Kỹ năng sống

3 cách từ chối khéo léo không gây mích lòng người khác

3 cách từ chối khéo léo không gây mích lòng người khác

Đâu là cách từ chối khéo mà không gây mích lòng? Khi có người nhờ bạn làm một việc gì đó hoặc thậm chí cho bạn một thứ gì đó mà bản thân lại không muốn, mình cần phải từ chối. Nhưng làm sao khi từ chối, người khác sẽ không bị tổn thương và […]

Đâu là cách từ chối khéo mà không gây mích lòng?

Khi có người nhờ bạn làm một việc gì đó hoặc thậm chí cho bạn một thứ gì đó mà bản thân lại không muốn, mình cần phải từ chối. Nhưng làm sao khi từ chối, người khác sẽ không bị tổn thương và không gây mích lòng với họ. Bởi vì có khi đó là mối quan hệ rất quan trọng mà bạn không muốn họ phải cảm thấy khó chịu khi nhận phải một lời từ chối từ mình. Chúng ta đều biết cảm giác đó không hề thoải mái chút nào.

Tuy nhiên, nếu bạn không học cách khéo léo và quyết liệt khi từ chối những thứ mà mình không muốn hoặc thậm chí đi ngược lại với giá trị của bản thân thì hậu quả của nó sẽ rất nặng nề. Có khi bạn phải ôm vào người rất nhiều việc mà mình không muốn làm. Có khi bạn phải nhận những cảm xúc khó chịu mà đáng lẽ ra bản thân không đáng để được nhận.

Vậy làm sao để có thể từ chối một cách vừa thẳng thắn lại vừa khéo léo? Đây là điều anh sẽ hướng dẫn cho bạn ở bài viết này.

Cách từ chối khéo #1

Cách từ chối khéo #1

Ví dụ:

  • ”Êe, đi ăn không mày?” – “KHÔNG!”
  • ”Êe, giúp tao làm cái này cái được không?” – “KHÔNG!”
  • ”Êe, coi cái này hay lắm lắm nè!” – “KHÔNG.”

Đó là cảm giác như bạn đang tạt một gáo nước lạnh vào người khác.

Hãy tưởng tượng nếu như bạn là người rủ và rất háo hức, bỏ ra rất là nhiều nỗ lực, tinh thần, nhiệt huyết để tiếp cận người kia và… họ từ chối với mình một cách cụt ngủn: “KHÔNG!”

Đó là cảm giác khiến ai cũng cảm thấy khó chịu, thậm chí là tổn thương.

Nên hãy luôn nhận thức cách trả lời của mình khi từ chối một ai đó.

Cách từ chối khéo #2:

21

Trong lúc người khác nhờ vả, đôi khi bạn cũng có nhiều việc quan trọng cần ưu tiên nên ở thời điểm đó không thể nào giúp được họ. Dĩ nhiên là có một số trường hợp bạn cần từ chối một cách rất rõ ràng.

Nhưng trong các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, mọi người thường xuyên gặp gỡ và nói chuyện với nhau mỗi ngày, nó tạo nên một sự ràng buộc nhất định khiến bạn phần lớn rất khó để nói từ “KHÔNG” khi họ nhờ vả mình.

Thật ra đa phần ai cũng muốn giúp đỡ mọi người. Đó là cái mà chúng ta rất cần trong xã hội.

Nhưng thông thường, bạn lại không biết cách nói cho người khác thực sự hiểu:

Thứ mình muốn nói:

Nên để khắc phục điều này, bạn có thể áp dụng công thức dưới đây để có lời từ chối khéo léo hơn.

”Hiện nay, mình đang có công việc A nên mình không thể làm việc B mà bạn nhờ được. Đợi 1 xíu nữa được không?”

Đây là một công thức vô cùng đơn giản.

Ví dụ một tình huống cụ thể:

Bạn đang làm việc rất bận vì 30 phút nữa sẽ cần nộp gấp một tài liệu cho sếp nhưng có đồng nghiệp tới và nhờ bạn đi ra ngoài đường mua đồ giúp họ.

“Ôi chết rồi! Hiện tại tui đang có công việc sếp giao rất là gấp, 30 phút nữa phải nộp rồi nên không thể đi ra ngoài mua đồ cho mày được. Hay chờ tao một xíu khi tao giải quyết xong công việc này rồi mua sau có được hông?”

Khi đó, phía bên kia cũng sẽ dễ ứng xử hơn giao tiếp với bạn.

Nhưng một lần nữa, hãy luôn chú ý cách nói của mình, xem nó đã đầy đủ, rõ ràng và thể hiện được thiện chí của mình với họ để người khác không bị hiểu lầm mình chưa nhé!

Cách từ chối khéo #3:

19

Đây là 2 thứ rất rất khác nhau. Thử nhìn ở 2 góc độ:

Nếu bạn có Crush, bạn đến ngỏ lời rủ Crush đi uống trà sữa nhưng rồi bạn bị từ chối. Ngay lập tức, bạn sẽ có cảm giác bị chối bỏ vì nhiều lý do mà bạn tự tưởng tượng ra như: mình không đẹp, mình nhạt nhẽo, mình không xứng đáng với họ…

Tuy nhiên, nếu bạn nhìn đúng bản chất của vấn đề, họ không từ chối tất cả tính cách, giá trị của bạn. Họ chỉ đơn giản từ chối cái buổi đi uống trà sữa thôi!

Nhưng chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ khiến bạn cảm thấy rất buồn và hụt hẫng. Nên khi bạn đưa ra lời từ chối với người khác, hãy nỗ lực giải thích chuyện đó để tránh gây hiểu lầm nhiều nhất có thể để họ không có cảm xúc khó chịu, mích lòng với mình.

Ví dụ một tình huống cụ thể:

Cuối tuần, bạn bè rủ tới nhà để chơi nhưng bạn lại không muốn tham gia thì có thể trả lời như sau:

“À cuối tuần này chắc tao sẽ không tham gia cuộc chơi ở nhà mày đâu nha! Vì tao không thích đến chỗ đông người quá. Rồi ngày hôm đó có nhiều bạn của những khoa khác tới chơi nữa. Tao muốn dành thời gian cuối tuần này để suy nghĩ và tính toán một vài việc xíu! Thôi, bây cứ chơi, có gì gặp lại sau!”

Như vậy, nó thể hiện sự rõ ràng trong quan điểm của mình. Và khi các bạn làm được vậy, tâm lí của người tiếp nhận sẽ hiểu rất rõ là tại sao mà mình lại không đi. Mọi thứ sẽ diễn ra một cách thoải mái và vui vẻ.

Lời kết

Đó là 3 mẹo bạn có thể áp dụng khi muốn từ chối khéo một người nào đó. Và nhớ:

“Lời từ chối hiệu quả là một lời từ chối chân thành, rõ ràng, đúng cách để người khác hiểu ý của mình mà không gây ra những tình huống mích lòng, khó chịu không đáng có.”

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!