Một triết lý về cái đẹp
Khát vọng về cái đẹp hay “Mỹ” là một khát vọng rất người, một khía cạnh không thể tách rời của hữu thể người cùng với hai khía cạnh “Chân và Thiện”. Dù trong bất cứ hoàn cảnh và giai đoạn nào của lịch sử nhân loại, khát vọng vươn lên cái đẹp tuyệt đối luôn là một khát vọng sâu xa và làm nên bản chất của con người. Nếu “Chân” là đối tượng riêng của trí năng, “Thiện” là đối tượng của ý chí phải hướng tới, thì “Mỹ” lại là đối đối tượng làm cho chủ thể thích thú, một đối tượng liên quan đến sinh hoạt tình cảm[1]. Như thế, có thể nói cái đẹp là một phần ý vị của cuộc sống, cái đẹp cách nào đó làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và đáng sống hơn[2], và cùng với khát vọng “Chân” và “Thiện”, con người vươn tới hữu thể tuyệt đối là chính Thiên Chúa, Đấng là “Chân – Thiện – Mỹ”.
Cùng với đó, thánh nhân còn nêu lên ba nền tảng của vẻ đẹp đó là sự hài hòa cân xứng, tính toàn vẹn, đầy đủ và tính sáng chói của nó. Những sự vật nào có được những nền tảng trên đều là đẹp về mặt khách quan, còn tính chủ quan là thuộc về cách đánh giá của mỗi người và tùy theo thị hiếu mỹ học của từng trường phái, từng thời thì khác nhau. Theo đó, một vật nào đó là đẹp khi thể hiện đầy đủ các phần nó buộc phải có, thiếu một phần quan trọng hay chính yếu, chẳng hạn một bức tượng bán thân lại thiếu đôi mắt, hay bể mũi,nó sẽ trở nên xấu, khó hiểu và làm nản lòng người khác, đó là tính toàn vẹn. Về tính hài hòa cân đối các thành phần của đối tượng chẳng những đầy đủ, lại phải còn cân đối với nhau nữa, phải cân đối, ta mới thấy tính thống nhất của đối tượng, chẳng hạn đầu một người lớn lại đặt trên cổ và thân của một em bé, thì sẽ thật khó hiểu và mất tính thẩm mỹ. Càng thống nhất, càng hợp với luật của trí khôn, càng dễ hiểu và gợi cảm. Và để được coi là đẹp thì sự vật đó phải đảm bảo tính sáng chói nổi bật, nghĩa là cần phải hiển hiện rõ trước trí khôn và thu hút người cảm thụ với những đặc tính nổi bật mà đa số người cảm thụ đều nhận ra[6].
Tóm lại, có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp, không chỉ những yếu tố khác quan, chủ quan mà còn cả những yếu tố mang tính siêu hình. Như thế, khi tìm hiểu về cái đẹp ta thấy rằng cái đẹp thường nghiệm là điều mang tính chủ quan nơi mỗi người là điều chắc chắn. Nhưng ở góc độ khác quan và siêu hình, cái đẹp nằm ngay nơi bản chất hiện hữu của sự vật. Không cần con người cho là đẹp thì nó vẫn là đẹp khi tham dự vào cái đẹp tuyệt đối nơi Đấng tuyệt đối. Tuy vậy, quan niệm về cái đẹp là vấn đề con người đặt ra và nói cho cùng sự vật dù đẹp đến mấy nhưng không có người chiêm ngắm thì cái đẹp cũng chẳng có ý nghĩa gì. Tạo hóa sáng tạo mọi sự là cho con người và vì con người do vậy nói đến cái đẹp người ta thường gắn với sở thích chủ quan của mỗi người là như thế.
Tác giả: Khiêm Nhu