Thư việnTruyền thông

Nhà báo dấn thân cho sự thật

Nhà báo dấn thân cho sự thật


Anh Paulus Lê Sơn đã bị công an Hà Nội bị bắt lúc 8:00 AM sáng  04/04/2011, khi đang tiếp cận nguồn thông tin để đưa tin phục vụ độc giả. Cùng bị bắt với anh Sơn sáng hôm qua còn có luật sư Giuse Lê Quốc Quân, Gioan Nguyễn  Văn Tâm – Trưởng CĐ cựu sinh viên Vinh tại Hà Nội, Giuse Nguyễn Xuân Kim – sinh viên Vinh, Gioan Thái Văn Dung và một số người khác chưa rõ tên.

 

 

Tôi hôm qua, trước 11:30 phút, khi chị Hiền vợ luật sư Quân ra khỏi nhà, công an đã ập vào nhà xét nhà. Đến giờ này, anh Sơn và luật sư Quân vẫn đang bị giữ tại công an quận Hoàn Kiếm. Theo một nguồn tin chưa kiểm chứng được, có thể 17:00pm hôm nay, anh Sơn và luật sư Quân được thả về.

 

Ngày 04/04/2011 sẽ trở thành một mốc trong tiến trình làm cho đất nước Việt Nam trở nên nhân bản hơn, và con dân Việt Nam được quyền hy vọng, ngày mọi nguời được sống trong bầu khí tự do tư tưởng, tự do thông tin và nhân phẩm được tôn trọng sắp đến rồi. Một bạn trẻ comment cho một bài viết tường thuật về vụ án tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã viết như sau: “Nhà nước do nhân dân dựng nên thì nhân dân có quyền lật đổ, nhân dân có quyền bắt đi tù !” Thật là một ý kiện lạ, nhưng không sai chút nào.

 

Điều tốt mình ước mong, thì chính mình phải góp tay thực hiện, chứ không ai thực hiển sẳn rồi mời mình “vào mâm” đâu. Chỉ có Thiên chúa mới vậy thôi ! Còn với tư cách là những người đang nghiên cứu truyền thông, chúng ta cần phải nhanh chóng thoát ra khỏi sợ hãi để sớm chủ động mở cánh của thông tin đang bị khóa chặt cho chính mình và cho nhiều người đang mong đợi sự trợ giúp đó từ chúng ta.

 

Những điều cần làm rõ với nhau

 

Trong ba tuần qua, chúng ta đã trãi quan những nghiên cứu căn bản, có thể xem đó là nhập môn của nhà báo. Với đề tài Quay phim và chụp hình, chúng ta đã kết thúc học phần thứ nhất. Theo mục tiêu của học phần này, những nghiên cứu viên thực sự dấn thân cho việc nghiên cứu này sẽ có khả năng:

 

– quan sát một sự kiện, biết đâu là những thông tin quan trọng mà người khác cần biết, và chỉ cần tường thuật lại những điều quan trọng đó cách nhanh chóng (5W+1H+bối cảnh, toàn cảnh).

 

– ý thức vai trò của mình là đưa tin, không khen và không chê, vì đó là trách nhiệm của ban thi đua hay ban khen thưởng, đồng thời cũng không có ta và địch, mà mọi người đều là bạn của nhà báo. Ai có thông tin cần cho đôc giả, khán thính giả của chúng ta thì chúng ta tiếp cận để có thông tin phục vụ.

 

– biết chụp một tấm hình có chủ đề và đủ sáng để người xem có thể nhận thức rõ hơn sự kiện.

 

Cũng trong ba tuần qua, khi theo dõi nội dung thảo luận của các tham dự viên và bài tập của từng nguời, chúng tôi nhận thấy các tham dự viên khóa này có những lối tiếp cận thông tin độc đáo, dấu hiệu cho biết có tiềm năng truyền thông chuyên nghiệp. Những cũng có những người tỏ rõ không đủ sức tham gia đến cùng do điều kiện phương tiện kỹ thuật hay thời gian hoàn tất cá yêu cầu của mỗi đề tài nghiên cứu.

 

Từ kinh nghiệm cá nhân của chúng tôi, cũng như thông qua việc quan sát các nghiên cứu viên của bốn khóa nghiên cứu truyền thông vừa qua do VRMI tổ chức, chúng tôi thấy một khi có dấu hiệu tiềm năng thì xem như kết quả đã có 1/2 rồi. Phần còn lại là hãy học mỉm cười với quỹ thời gian ít ỏi của mình, bắt tay làm bạn với những phương tiện không chuyên nghiệp, nhưng đã sẳn có và dấn bước hành động thì mọi sự sẽ hoàn thành.

 

Một vài nghiên cứu viên có những lý do chính đáng đã gởi thư riêng để xin được chuẩn miễn về một vài vấn đề cụ thể, nay xét thấy vẫn còn một số anh chị em khác cũng có những khó khăn tương tự, nên chúng tôi, với tư cách những người chịu trách nhiệm Khóa học này xin cho những giải đáp và chuẩn miễn chung cho mọi học viên như sau:

 

– Về việc tham gia khóa trể do “leo tường” vào facebook không nổi, mãi đến đề tài III mới vào được: Chúng tôi chấp nhận tất cả những người tham dự ít nhất là một đề tài trong ba đề tài mà chúng ta đã làm việc chung, miển là có thể tự nhờ những người đồng giúp năm vững kiến thức của các đề tài chưa kịp nghiên cứu chung. Nếu ai chưa hoàn tất hồ sơ, xin liên lạc sớm với Ban học vụ qua email: [email protected].

 

– Chưa kịp làm các bài tập của cả ba đề tài nghiên cứu: Mục tiêu của Khóa online II là tạo cho chúng ta một cơ hội rèn luyện kỹ năng, chứ không phải là một khóa học để biết và để được cấp chứng chỉ. Qủa thật, cuối khóa, VRMI sẽ cấp chứng chỉ cho những nghiên cứu viên đạt được mục tiêu của Khóa nghiên cứu, nhưng xét cho cùng, “chứng chỉ” chỉ đóng vai trò là một kỷ niệm đối với những ai học để lấy bằng, và không có gì giá trị hơn cả. Còn đối với những ai thực sự yêu thích và cố gắng thực hành để sau ba tháng mình có một kỹ năng, một khả năng truyền thông thực thụ thì “chứng chỉ” đóng vai trò một người bạn đồng hành thực sự để mình mở rộng hoạt động truyền thông chuyên nghiệp cho các tổ chức báo chí đúng nghĩa trong và ngoài nước. Ở đây, những anh chị đã làm tốt các bài tập trong ba tuần qua, kết quả đã được ghi nhận, riêng các anh chị vì những lý do như không có thời gian, cơ hội hay phương tiện mà chưa làm được các bài tập của các đề tài đã qua thì nay chúng tôi không kể nữa, tức là vẫn đồng ý để các anh chị tiếp tục nghiên cứu và đề tài tuần IV này là cơ hội để các anh chị tái hội nhập với các thành viên khác.

 

Đề tài IV này là một đề tài thực hành

 

Các anh chị trong suốt tuần này hãy thu thập thông tin để viết một Bản tin Thời Sự.

 

Để làm tốt bài này (đây là bài bắt buộc), các anh chị có thể làm theo ý của mình, sao cho tác phẩm tốt nhất. Nhưng nếu anh chị em nào không đủ tjự tin để chủ động làm, hãy làm từng bước theo chỉ dẫn sau đây:

 

1. Điều gì đang ảnh hưởng mạnh đến đời sống của bạn và những người chuing quanh bạn trong một tháng qua?

Bạn hãy xem lại trong tháng qua, điều gì thực sự làm mình lo nghĩ nhiều, điều gì làm cho cuộc sống mính phải cố gắng thay đổ thích nghi theo, hoặc điều gì làm cho kình bực bội, khó chịu? Nó chính là sự kiện thời sự trong tháng qua đối với bạn. Vì dụ xăng và điện tăng giá, xử Cù Huy Hà Vũ, đám tang ông Trịnh Xuân Tùng, thầy giáo mua dâm, … hay đơn giản hơn là việc ra mắt Xứ đoàn thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ, cha xứ mới về nhận xứ, chợ biến thành công viên ở vùng Biên Hòa … Cái bạn chọn vừa là chủ đề vừa là “What’ rồi đó.

 

2. Liệt kê thông tin: Bạn liệt kê như sau:

– What: (ví dụ) – Chợ thành công viên

– Where: – Chợ Sặc, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam

– When: – đã xảy ra khá lâu, nhưng bây giờ là thời hạn quyết định (ngày cụ thể phải bổ sung là …/…/2011)

– Who: – Các tiểu thương, chính quyền phường, thành phố, tỉnh, chủ đầu tư xây dựng công viên…

– Why: – Chủ trương tỉnh muốn thành phố có công viên? Tỉnh sau khi bán cho một doanh nghiệp, nhưng dân phản đối, bây giờ không thu tiền được, nên ép làm công viên cho bỏ ghét? Hay lý do khác …?

– How: – Diễn tiến thành lập chơ ngày xưa (có ý kiến của người gia kể về chợ sặc xưa), diễn tiến thành lập dự án công viên (có ý kiến của linh mục nhà thờ Hà Nội, của tiểu thương, của chính quyền và của vài người khác …)

– Toàn cảnh: – Chợ Sặc gần khu dân cư, gần nhà thờ, ngay trên quốc lộ thuận tiện cho việc mua bán

– Bối cảnh: – Chợ có từ thời dân di cư từ bắc vào Nam năm 1954, có truyền thông lâu đời, dân cư trong vùng sống nhiều chuc năm hờ chợ sặc này, chợ sặc này có nét văn hóa gì đặc biệt nói luôn ….

Làm được đầy đủ như thế này bạn sẽ chuẩn bị có một tác phẩm báo chí hay rồi đó.

 

3. Viết thành bài báo: Dựa trên data ở trên, bạn hãy căn cư vào Quy ước viết tin (đề tài I) để viết: Cái gì quan trọng nhật (gây xúc động cho dân, cho mình nhất) viết trước, cái nào ít quan trọng hơn viết sau dần. Nhờ không cần phải khuyên hay khuyến cáo ai phải làm cái này hay không được làm cái kia. Đó không phải ytrách nhiệm của chúng ta.

 

4. Tự biên tập: kiểm tra lại xem bài viết của mình đã đủ các thông tin quan trọng chưa: 5W+1H+Bối cảnh và toàn cành.

 

5. Nộp bài: nếu không tự tin, xin người đồng hành đọc và cho ý kiến để điều chính trước khi nộp.

 

6. Hãy tự thưởng mình một tô phở hay một ly sinh tố tuỳ thích, vì đó đã là tác phẩm vũ đại của mình rồi. Nếu có ai chê là vì người ta không hiểu được tâm ý của mình chứ không phải mình viết dỡ. vậy thôi ! Nhưng nếu mình nghĩ lại rằng mình cần phải giúp người ta hiểu được tâm ý của mình thì nhân loại này sẽ hạnh phúc hơn thì lần sau nhờ làm bảng liệt kê thông tin đầy đủ hơn và tập viết những từ dùng đơn giản hơn. Nhất là sau khi viết xong, nhờ một người quen đọc và hỏi xem họ hiển bài này nói cái gì?

 

Thật là đơn giản, và còn hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết rằng có nhiều người đang mong đọc tin thời sự của chúng ta lắm.

 

Bây giờ thì các nghiên cứu viên đã sẳn sàng cho tuần mới chưa?

 

Hãy bắt đầu đi các bạn. Mọi khó khăn có thể giải quyết bằng đôi tay nhỏ bé và phương tiện tối thiểu mà bạn đang có, vì Chúa luôn cở với các bạn. hãy trao cho Chúa những khó klhăn khi làm bày thực tập bắt buộc này để cầu nguyện cho người anh em của chúng ta là Paulus Lê Sơn và cho những ai đang thành tâm tìm kiếm chân lý, dấn thân phục vụ cho sự thật trên đất nước chúng ta.

 

An Thanh, CSsR

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!