Góc tư vấn

Sự thật về tôn giáo ít người nhận ra

Sự thật về tôn giáo ít người nhận ra

sự thật về tôn giáo

Ngày nay, tôn giáo là một sinh hoạt vô cùng thiết yếu và gần gũi của đa số con người. Con người tin theo tôn giáo chủ yếu do sự tiếp nối của gia đình. Vì lẽ đó, có những sự thật về tôn giáo tưởng chừng vô cùng hiển nhiên, lại bị đa phần con người bỏ qua. Nhận diện và ý thức được những sự thật này sẽ khiến bạn có được niềm tin sáng suốt hơn. Tỉnh giác và thông suốt với bất kể hoạt động tôn giáo nào.

Nguồn gốc tôn giáo

Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ sản xuất thấp. Con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên. Vì vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu tượng tôn giáo để thờ cúng.

Khi xã hội phân chia thành giai cấp, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa, chênh lệch trong đời sống, sự áp bức, bóc lột, tội ác … tất cả họ quy về cho số phận và định mệnh. Cho rằng chính thế lực thần thánh huyền bí đã sắp đặt mọi sự. Và vì là thần thánh an bài nhằm mục đích cao cả, mọi sự sẽ được làm cho công bằng bởi thần linh qua thời gian.

Từ đó ta thấy, tôn giáo được bắt nguồn chính từ trình độ nhận thức hạn hẹp. Và tâm lý yếu đuối, bất toàn của con người.

+ Khả năng nhận thức chưa đầy đủ. Khi những điều mà khoa học chưa giải thích được. Thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo. Như nguồn gốc sự sống, thế giới linh hồn, các hiện tượng siêu nhiên….

+ Tâm lý bi quan, sợ sệt, yếu đuối, thiếu sức mạnh ý trí, phụ thuộc,…. Thế nên, con người cần nhờ đến những thế lực siêu nhiên để nương tựa, an ủi, tạo niềm tin. Ví dụ những lúc ốm đau bệnh tật, gặp xui xẻo thất bại, biến cố cũng đều tìm về tôn giáo để được an ủi, tạo dựng niềm tin.

Vì thế, khi xuất hiện những người có thể vượt lên trên cái nhận thức hạn hẹp, yếu đuối đó. Có khả năng quan sát, đúc kết để đưa ra các lý giải về sự sống mà những người khác không nhận ra được. Như Jesus, đức Phật Thích ca mâu ni, Lão tử,… Con người thu nhận các tri thức từ các vị này. Tạo ra giáo lý. Thành lập ra những tổ chức tôn giáo. Và phát triển cho đến ngày nay,…. Đó chính là sự thật về nguồn gốc tôn giáo.

 

Từ nguồn gốc của nó ta thấy có các sự thật về tôn giáo như sau:

Thứ nhất: 

Người ta nghĩ rằng các vị tôn sư như đức Jesus, đức Phật thích ca mâu ni, Lão tử,….. là những người tạo ra tôn giáo. Nhưng các ngài vốn chỉ mang đến những tri thức hay phương pháp để con người có khả năng thoát khỏi cái sự bất toàn, hạn chế, yếu đuối trong nhận thức như bên trên.

Thế nên, con người bắt đầu ghi chép, sưu tầm lại những lời dạy của họ. Làm cho phù hợp, lý giải theo một xu hướng mang tính chủ quan. Tạo ra giáo lý và thành lập tổ chức tôn giáo truyền bá giáo lý đã được biên tập này. Dựa theo những tập tục tôn thờ đã có trước đó trong lối sống cũ để tạo ra những lễ nghi, thủ tục.

Lập tượng thờ phượng các vị thánh hiền để tạo niềm tin và sự tin tưởng của con người với tôn giáo.

Vì thế, các vị thánh nhân đa phần không trực tiếp tạo ra những tổ chức tôn giáo. Và vốn chẳng hề yêu cầu con người thờ phượng, vâng phục, lôi kéo ai cả. Các vị vốn chỉ đưa ra lời mời gọi tiếp nhận sự giảng dạy để bản thân mỗi người thoát được cái hạn chế, yếu đuối của chính mình.

Giúp con người chuyển hóa tâm thức mới là ước muốn duy nhất khi các vị quyết định rao giảng và phổ biến cho dân chúng những chân lý sự sống.

Các lễ nghi, tập tục thờ phượng đa phần được hình thành sau đó. Trong quá trình phát triển của tổ chức tôn giáo.

Những luật lệ hà khắc và nghi thức tôn thờ ngày càng trở nên trói buộc. Có thể nhằm mục đích chỉ để tổ chức tôn giáo được lớn mạnh.

sự thật của tôn giáo

Sự thật về tôn giáo thứ 2

Giáo lý của mỗi tôn giáo đều lấy lý tưởng của một vị thánh hiền làm tôn chỉ và truyền bá. Nhưng vì kết hợp thêm nội dung của các tín ngưỡng trước đó. Và biên tập thêm để phù hợp với thời cuộc. Hướng lý giải những bài dạy của các thánh hiền lúc này có thể mang tính chủ quan của một vài cá nhân.

Vì lẽ đó, những giáo lý được biên tập công phu có thể đã không còn giữ đúng được cái ý nghĩa nguyên thủy mà các thánh hiền muốn truyền tải.

Những định hướng được hoạch định trong giáo lý và những người truyền bá có thể dẫn dắt con người đến với những niềm tin sai lệch. Tạo ra ngày càng nhiều các trường phái tôn giáo khác nhau.

 

Đó là sự thật về tôn giáo thứ 2.

Thứ 3

Văn hóa nhân loại tạo ra tôn giáo để giúp đỡ những con người biết và tin rằng lúc nào ở hiện tại cũng hiện hữu một thế lực sẵn sàng giúp đỡ chúng ta. Tiếp thêm sức mạnh những lúc khó khăn. Soi sáng vào những lúc hỗn loạn. Cảm thông vào những lúc đau thương.

Tôn giáo là một nơi nương tựa tốt đẹp cho tinh thần. Khi nhận thức và tâm lý của con người còn hạn chế. Những lề luật, những nỗi sợ hãi về sự trừng phạt trong tôn giáo cũng giúp con người có khuôn khổ cuộc sống. Hạn chế làm những điều tổn hại đến tha nhân.

Cũng vì thế, khi tổ chức tôn giáo càng mạnh mẽ, lại càng phản ánh sự bất toàn trong nhận thức và tâm lý yếu đuối của quần chúng.

Con người càng yếu đuối thì càng cần đến các tổ chức và hoạt động tôn giáo để bù đắp những yếu đuối của bản thân. Con người càng có nhận thức và trí tuệ hạn hẹp với sự sống. Thì càng cần dựa trên những lý giải huyền hoặc của tôn giáo để trả lời cho những vấn đề hiện diện ngay trước mắt.

Tôn giáo ban đầu có thể được tạo ra chỉ với mục đích truyền bá những lý tưởng tốt đẹp. Giúp ích cho đời sống thực tiễn. Nhưng ngày càng về sau, một khi tôn giáo được điều khiển bởi những cá nhân chưa có sự chuyển hóa trong ý thức. Mà đã có những vị trí ảnh hướng nhất định. Vẫn là những con người mang đậm dấu ấn của sự ích kỷ, cố chấp, sân hận, mưu lợi,… có thể lạm dụng hoạt động tôn giáo để tạo ra những mô hình kinh tế. Những cái cớ cho sự xâm chiếm, chiến tranh và mâu thuẫn.

Những cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử và hiện tại đều xuất phát từ những ý đồ của những thế lực khác nhau trong xã hội. Lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình.

Để cho các tổ chức tôn giáo trở nên thành công. Và trở thành những mô hình kinh tế duy trì qua thời gian. Không ít tôn giáo đã khiến tâm trí con người bị kiểm soát, bị giới hạn.

  • Để cho con người không đặt niềm tin ở một nơi khác. Đầu tiên tôn giáo khiến chúng ta mất niềm tin vào bản thân. Đa phần tôn giáo đều phổ biến hệ tư tưởng về con người là những kẻ yếu đuối. Nhỏ bé so với sự vĩ đại của thế lực siêu nhiên. Chúng ta có bản chất là tội lỗi, nhơ nhuốc. Thậm chí tội lỗi là bẩm sinh. Thế nên, một cách duy nhất để con người được che chở, an toàn là thực hiện sự thờ phượng. Và hoàn toàn trông cậy vào tôn giáo. Con người xa cách, tách rời với sự cao sang của thần thánh. Trong khi, lại cho rằng những vị thần mà mình thờ phượng đang hiện diện trong mỗi người.
  • Nhiệm vụ thứ hai là tôn giáo làm cho chúng ta thấy rằng tôn giáo có những câu trả lời mà ta không có. Như sự sống được tạo ra từ đâu? Ma quỷ là gì? Chết có phải là hết không? Ta sống để làm gì?…. Nhờ thế ta khỏa lấp được cái nhận thức hạn hẹp của mình.
  • Nhiệm vụ thứ ba: là tạo ra những nỗi sợ hãi trong con người. Tuyên bố về những viễn cảnh ghê rợn trong sự trừng phạt của thần thánh trước tội lỗi của con người. Và đưa ra giải pháp tránh khỏi những viễn cảnh đó là đến với những lễ nghi và tập tục thờ phượng. Trong khi, tôn giáo thờ phượng những vị thánh thần của mình là bao dung, yêu thương, cao cả, nhân từ và vĩ đại.
  • Nhiệm vụ thứ tư: là phóng đại những khả năng của thần thánh. Về khả năng kiểm soát cuộc sống con người. Ban phát tiền tài, danh vọng, tình cảm, sức khỏe. Để dẫn những con người đang bị ám ảnh bởi những dục trong tâm trí đến với tôn giáo. Là hy vọng cuối cùng của con người trước sự tham lam của bản thân. Và nỗi bất lực trước những mục tiêu cuộc sống.
  • Và nhiệm vụ thứ năm và quan trọng nhất. Là để làm cho con người chấp nhận câu trả lời của tôn giáo mà không cần phải chấp vấn. Rằng thần thánh là những đấng cao siêu, vĩ đại, thông tuệ. Rằng con người thì hạn hẹp không thể hiểu hết được sự thông thái của thần linh. Thế nên chúng ta chỉ cần tin tưởng và làm theo giáo lý. Mà không cần chất vấn. Đó là con đường duy nhất ta được ánh sáng chiếu rọi khỏi bóng tối cuộc đời.

Đây không phải là tình trạng của tất cả các hoạt động tôn giáo. Nhưng là xu hướng chung mà rất phổ biến hiện nay. Nhưng sự thật thì tôn giáo được xây dựng và phát triển là dựa trên những điểm yếu lớn nhất của con người. Chính là nỗi sợ hãi, sự tham lam và nhận thức bất toàn.

Chính vì thế, tôn giáo dễ dàng định hướng niềm tin những người thiếu ý thức tự chủ mà không hề có sự phản kháng. Sự tiếp nối qua các thế hệ có thể khiến con người về sau. Ngay cả những vị trí đứng đầu không nhận ra sự thật này.

bản chất của tôn giáo

Những sự thật về tôn giáo đưa tới những hệ quả là:

Thay vì giúp con người học được chân lý của các thánh hiền mà phát triển cái trí tuệ của mình. Để hiểu biết về sự sống và các hiện tượng tự nhiên. Mà giúp con người thoát khỏi cái tâm lý yếu đuối, phụ thuộc, mê muội trong lối sống cũ để trở nên mạnh mẽ. Biết tự chủ và sống một cuộc đời bình an với tâm trí an lạc của mình. Tôn giáo có vẻ ngày càng khiến chúng sinh rơi vào những sự mê muội. Giới hạn bản thân trong những lý thuyết hạn hẹp. Vướng mắc vào những quan điểm cố chấp. Xa rời ước muốn thật sự của các bậc thánh hiền thuở ban đầu.

Nơi nào tôn giáo đã đến, nơi đó nó mang theo sự mất đoàn kết. Tôn giáo đã làm con người xa rời với thần linh. Xa rời giữa người với người khi họ có danh nghĩa tôn giáo khác nhau.

Tôn giáo đã lấp đầy trái tim của con người với sự sợ hãi về thần linh. Nơi con người đã từng yêu mến và tôn sùng thần linh của mình là ánh sáng. Là yêu thương vô điều kiện, là trí tuệ, là nhân ái…

Chính là tôn giáo đã trao gánh nặng cho con người với những lo ngại về cơn thịnh nộ, trừng phạt của thần linh. Thay vì đến với thần linh để làm nhẹ đi gánh nặng của mình.

Chính là tôn giáo đã dạy con người rằng ta phải có một người trung gian để đến được với thần linh. Nơi mà con người đã từng nghĩ rằng mình sẽ đến được với thần linh đơn giản là sống cuộc sống của chính mình một cách tốt đẹp và trong sự thật.

Con người không còn đến nhà thờ, chùa chiền, thánh thất để học hỏi chân lý. Mà thay đổi chính mình, tỉnh giấc khỏi những u mê mà bản thân đang dính mắc. Chỉ đến với tôn giáo để cầu xin những lợi lạc bên ngoài. Để tìm kiếm sự an toàn trong nỗi sợ hãi của bản thân với thần linh. Do chính tôn giáo gieo rắc vào mình.

Người ta chỉ đến vì những lợi lạc hạn hẹp trước mắt được bày biện bên ngoài. Mà không biết tiếp thu cái cốt lõi khiến bản thân thay đổi.

Thay vì là nơi giúp con người được thức tỉnh khỏi sự u mê trong tâm trí. Tôn giáo càng khiến con người sa đà vào sự mê muội, cố chấp, ích kỷ, hiềm khích, tham vọng,…

Khi còn trẻ ta lao vào những phù phiếm, xốc nổi bên ngoài. Dấn thân vào phong trần, vật chất. Rồi khi về già thì không ai bảo ai, bất kỳ thuộc tôn giáo nào, con người cũng muốn quay về cùng Chúa, Phật, Thần, Thánh. Chỉ tiếc cái là thay vì HƯỚNG NỘI, để quay về với Trời, với Phật trong tâm. Thì tôn giáo lại hướng dẫn người ta đi tìm Chúa, tìm Phật ở nơi đền đài, miếu mạo, nhà thờ, nhà thánh. Lạc lõng vào dị đoan, mê tín.

sự thật trong tôn giáo

Thông điệp

Những người có trí tuệ và biết nhìn nhận một cách tỉnh táo. Đều sẽ nhận ra những sự thật về tôn giáo. Người ta biết rằng sự chuyển hóa của bản thân là quan trọng hơn bất kì những hình thức, nghi lễ mục rỗng nào. Người ta biết chắt lọc những cái hay từ các vị thánh hiền một cách sáng suốt, tự chủ để thực sự áp dụng cho chính mình.

Người ta nhìn thấy những cái đẹp của mỗi tôn giáo. Biết tôn trọng, chọn lọc mà học hỏi, cầu tiến. Có trái tim rộng mở để đón nhận những điều mới mẻ. Thay vì hiềm khích, mâu thuẫn, dìm dạt nhau như những người còn mê muội, cố chấp hay làm.

Vì người trí tuệ và tỉnh giác thực sự đều biết rằng những sự hiềm khích, mâu thuẫn, cố chấp ấy chính là biểu hiện của một tâm lý yếu đuối. Đầy ích kỷ và thiếu bao dung. Một nhận thức hạn hẹp. Bị thao túng và kiểm soát bởi những lý thuyết cứng nhắc.

Khi con người hoàn toàn tỉnh thức. Người ta nhận ra sự quan trọng của chuyển hóa chính mình. Và hiểu được giá trị cốt lõi trong lời dạy của những vị thánh hiền thông tuệ. Kết hợp các sinh hoạt tôn giáo một cách sáng suốt. Bắt đầu nhận ra bản chất sự sống. Bản chất của các hiện tượng tự nhiên. Nhận ra được sức mạnh và khả năng của chính mình. Chứ không hề yếu đuối, hèn mọn, sống phụ thuộc.

Chỉ có thay đổi nhận thức, tư duy của chính mình mới là con đường có được an lạc, trí tuệ, giải thoát, hạnh phúc, giàu có thực sự.

Biết dùng trí tuệ tự chủ của bản thân để nhìn nhận mọi việc. Dù tốt hay xấu. Những hoạt động tôn giáo bên ngoài vẫn luôn có những giá trị tốt đẹp nếu ta biết ý thức và nhìn nhận một cách trí tuệ. Nhưng đừng bị cuốn theo mà trở nên mê muội, phụ thuộc.

Hành trình sự sống này vốn chỉ là hành trình là ta phải tự có trách nhiệm với tất cả những điều thuộc về ta. Các vị thánh thần có cao cả đến mức nào cũng không thể sống thay mỗi người được. Vị thánh hiền, thần linh nào cũng không thể trực tiếp cho con người tiền tài, danh vọng,… Nhưng chỉ có thể giúp con người tự thay đổi chính ý thức của mình để có được những thứ đó.

Thế nên, hãy học hỏi các ngài chứ đừng phụ thuộc, mê muội. Bản thân bạn tự biết tiếp thu mà có trách nhiệm với chính mình. Tự trở nên thông tuệ và sống một cuộc đời ý nghĩa mới là ước muốn lớn nhất của bất kỳ vị thần linh cao cả, yêu thương nào.

Trên đây là những sự thật về tôn giáo mà ta cần nhận biết rõ. Để tránh rơi vào những mê muội thiếu kiểm soát.

Hãy nghi ngờ về tất cả những gì bạn được nghe, được thấy. Hãy dùng chính ý thức của bản thân để xây dựng lên niềm tin vào thần thánh và tôn giáo cách sáng suốt.

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!