Góc tư vấn

Nguyên tắc xã hội: Phẩm giá con người

Nguyên tắc xã hội: Phẩm giá con người

 

Con người là một “ngôi vị” do chính Thiên Chúa tạo dựng, và với hạn từ “ngôi vị”, điều đó diễn tả rằng mỗi người có một phẩm giá bất khả xâm phạm. Vậy phẩm giá con người là gì?

cover_phamgiaconnguoi_phailamgi.jpg

Nguyên tắc xã hội đầu tiên

Phẩm giá con người, hay nhân phẩm là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong tất cả các nguyên tắc xã hội. Nhân phẩm có thể được diễn tả diễn tả bằng ý tưởng rằng bất cứ ai trong chúng ta đều sở hữu các quyền không thể tước đoạt ngay từ giây phút thụ thai.

Xét đến thực tế, Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định rằng, phẩm giá còn có nghĩa là không một ai bị hạ giá đến mức chỉ còn là một phương tiện hoặc một công cụ cho những mực đích đi ngược với sự phát triển cá nhân của chính họ. Ví dụ như hành vi bán dâm, biến bản thân thành công cụ kiếm tiền, hay nạn buôn bán trẻ em, phụ nữ qua biên giới, biến con người trở thành một món hàng hóa.

Bên cạnh đó, phẩm giá con người không phải là thứ để hy sinh cho các mục tiêu nghiên cứu khoa học, hay mục tiêu kinh tế, quân sự, xã hội hoặc chính trị.

Không chỉ dừng lại ở việc cấm làm suy đồi người khác

Việc không được hạ bệ người khác đến mức chỉ còn là một phương tiện hay công cụ chỉ là biểu hiện cốt lõi hoặc tối thiểu của phẩm giá con người. Cốt lõi này đòi hỏi việc phải bảo vệ mỗi người chống lại việc đối xử xuống cấp của các cá nhân khác hay toàn xã hội. Theo nghĩa này, phẩm giá con người không thể bị tước đoạt, dù họ có tồi tệ thế nào đi chăng nữa. Vì phẩm giá con người không phải do một cá nhân kiếm được hay được ban cho bởi một cá nhân hay tổ chức nào khác, mà chỉ đơn giản vì họ là người nên họ có phẩm giá.

Bên cạnh đó, phẩm giá không chỉ dừng lại ở việc cấm làm suy đồi người khác, mà còn có một chiều kích tích cực, đó là biểu hiện luân lý của nó. Mỗi người được mời gọi thể hiện phẩm giá của mình qua một cuộc sống đức hạnh, để có thể đạt điểm điểm xuất sắc về luân lý. Chính vì thế, phẩm giá con người hướng nhiều về việc sống đạo đức hơn là sở hữu các quyền.

Phẩm giá con người tới từ đâu?

Như đã trình bày ở phần dẫn nhập, con người là một “ngôi vị” do chính Thiên Chúa tạo dựng, được trở thành hình ảnh sống động của Ngài. Điều này mang ý nghĩa, dù ta yếu đuối và chẳng quan trọng gì trong mắt con người khác, nhưng lại là “đại diện” cho Thiên Chúa trên trái đất.

Và cũng vì con người được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa, mà con người được ban phẩm giá và các quyền bất khả xâm phạm và các bổn phận bất khả chuyển nhượng.

Cũng chính vì thế, nguyên tắc phẩm giá bất khả xâm phạm của con người là trung tâm và linh hồn của tư tưởng xã hội Công giáo. Và là căn nguyên để Giáo hội phát triển toàn bộ Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo, nhằm khẳng định “con người là chủ thể, nền tảng và mục tiêu của xã hội” (TLHT 106)

Tóm lại

Phẩm giá là điều mà mỗi người khi tham gia vào đời sống xã hội phải tuyệt đối tôn trọng trong mối tương quan với người khác, đó là nguyên tắc xã hội đầu tiên và quan trọng nhất. Nhiều khi chúng ta đang sống bất xứng với ngay cả phẩm giá của mình, vậy nên mỗi người được kêu gọi thực hành liên tục một đời sống luân lý, chứ không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi sở hữu các quyền.​ st

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!