gây bối rối.

Bấy giờ, Đức Giêsu gặp sự chống đối từ nhiều phía, không chỉ các kinh sư và những người Pharisêu, những người thuộc giới lãnh đạo, mà cả những thân nhân cùng thân hữu của Người, trong đó có thể có cả thân mẫu của Người. Trước mắt mọi người, Đức Giêsu chỉ là một người thợ thủ công, rồi Người đi từ làng này qua làng khác, giảng dạy, làm những điều lạ lùng, và thêm nữa, chẳng màng chi đến chuyện ăn uống để bảo đảm sức khỏe và còn để cho chính mình bị đám đông quấy rầy và làm phiền.

51

Đúng là cung cách, đời sống của Đức Giêsu thật khác lạ, người ta chỉ nhìn thấy nơi Người những điều không giống như những người khác, và nếu như theo dõi cuộc đời Đức Giêsu ở những đoạn về sau này, người ta còn thấy nhiều chuyện, nhiều câu nói lạ thường hơn nữa, kể cả các môn đệ, những người ở bên cạnh Đức Giêsu, được Đức Giêsu thương mến, được dạy bảo nhiều điều, mà cũng chẳng rõ Đức Giêsu là ai. Ngay cả sau khi Đức

 

Giêsu đã trải qua cái chết, đã Phục Sinh, các ông vẫn chưa hiểu.

Chắc chắn, chúng ta hôm nay cũng có nhiều điều không hiểu về Đức Giêsu, có thể chúng ta không gọi Người là mất trí, nhưng vẫn có nhiều chuyện trong con người Giêsu mà chúng ta chẳng hiểu được.

Tại sao Đức Giêsu lại có lối sống như thế ?

Câu trả lời chỉ có thể tóm gọn trong chữ “Tình Yêu”. Chỉ vì yêu thương con người mà Đức Giêsu đã đến trần gian, sống thân phận phàm nhân, để loan báo Tin mừng cứu độ. Chỉ vì yêu thương mà Người đã có những hành vi khác lạ, đã có những lối hành xử khác người. Vâng, chỉ có tình yêu mới giải nghĩa được chứ không thể là điều gì khác được.

Nhưng thưa cộng đoàn,

52

Hẳn là sẽ có người đặt câu hỏi: Tại sao lại đọc bài Tin Mừng này trong lễ an táng anh Giuse Đặng Chí San? Tưởng cũng cần nhắc lại một chút. Cộng đoàn Tam Hà cách đây hơn 40 năm, gồm có 4 anh em trẻ sống với cha cố Rao và được đặt tên theo thứ tự Luật – Sáng – Viễn – San, là Điếc – Mù – Gù – Điên. Anh San là Điên. Bài Tin Mừng hôm nay như một lời nhắc. Sự thể như sau: Hồi ấy, có một thời gian, anh San đi làm nhân viên cho Trung tâm Phát triển Tâm thần ở Phú Nhuận, một cơ sở chăm sóc các

 

em chậm phát triển và bị down. Có lẽ anh thiết tha với công việc, và vì lòng yêu quý các em, hòa nhập vào đời sống nên chất ngu ngơ thấm vào, nên mặt anh có vẻ như ngơ ngơ thế nào ấy, và chúng tôi gọi là Điên.

Ngoài ra, anh San là con út trong gia đình, mọi chuyện về đời sống thường ngày đã có những người lớn là các bà chị lo cả, coi như không phải bận tâm gì. Đến khi vào sống cộng đoàn ở Tam Hải rồi Tam Hà, thật khổ cho anh, phải thích ứng với môi trường mới từ chuyện nấu cơm, dọn nhà, lao động làm vườn. Rất nhiều chuyện, nhiều chuyện lắm đã xảy ra trong thời gian này giữa 4 người trẻ và cố Rao, đặc biệt là với anh San.

Tuy nhiên cái vẻ ngu ngơ bên ngoài ấy, không chỉ là một sự dễ thương, nhưng còn đang tiềm tàng một điều gì đó. Khi chịu chức linh mục ngày 1/4/1993, anh San đã chọn câu châm ngôn“Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa.” Cl 3,3, hẳn cũng phải có lý do.

Có một cái gì đó tiềm tàng

53
  • Anh San sống giữa anh em như một kẻ luôn có khả năng làm nẩy sinh cái khác. Những kiểu nói và kiểu sống của anh giống như những cánh cửa mở ra một điều gì khác, điều khác ấy có thể là một đề tài để vui đùa một cách ý nhị, điều khác ấy có thể là một cách sống hơi buông

 

tuồng, là những kiểu hơi ngông trước cuộc đời, nhưng lại giống như một phản ứng chống lại những thói quen và cách nghĩ quen thuộc, có khả năng làm cho ta thấy những thói quen và cách nghĩ quen thuộc ấy lộ ra chân tướng “có vấn đề”, những điều khác ấy hình như thực sự muốn vén mở một chân trời huyền nhiệm nào đó trong tâm hồn, một chân trời mà anh không ngừng muốn dấn bước vào như một lãng tử… có một cái gì đó tiềm tàng trong con người của anh

  • Có quá nhiều chuyện vui từ anh San :

+ Kiêu hùng lắm nhưng cũng yếu đuối lắm: (chuyện lên núi thiền về nhà méo mặt xin gạo…)

+ Trong thời buổi khó khăn, có lần có chút rượu, anh San bảo rằng khỏi cần đồ mồi, chỉ cần thấy con chó chạy ngang qua, nghĩ đến miếng dồi chó là có thể xơi một ngụm rượu; chút nữa nó chạy qua nữa, nghĩ đến miếng thịt nướng,… thế là đủ mồi để nhậu rồi.

+ Anh có thể hào hứng bàn kế hoạch và thường có những ý kiến rất tuyệt vời.. nhưng khi mọi người quyết định làm, thì anh lại như một kẻ cụt hứng không muốn làm…

54

Anh có thể hí hửng hoặc phấn khởi một cách ngây ngô, để rồi bị anh em trêu chọc: chuyện đi làm mua được

 

nửa ký mỡ…ngu ngơ đến bực mình, ngu ngơ đến buồn cười.

Tỏ ra như phá phách nhưng lại rất nhạy cảm : phê bình các lề thói, nhưng lại luôn thổn thức trong nhiều thánh lễ anh cử hành. Anh thường căn dặn các sinh viên của mình là những linh mục tương lai, phải đọc lời truyền phép với tất cả lòng sốt sắng của mình. Vì, chính anh thú nhận rằng, trong giây phút ấy anh cảm thấy như một dòng máu nóng đang chạy “rần rần” trong anh. Và nhiều người đã từng thấy anh, không chỉ một lần, rơi nước mắt trong khoảnh khắc này. Hẳn không có ai dám nói đó là những giọt nước mắt giả tạo.

Dám sống cách liều lĩnh và cũng dám tâm sự những yếu đuối tệ hại của mình với anh em một cách chân thật.

Thật ra, những chuyện vui của anh San dĩ nhiên làm trò vui cho anh em, nhưng sâu xa hơn, sở dĩ anh em có thể mang chuyện ngây ngô của anh ra để chọc ghẹo mà không sợ anh buồn; không phải vì anh hiền lành, hoặc cảm thông

… nhưng bởi vì hình như đối với anh, những chuyện ấy cũng chỉ là chuyện ở trên bề mặt, không ảnh hướng tới một thế giới gì khác còn đang đau đáu trong lòng…vẫn có một cái gì tiềm tàng

55

Ngoài dáng vẻ ngu ngơ, ở chiều sâu trong tâm hồn, anh San có dáng dấp của một kẻ lãng tử, lãng tử là một kẻ

 

không dừng lại ở một điều gì, là kẻ luôn khao khát cái khác, luôn nhận ra giới hạn của từng bước hành trình.

Tuy nhiên, có lẽ cũng có hai loại lãng tử, một loại không thỏa lòng với cái hiện tại mỏng manh, và luôn tìm cái mới, tìm cái mới chỉ vì không thích cái cũ. Loại lãng tử này càng đi xa càng trở nên hời hợt; càng đắm mình vào cái “mới” hào nhoáng và càng hụt hẫng. Một loại khác lại là kẻ không thỏa lòng với cái hiện tại chỉ vì nhớ nhung về cái gì căn bản hơn, nền tảng hơn. Loại lãng tử thứ hai này làm cho kẻ bước vào con đường này càng ngày như càng bước gần hơn đến cội nguồn, càng dám đi thì lại càng chìm sâu hơn vào một thứ huyền nhiệm lung linh của thực tại. Anh San thuộc loại lãng tử thứ hai này. Có một thứ gì đó tiềm tàng…

56

+ Chúa ban cho anh San có một khả năng cảm nhận khá chân thật về thực tại, có khả năng cảm nhận được sự sống trong tính tinh khôi, trần trụi mà nguyên tuyền, mộc mạc mà sâu lắng. Những chia sẻ của anh luôn làm cho người khác, ít là đối với tôi hay một vài anh em thân thiết, cảm thấy như mình bị việt vị vì mình đã đi quá đà trong suy tư lý luận. Anh luôn có một sự nhạy bén để nhận ra những cái chướng mắt của những thói quen rất đỗi bình thường mà người khác không thấy được; anh luôn có thể nhận ra những cội rễ căn bản nhất trong ý nghĩa của thực tại thô kệch. Có một cái gì đó tiềm tàng…

 

Thưa cộng đoàn,

Đằng sau vẻ ngu ngơ vẫn tràn đầy điều gì đó thật mãnh liệt, và ta có thể tóm lại như sau :

+ Một lòng yêu mến Chúa. Yêu mến Thiên Chúa là điều quan trọng nhất của đời tín hữu, nhất là của một linh mục. Đời sống mà không có lòng yêu mến, không có tương giao sống động với Chúa thì đời sống ấy thật khô cằn và có thể nói là bỏ đi.

Anh San hiểu điều đó và đã sống với trọn con người của mình. Đằng sau lối nói “cà rỡn”, tuyềnh toàng, có vẻ như bông đùa của anh, ta đọc được một lòng yêu mến Chúa thật nồng nàn, thiết tha. Anh có lối miêu tả hơi lạ thường: Ông Giê Văn Su, “đồng chí” Giêsu, Anh Hai Giêsu, hay Thầy Giêsu. Tất cả đều cho thấy mối tương quan sống động cũng như xác tín mãnh liệt của anh.

57

Mấy ngày vừa qua, người ta truyền nhau trích đoạn bài giảng của anh cách đây vài năm, trong đó anh cho thấy cái nền của đời mình là Chúa Giêsu: Có tình yêu và có trách nhiệm, từ từng bước đi đến lối sống của mình. Tất cả đều có trách nhiệm với người mình yêu. Mà phải là một tình yêu thật, chứ không phải lơ ngơ ở trên trời. Yêu nhau là phải tìm ra cái nền: Nền tình yêu là ông Giêsu, Đấng đã xuống thật thấp để nâng mọi sự lên. Và Đức

 

Giêsu ấy, cũng đang xin mỗi người sống có trách nhiệm với tình yêu của mình.

+ Một tình yêu cuộc đời. Thiên Chúa đã phú ban cho anh San một tâm hồn thơ, luôn nhạy cảm với cuộc sống. Trước những gì rất nhỏ: một giọt sương, một chiếc lá, đến những phận người, anh đã đón nhận hết vào trong cuộc đời mình.

Một trong những bài thơ đầu tiên của anh và được nhiều người biết đến là bài thơ Phục Sinh, với những lời như sau:

Mời em vào dạ hội,

Cuộc sống này nhiệm mầu, Gió thì thầm trong lá,

Mưa đã lắng đêm sâu.

Anh từng viết trên mạng Internet:

Cứ ngỡ rằng đón nhận được hết, hút vào, đặt lên Dĩa Thánh tim mình, và lên Dĩa Thánh trong từng Thánh Lễ. Sẽ chuyển hóa, sẽ biến đổi tất cả, vào trong Tình Yêu và Ánh Sáng…

Nhưng chưa đủ nội lực. Chưa để tim mình và tay mình thành tim và tay của Thầy Giêsu! Dĩa thánh con tim bị lủng ! Và đôi tay nâng lên nỗi đời thì trĩu xuống ! Nặng quá ! Chưa có nội lực Giêsu nên không chịu nổi !

58

Phải về thôi ! Phải về thôi ! Phải về thôi !

 

+ Xin cầu cho với

Anh San, vào cuối đời, sống với nhiều loại bệnh, có lẽ Chúa muốn để anh thông phần với cuộc khổ nạn của Chúa, và nhất là để cảm thông với phận người, với những người bệnh tật, yếu đau.

Trong thời gian khoảng hơn 4 năm này, một trong những câu nói được anh nhắn với mọi người, từ những người hỏi thăm trên mạng Internet, đến những người thăm viếng trực tiếp, bất cứ ai anh cũng nhắn: “Xin cầu cho với”.

Những lời này được thốt ra từ một người đang nằm bệnh, đang cảm thấy sự yếu nhược của thân xác và rất cần đến lời cầu nguyện, đến tâm tình cảm thông của nhiều người. Nhiều lần trong đời, anh đã từng chia sẻ những tệ hại, yếu đuối của mình, thì lời “xin cầu cho với” không chỉ dành cho tâm hồn lầm lỗi của chính bản thân mình mà còn cho nhiều người khác. Con người đã từng thiết tha với cuộc đời, đã cảm thấy mình có nhiều thất bại, nay vẫn muốn xin Chúa xót thương. “Xin cầu cho với”.

Kết

59

Hôm nay, anh San như một kẻ lãng tử đã dừng bước lãng du. Một kẻ lãng tử trong một tâm hồn luôn chơi vơi với một khát vọng gì khác… thì hình như ý muốn của anh mới tỏ lộ ra một chút.

 

60

Và lúc này, hẳn là anh đã gặp lại cố Rao thân yêu của Tam Hà thuở xưa. Xin anh vẫn phải luôn nhớ “xin cầu cho với”, không phải cho anh nữa, mà cho những người đang nhớ đến anh.

Cái tiềm tàng ngày xưa nay đã thành thực tại,

Cái tiềm tàng trước đây ẩn kín nay đã mở toang thật sự Và anh đang ở trong sự sống mới của Đức Kitô.

Giuse Nguyễn Cao Luật O.P

Bài chia sẻ lễ an táng anh Giuse Đặng Chí San, OP.

Tu viện Martinô, ngày 26/03/2024

 

61

Ch t c n l i…!

 

 

NẰM XUỐNG RẤT IM

Đã nằm xuống. Đã ở rất im. Đã trải mình sâu trong lòng đất. Đã hoàn toàn hoá ra không. Cuộc nhập thể đã đi đến cùng.

Tất cả đều im lặng. Tất cả đều như vô nghĩa. Đất Mẹ mở rộng vòng tay đón lấy.

Mọi sự đã hoàn tất.

3/4/2021

 

THÁNH GIÁ

 

Ớn thật! Ở đâu cũng thấy Thánh Giá. Thánh Giá chập chùng khắp nơi. Lâu lâu còn thấy con người đó, chàng tử tội, thân thể bầm dập nát tan. Cây Thánh Giá và hình tượng con người đau đớn cứ sừng sững cắm lên mặt đất!

Đau khổ và cái chết đeo bám lấy co người. Giêsu xin trở nên đau khổ, trở nên cái chết. Con đường Kitô Giáo thật kỳ lạ: một người chết thay cho mọi người! Một người đau thay cho mọi người !

Mình cũng 70 tuổi rồi. Cũng sắp chết. Cái bệnh tai biến lần này thì không làm cho chết. Nhưng rồi cũng chỉ vài năm nữa thì cũng đi thôi. Cũng sợ. Đúng hơn là tiếc nuối.

Đang tập làm sao để thấy vẫn đang được sống ngay trong cơn bệnh và trong cả giờ hấp hối. Và không tiếc nuối không sợ hãi.

Nhìn lên cây Thánh Giá và con người quằn quại ở đó. Thấy mình ở đó. Thấy mình đang được chết và đớn đau thay cho bao người…

62

2/4/2021

 

MUÔN flỜI TẠ ƠN

Tạ ơn trong hoàn cảnh bệnh tật như thế này, có vẻ như khiên cưỡng và khó khăn quá. Nhưng vì là linh mục, mà linh mục là người luôn “ cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra”.

Xin tạ ơn vì hồng ân linh mục. Xin tạ ơn vì cơn bệnh ngặt nghèo gần 8 tháng qua. Xin tạ ơn vì yếu đuối sợ hãi và thất vọng. Xin tạ ơn vì cả tội lỗi đầy tràn. Xin tạ ơn vì tất cả…

Linh mục, như Giêsu, là biến tất cả thành lời tạ ơn mà dâng lên Chúa Cha, dù nhiều khi tấm bánh ấy cũng đầy nước mắt.

Tấm bánh trần gian ấy khi thành lời tạ ơn, hy vọng rằng sẽ nuôi sống anh chị em nhân loại của mình. Tấm bánh ấy cũng là một thái độ cúi xuống rửa chân cho anh em. Tấm bánh ấy cũng là phương thế cứu độ cho anh em.

Khó. Khó lắm. Nhưng vẫn tha thiết xin rằng mọi sự đều thành lời tạ ơn, kể cả tạ ơn khi trên Thánh Giá. Nhưng dù sao, cũng “lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này” !!!

63

1/4/2021

 

 

 

XIN CẦU CHO VỚI

Đó là câu nói mà nhiều bằng hữu Facebook đã quen thuộc và có thể còn khó chịu như thể bị quấy rầy trong những ngày qua.

Cơn bạo bệnh tai biến như cú sốc dữ bám chặt lấy tinh thần và thể xác. Bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu thấy cũng chẳng đến đâu! Chỉ biết trông chờ vào lời cầu nguyện và nhờ nhiều người cầu nguyện cho.

Chưa bao giờ thấy mình yếu đuối và bé mọn đến thế. Nhè mồm lải nhải kêu gào không ngớt! Nhưng đâu còn chỗ bám víu nào khác nữa đâu, ngoài lời cầu nguyện của bao người.

Trên hết tin vào hiệu năng của lời cầu nguyện. Tin vào sức mạnh của những lời cầu nguyện. Tin rằng Chúa sẽ không làm ngơ với bao lời cầu nguyện.

Chúng ta vẫn bên nhau và vẫn trợ đỡ nhau bằng lời cầu nguyện. Kỳ này lướt Facebook, gặp người qua đời, người tai nạn, người khó khăn, dù chẳng quen biết, cũng phát khởi một ý cầu nguyện và tin rằng Chúa sẽ đáp lời.

“Xin cầu nguyện cho với ạ”. Đó là phương thuốc chữa lành hiệu quả nhất. Mong anh chị em thương và không chấp, nhưng còn cầu nguyện cho với ạ.

64

28/01/2021

 

65

CẦU NGUYỆN CHO VỚI

 

Nhờ rất nhiều bạn hữu cầu nguyện cho. Cái bệnh này khiến cứ rưng rưng như sắp tan vỡ. Một ông bạn linh mục từng bị đã nói như thế. Không bám vào lời cầu nguyện, không nhờ nhiều người cầu nguyện, lòng không an được.

Hôm qua ngày Đức Mẹ Fatima, nhận ra một sự thật rằng khi nhờ bạn bè cầu nguyện, thì trước hết chính mình cũng tha thiết cầu nguyện. Chính mình cảm nhận được sự vững chắc bám chặt vào Chúa trong khi vẫn hiệp thông với bao lời cầu nguyện của bạn bè.

Kính xin mọi người vẫn thành tâm cầu nguyện cho. Và cầu nguyện để chính mình cũng là người “lên đường” cầu nguyện tha thiết…

14/10/2020

 

VỀ QUÊ

Chiều tối nay, tôi đã có mặt ở quê Phú Thọ. Ông cha cháu đưa về.

Quê mẹ ở làng Hiền, Hiền Quan, sát sông Thao (sông Hồng). Mẹ lấy chồng năm 18, trước 1945, cách Hiền hơn 30 cây số, ở làng Bục, trên vùng đồi nương Thanh Sơn. Ngay những năm 1950, Bục đã chìm trong chiến tranh náo loạn. Pháp và Việt Minh, Việt Minh và Việt Quốc. Thầy mẹ bỏ hết sự nghiệp chạy về Sơn Tây, đẻ tôi ở đấy.

Lần đầu tiên về Hiền cách đây gần 20 năm, lòng xiết bao xúc động. Nhà thờ Bãi Hiền, Giữa Hiền, Lũng Hiền. Các cụ bà còng lưng lọm khọm, ngồi lâm râm cầu nguyện trong nhà thờ cũ tối om om. Nhìn các cháu học sinh đạp xe trên đê từ Cổ Tiết về, dáng liêu xiêu một bên là sông Hồng, một bên là đồng ruộng. Làng Hiền nằm sâu trong tâm khảm từ những câu chuyện đầy thương nhớ của mẹ. Hồi về đây, Hiền còn rất nghèo. Cụ bà ngồi sát bờ sông Hồng nước dâng ăm ắp, đến bây giờ, con cháu mua đồ điện để nấu cơm, nhưng cụ chẳng quen được, vẫn khu khu ngồi đun rơm như ngàn năm vẫn thế.

66

Quê Bục đồi nương thì chỉ có dòng sông Bứa bé xíu. Cũng bao nhiêu dâu biển đổi dời. Các địa chủ, người

 

67

thân trong dòng họ bị đấu tố tơi bời. Rồi con cháu cũng dần phấn đấu vào Đoàn vào Đảng. Các cụ cao niên, về già, hình như bỗng thấy tâm hồn trơ khấc. Đạo Mẫu với Tam Toà Tứ Phủ đã bị lùi xa. Chùa chiền đền đài Thần Phật vùng này không có.

Ngày ông cha cháu đưa về sau khi tìm lại được dòng tộc quê nội ở Bục, đứng thắp nhang nơi nền đất nhà xưa, cả nơi nền đất ngôi nhà nguyện thầy mẹ đã làm, lòng xáo động lạ kỳ không chịu nổi.

Hiền Quan, Hà Thạch, làng Bục, Thanh Sơn, Võ Miếu, rừng quốc gia Thu Cúc… Tất cả đều hoang vu, chập chùng và lạ lùng, nhưng cũng thân ái gụi gần tự kiếp nào trong vô thức.

Nhưng thực ra, nơi phần sâu ẩn nhất, quê hương chẳng là chốn nào, chẳng ở nơi đâu…

10/02/2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

68

 

Ph c Sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

69

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

70

 

 

T
ngày xưa và hôm nay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

71

 

Phạm Quang Đặng San

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

72

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

73

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!