Góc tư vấn

Không thể có bác ái nếu không công bằng

Không thể có bác ái nếu không công bằng

 

Nhóm của bạn vào một quán ăn, gọi món và dùng bữa xong. Bạn liền nói với chủ quán “Tôi thấy bác vất vả quá, chúng tôi biếu bác hai trăm ngàn”. Chủ quán liền cảm ơn, rồi nhóm bạn cứ thế đi về. Đột nhiên chủ quán gọi lại “Nhưng các bạn chưa trả tiền bữa ăn hôm nay giá một triệu đồng”. Bạn tức giận nói “Tôi thấy bác vất vả biếu bác hai trăm ngàn mà bác không miễn phí cho chúng tôi bữa ăn hôm nay được à?”. Có gì đó sai sai.

Cover_bác ái và công bằng_phailamgi.com.jpg

Trước khi biếu, tặng người khác thứ là của mình, đòi buộc ta phải thực thi lẽ công bằng với họ trước. Việc trả tiền bữa ăn mình đã dùng là thực thi lẽ công bằng, còn việc biếu họ thêm là hành động bác ái. Công bằng là ước muốn liên lỉ trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa và người lân cận” (Docat số 108). Nếu không thực thi công bằng chính là ăn cắp của người khác.

Trong Thông điệp Caritas in Veritate đức giáo hoàng Bênêđictô XVI có viết:​

  • “Bác ái phải vượt trên công lý, vì yêu thương là trao ban cho kẻ khác điều “thuộc về tôi”; nhưng bác ái không thể hiện hữu nếu không có công lý, là điều buộc tôi phải trao trả cho kẻ khác điều “thuộc về họ”; điều thuộc về họ căn cứ vào hữu thể và hoạt động của họ. Tôi không thể “ban tặng” cho kẻ khác điều “thuộc về tôi” mà trước tiên không trao trả lại cho họ điều thuộc về họ dựa theo công lý. Ai yêu thương anh em trong tình bác ái, thì trước hết phải thực thi công lý đối với họ.”​
  • Công lý là con đường đầu tiên của bác ái hay – như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói – là “tiêu chuẩn tối thiểu” của bác ái, một thành phần cơ bản của tình yêu này trong “hành động và chân lý” mà thánh Gioan tông đồ đã khuyến khích.​
Kết luận

Bác ái vượt trên công lý nhưng không thể thay thế công lý. Bác ái không thể hiện hữu nếu không có công lý. Người ta chỉ có thể kêu gọi lòng bác ái một cách tự nguyện, nhưng bị buộc phải thực thi lẽ công bằng. trên nét

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!