Phụng vụTư liệu Phụng vụ

10 điểm đáng ghi nhận trong kinh nguyện thánh hiến của Đức Thánh Cha Phanxicô

 

Kathleen N. Hattrup

 

Bản văn kinh nguyện mà ĐTC Phanxicô đề nghị để thánh hiến nước Nga, Ukraina và toàn thể nhân loại cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và thần học. Mặc dầu có rất nhiều điểm đáng được để ý, nhưng ở đây xin được nêu ra một số khía cạnh đáng ghi nhận.
1. ĐỨC TIN CỦA GIÁO HỘI, ĐÔNG – TÂY VÀ CỦA MỌI THỜI ĐẠI
Ngay từ đầu lời nguyện biểu lộ đức tin của Giáo hội ở những thế kỷ đầu, được chia sẻ bởi các Giáo hội Đông và Tây phương. Chúng tôi tuyên xưng Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa”, Theotokos, tước hiệu được Công đồng Êphêsô minh định vào năm 431.
2. THỪA NHẬN TỘI LỖI NẶNG NỀ CỦA THẾ GIỚI
Đức Thánh cha đưa ra một danh sách các tội ác đã gây thương tích nặng nề cho thế giới của chúng ta và đặc biệt là mối quan tâm của ngài khi nói về chiến tranh thế giới và sự hiệp thông của các quốc gia. Đức Thánh Cha thường bày tỏ hy vọng của ngài rằng các tổ chức cộng đồng quốc tế có thể là sức mạnh cho hòa bình và công lý.
Ngài van nài cho những giấc mơ tan vỡ của tuổi trẻ – một chủ đề mà ngài yêu thích – và xu hướng của các quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình.
Ngài nói về việc đàn áp những sinh mạng vô tội, một tiếng vang vô cùng sâu sắc, có lẽ là vì ngài cảm thấy tội phá thai và việc thiếu quản lý của chúng ta đối với sự sáng tạo của Thiên Chúa.
3. KHẲNG ĐỊNH RẰNG THIÊN CHÚA KHÔNG BAO GIỜ MỆT MỎI KHI THA THỨ
Một trong những điểm mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã cố gắng nhấn mạnh đó là Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ, “Ngài không bao giờ mệt mỏi” khi tha thứ. Điều này lần nữa được nhắc lại trong lời nguyện thánh hiến.
4. LUÔN LUÔN VÀ MÃI MÃI
Đức Thánh Cha nhiều lần nhắc nhở chúng ta rằng Mẹ Maria là người mẹ tốt nhất giữa các người mẹ, luôn hiện diện trong mọi hoàn cảnh: “Mẹ không ngừng hướng dẫn chúng con đến với Chúa Giêsu, Hoàng tử Hòa bình”; “ Mẹ nhắc nhở chúng con rằng Thiên Chúa không bao giờ ruồng bỏ chúng con”; “Mẹ luôn ở với chúng con, kể cả những lúc hỗn loạn nhất”.
5. ĐỨC MẸ GUADALUPE
Trong lời nguyện thánh hiến, Đức Thánh cha đặc biệt chú ý đến Đức Mẹ Fatima. Lời nguyện thánh hiến cũng nhắc đến sự chuyển cầu khác của Mẹ. Đáng chú ý đó là thông điệp của Mẹ ở Guadalupe được trích dẫn:
Xin nhắc lại cho chúng con: “Mẹ là Mẹ của con, lẽ nào Mẹ lại không ở đây?
6. ĐỨC MẸ THÁO GỠ NHỮNG NÚT THẮT
Tương tự, lời nguyện đề cập đến một trong những lòng sùng kính đặc biệt của Đức Thánh cha, ngài nói: “Mẹ biết cách tháo gỡ những nút thắt của tâm hồn và của thời đại chúng con”.
7. SÁU TƯỚC HIỆU RIÊNG BIỆT
Trong số rất nhiều tước hiệu về lòng yêu mến và sùng kính Đức Mẹ, Đức Thánh cha đề cập đến 6 điều, với những lời cầu cụ thể, bao gồm “bảo vệ thế giới của chúng con khỏi đe dọa của vũ khí hạt nhân”.
Mẹ là Ngôi Sao biển
Mẹ là Hòm Bia Giao ước mới
Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng
Nữ Vương Mân Côi
Nữ Vương của gia đình nhân loại
Nữ vương Hòa bình
8. NHẮC ĐẾN ĐỨC MẸ TRONG TIN MỪNG
Lời nguyện dựa trên Lời Chúa, khi ghi nhận lời cầu xin của Đức Maria tại Cana và ĐTC cầu xin, “vì trong thời đại này chum rượu hy vọng của chúng con đã cạn kiệt, niềm vui đã lịm tắt, tình huynh đệ đã nhạt phai…. Vì vậy, lạy Mẹ, xin nghe lời chúng con cầu nguyện”.
Điều đó nói về sự dâng mình của Chúa Giêsu, của Gioan, và qua Người, dâng hiến tất cả chúng ta cho Đức Mẹ dưới chân thập giá. “Trong giờ phút này, cả nhân loại mệt mỏi và lo âu đang đứng bên Mẹ dưới chân thánh giá, đang cần phó thác chính mình cho Mẹ, và nhờ Mẹ, dâng mình cho Chúa Kitô.
Và lời cầu nguyện kết thúc với một lời nhắc nhở rằng Đức Maria là vinh dự của loài người, một người nữ như chúng ta: “Mẹ đã bước qua những lối đi trên thế giới này, giờ đây xin Mẹ dẫn đưa chúng con trên những nẻo đường hòa bình. Amen.
9. ĐẶC BIỆT ĐỀ CẬP ĐẾN NGA VÀ UKRAINE
“Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, chúng con long trọng phó thác và dâng hiến chính bản thân chúng con, Hội Thánh và toàn thể nhân loại, đặc biệt nước Nga và Ukraine, cho Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ.”
10. NGƯỜI NGA VÀ NGƯỜI UKRAINE, LÀ ANH EM CỦA CHÚNG TA
Đối với Đức Giáo Hoàng, tác giả của thông điệp mọi người đều là anh chị em với nhau, là con cùng một Cha, thì lời nguyện này là dịp để nhấn mạnh rằng ngay cả trong chiến tranh, chúng ta vẫn là “Fratelli tutti” – Tất cả đều là anh em.
Ngài đã ghi lại điều này đơn giản là chân nhận lòng sùng kính lớn lao mà người Nga và Ucraina dành cho Đức Mẹ.
“Người dân Ukraine và dân tộc Nga, những người đầy lòng sùng kính Mẹ, giờ đây cùng hướng về Mẹ, và trong lúc này, từng nhịp đập yêu thương nơi Trái tim Mẹ cũng đang dành cho họ cũng như cho tất cả những dân tộc bị tàn phá bởi chiến tranh, đói kém, bất công và nghèo khổ”.
G. Võ Tá Hoàng

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!