Mục vụ gia đình

BÌNH TĨNH

BÌNH TĨNH

Bà mẹ đưa Yến Vy 5 tuổi đi với bà vào trong một gian hàng rộng lớn. Cô bé cứ lê la phía sau. Cô dừng lại ở mỗi quày hàng để nhìn những đồ vật bên trong. Khi bà mẹ dừng lại để mua hàng, cô bé chạy lang thang. Bà mẹ dành mất nửa thời gian để theo dõi nó và chạy theo nó. Cuối cùng bà lạc mất nó và bà hồi hộp lo sợ, nhưng rồi cũng tìm ra nó, bà nói: “Ô, Yến Vy! Con làm mẹ sợ muốn chết. Bây giờ con ở gần bên mẹ nhé! Mẹ không muốn lạc mất con trong gian hàng rộng lớn nầy.” Cô bé nhìn mẹ mắt tròn vo.
Cô bé chơi trò “trốn bắt” mỗi khi nó đi với mẹ. Thật là vui khi thấy mẹ hồi hộp lo sợ. Cô bé không bi thất lạc. Cô bé biết chính xác chỗ nó đang ở. Việc đi theo nó là tùy ở bà mẹ.

Bà mẹ có thể bỏ đi sự lo lắng về việc cô bé bị thất lạc. Cả hai đều chơi trò chơi “ú tim”. Khi bà mẹ thấy rằng cô bé không còn ở bên bà, bà có thể yên lặng, tĩnh bơ như không có việc gì. Cô bé sẽ mau chóng nhận thấy rằng bà mẹ không đi tìm nó và sẽ trở lại chỗ nó rời bỏ mẹ nó. Nếu bà mẹ đã rời khỏi chỗ đó, cô bé sẽ có chút cảm giác hồi hộp lo lắng và bắt đầu đi tìm. Bà mẹ nên tiếp tục tĩnh bơ cho tới khi cô bé thật sự quan tâm. Lúc bấy giờ bà mẹ âm thầm bước ra cho nó thấy, nhưng trong cách thế bà ra vẻ tiếp tục đi mua đồ. Khi cô bé chạy đến, sợ hãi, và khóc, bà mẹ có thể tỏ ra không bị gây ấn tượng bỡi sự sợ hãi và nói: “Mẹ xin lỗi về việc con bi thất lạc.” Chiến thuật nầy nên được lập đi lập lại mỗi lần đứa bé chạy lang thang. Nếu bà mẹ chối từ không chơi trò chơi “ú tim”, hãy bình tĩnh và đừng lo gì về việc cô bé bị thất lạc.

Minh Phụng 10 tuổi giữ mẹ trong một tình trạng không thoải mái chút nào. Nó thường không nghe lời mẹ, đi thẳng về nhà sau khi tan trường. Một ngày kia đã 5 giờ rưỡi mà cậu bé chưa về đến nhà. Bà mẹ hồi hộp lo sợ. Vì cậu bé đi xe đạp đến trường nên bà mẹ sợ rằng nó bị xe đụng. Bà định gọi đến trường thì nó vừa về đến nhà, giày và quần áo ướt đẫm và đầy bùn đất. Nó mang theo một bình nước. “Minh Phụng, con đã đi đâu vậy? Đã 5 giờ rưỡi rồi, mẹ hồi hộp lo sợ.” “Con ghé xuống hồ trên đường về nhà. Mẹ xem, con bắt được vài con lăng quăng.” “Biết bao lần mẹ nói với con đi thẳng về nhà sau khi tan trường. Nếu có chuyện gì khác, hãy báo cho mẹ biết con đang ở đâu?” bà mẹ ra lệnh cách giận dữ. “Mẹ không có quyền lo lắng cho con như vậy!” cậu bé nói với nét mặt lạnh lùng trong khi bà mẹ tiếp tục rầy la.

Ngày hôm sau bà mẹ đi dự buổi hội thảo ở Trung Tâm Hướng Dẫn với một người bạn. Một tình trạng giống hệt như vậy được đem ra thảo luận. Bà mẹ chấp nhận những điều được thảo luận. Từ đó, bà vui vẻ bất cứ lúc nào cậu bé về nhà. Nhưng có một lần, nó về trễ, bà ta giận dữ đi ra khỏi nhà.

Sự quá quan tâm và lo lắng đối với con cái chúng ta thì không cần thiết. Càng tệ hơn, chúng ý thức được điều đó và dùng nó như một dụng cụ để kéo sự chú ý của chúng ta, để làm tăng sự tranh quyền hoặc để lấy sự bình quyền. Sự lo lắng của chúng ta về tai họa có thể xảy đến cũng không có cách nào ngăn cản được. Chúng ta chỉ có thể đối đầu với vấn đề sau khi đã xảy ra mà thôi. Điều tốt nhất là chúng ta tin tưởng vào con cái chúng ta và hãy bình tĩnh cho tới khi chúng ta cần phải đối đầu thật sự với tai họa trước mắt.

Khi cậu bé Minh Quân được 16 tháng, bà mẹ bắt buộc phải gởi cậu bé vào nhà nuôi trẻ vì sự bất ổn của vấn đề ly dị và bà bận phải đi làm. Khi cậu bé lên 2 tuổi, bà mẹ tái giá và đem cậu bé trở về. Khi cậu bé lên 3, bà lại tạm gởi nó vào nhà nuôi trẻ vì bà có thêm đứa con thứ hai. Lúc lên 5 tuổi, cậu bé xem ra không hạnh phúc cách đáng sợ. Cho dẫu bà mẹ cố gắng tỏ ra yêu nó, cậu bé vẫn không thể thuyết phục được. Bất cứ khi nào bà mẹ nói “không” hoặc khước từ cho nó bất cứ cái gì nó muốn, nó khóc và rên rỉ cách rất đáng thương: “Mẹ không yêu con.” Bà mẹ hồi hộp lo sợ. Cậu bé xem ra muốn quá nhiều thứ ngoài khả năng của bà hoặc không thích hợp cho nó. Bà mẹ chỉ còn biết cố gắng an ủi nó.

Vấn đề nằm trong mặc cảm tội lỗi của bà mẹ về việc bỏ cậu bé trong nhà nuôi trẻ. Mặc dầu đó chỉ là điều phải làm dưới những trường hợp không thể làm cách khác, bà mẹ vẫn cảm thấy tội lỗi vì đã bỏ bê nó. Bây giờ bà lại quá quan tâm một cách đáng sợ về kết quả của điều bà đã làm đó. Bà cho rằng cậu bé cảm thấy bị bỏ rơi.

Cậu bé đáp lại thái độ của bà mẹ và ngay cả còn muốn dùng cho mục đích của nó. Nó biết chỗ để đánh động bà và dùng nó để giữ bà quan tâm nhiều đến nó. Điều nầy cung cấp cho nó một sự điều khiển vô tận. Bao lâu cậu tỏ ra nghi ngờ về tình yêu của bà, bà phải khom lưng làm đủ mọi cách để chứng tỏ tình yêu. Bà mẹ biết rằng bà yêu cậu bé. Bà có thể ngưng việc phải chịu lụy đó. Bà là một bà mẹ tốt bao lâu bà làm tròn trách nhiệm cần thiết hiện tại. Bà phải học không có gì phải sợ cậu bé. Bà nên ý thức về mục đích của hành động của nó. Bà có thể làm nó vô hiệu quả. Khi cậu bé khóc, bà mẹ có thể không chính thức đáp trả bằng cách nói rằng bà xin lỗi về việc nó cảm thấy buồn về bà.

Một đứa trẻ tỏ ra ganh tỵ cho thấy một lỗi lầm tương tự. Hầu hết chúng ta ngóng trông dấu hiệu của đứa con mới và không bao lâu chúng ta tìm thấy điều mà chúng ta tìm. Những cố gắng làm tiêu tan cảm giác thương hại của chúng ta đối với đứa trẻ giúp nó khám phá ra điều đó không còn ích lợi gì cho nó. Nhưng bao lâu chúng ta còn bị gây ấn tượng bỡi sự ganh tỵ, đứa trẻ sẽ tìm thấy điều đó vẫn còn có lợi cho nó. Điều tốt nhất để chống lại cảm giác cay đắng là giữ nguyên trạng thái bình thường, tránh vấn đề thương hại. Chúng ta phải biết rằng đứa trẻ có thể sẽ học lấy những bài học từ những hoàn cảnh không vui trong cuộc đời nó. Làm sao bà mẹ có thể dành quá nhiều thời giờ cho nó sau khi có con nhỏ. Nó sẽ thích nghi vào vai trò mới nếu bà không tỏ ra thương hại nó và không cố gắng bù đắp cho cái nó đã mất. Có thể có một vài trẻ thỉnh thoảng có sự may mắn hơn những đứa khác, nhưng điều đó cũng vậy, nó là một phần của cuộc sống và phải được chấp nhận trong cuộc đời mà không cần phải có sự hồi hộp lo sợ không thích đáng.

Có biết bao nhiêu chuyện chúng ta cảm thấy phải lo lắng cho con trẻ chúng ta. Chúng ta tìm những dấu chỉ của những thói xấu nơi chúng để xem chúng có tư tưởng xấu không, chúng ta lo về những hành vi luân lý của chúng, lo về sức khoẻ, và áp đặt trên chúng những cách cắt nghĩa của chúng ta về bất cứ điều gì có thể xảy ra cho chúng. Chúng ta thúc giục và ép buộc chúng phải học giỏi nơi học đường, phải đem những điều đã học đi đến thực hành để phát triển. Chúng ta nghi ngờ và muốn biết chính xác chúng như thế nào ở mỗi giây phút. Chúng ta xử sự dường như chúng ta tin rằng trẻ con được sinh ra có bản tính xấu nên phải được ép vào khuôn khổ để nên tốt. Chúng ta tiêu mất nhiều thời gian và năng lực cố gắng sống đời sống của chúng và vì chúng. Thật tốt biết mấy nếu chúng ta biết nghỉ ngơi, tin tưởng vào con cái chúng ta, và cho chúng cơ hội để sống cho chính chúng.

Rất nhiều quan tâm của chúng ta được căn cứ trên cảm giác rằng chúng ta thật sự không biết phải làm gì. Tuy nhiên, không cần thiết cho chúng ta phải đối phó với mỗi vấn đề nho nhỏ xảy đến. Rất nhiều chuyện sẽ biến mất, nếu chúng ta bình tĩnh vì một lý do đơn giản là con trẻ làm tăng thêm nhiều vấn đề là để giữ chúng ta quan tâm. Cố gắng để làm cuộc đời toàn hảo là vô ích. Chúng ta không thể thành công.

Nếu chúng ta biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm khi con cái chúng ta hành động sai lầm, chính niềm tin: chúng ta có thể làm việc cách hữu hiệu làm chúng ta cảm thấy bình tĩnh, có thể nghỉ ngơi, và vui hưởng cuộc đời với con cái chúng ta.

Lm. Lê văn Quảng

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!