Những lời cứng rắn của thánh Giêrônimô dành cho các linh mục lo tìm kiếm tiền tài và danh vọng
Public Domain |
Thánh Giêrônimô “nổi danh nóng nảy” đã không ngại nặng lời khi viết về bổn phận của các linh mục và về sự cám dỗ của giàu sang.
Thánh Giêrônimô là người rất thẳng thắn khi cần phải ra nói sự thật. Ngài không sợ bất cứ ai nghĩ gì về mình, vì vậy mà những lời lẽ của ngài thường đem lại sự tức giận cho các tu sĩ khác.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong một lá thư ngài viết cho cha Nepoziano, là người đã từ bỏ việc phục vụ cho quân đội để dâng mình cho ơn gọi làm linh mục. Thánh Giêrônimô đã viết rất nhiều về các bổn phận của một linh mục, và lá thứ ấy chứa đựng những lời lẽ cứng rắn dành cho những ai tìm kiếm tiền tài và danh vọng.
“Dưới ngọn cờ của Chúa Kitô, đừng tìm kiếm lợi lộc thế gian, vì e rằng có thật nhiều của cải lúc trở thành giáo sĩ, bạn sẽ không nghe lời người ta nói.
Thánh Giêrônimô có một lòng yêu mến đối với người nghèo. Ngài tin rằng một linh mục phải sống khiêm nhường và không tìm kiếm sự giàu sang:
“Thật vinh dự cho một giám mục khi biết chăm lo cho nhu cầu của người nghèo, nhưng thật đáng xấu hổ cho tất cả các linh mục khi tích góp của cải cho riêng mình”.
Khi nói đến việc nhận các khoản đóng góp lớn cho các nhu cầu cá nhân, Thánh Giêrônimô đã thúc giục các linh mục từ chối chúng:
“Chúng ta đừng bao giờ tìm kiếm những tặng phẩm và hiếm khi mới nhận khi có ai đó hiến tặng chúng ta, bởi vì cho thì có phúc hơn là nhận… Nên tránh những thứ phô trương và cẩu thả, bởi vì một cái có hương vị của phù hoa, cái kia phảng phất lòng kiêu ngạo. Đi đây đi đó mà không có tấm khăn choàng cổ cũng không sao: điều đáng khen đó là không có tiền để mua nó. Thật xấu hổ và ngu ngốc khi khoe khoang rằng mình không có khăn ăn cũng không có khăn tay nhưng mà vẫn mang một túi đầy tiền.
Hơn bao giờ hết, thánh Giêrônimô đã cố gắng nói trong thư của mình rằng, là một linh mục phải thực hành điều mình rao giảng, bằng cách sống như một người nghèo giữa người nghèo, và phục vụ họ chứ đừng tìm kiếm danh vọng trần gian.