Chưa phân loại

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI ĐỨC CỐ HY FRANCIS XAVIE

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI ĐỨC CỐ HY FRANCIS XAVIE
Phanxicô-Xaviê Nguyễn Văn Thuận sinh ngày 17-4-1928 tại Phủ Cam (Huế), là trưởng nam của gia đình 8 con. Ngày 11-6-1953, ngài chịu chức linh mục, làm phó xứ Tam Tòa (Quảng Bình) và là phó xứ Phanxicô-Xaviê (Huế). Sau đó, cha Thuận du học Đại học Giáo hoàng Urbaniana (Roma). Về nước ngài làm giám đốc tiểu chủng viện Hoan Thiện (Huế). Từ 1964-1967 là tổng đại diện tổng giáo phận Huế.
Ngày 13-4-1967, Đức Phaolô VI bổ nhiệm ngài làm giám mục Nha Trang. Vị tân giám mục chọn khẩu hiệu ‘‘Vui mừng và Hy vọng‟‟ (Gaudium et Spes), tiếp nối đường hy vọng lúc còn là chủng sinh.
Ngày 24-4-1975, ngài được Tòa thánh bổ nhiệm làm phó tổng giám mục với quyền kế vị (archevêque coadjuteur) tổng giáo phận Saigon. Ngày 15-8-1975, ngài bị ủy ban quân quản mời đến dinh độc lập, sau đó bị quản chế và bị giam suốt 13 năm :
 năm 1976 biệt giam trong trại tù Phú Khánh ;
 sau đó chuyển đến trại Vĩnh Phú ;
 bị quản thúc tại họ đạo Giang Xá ;
 bị giam tại sở công an Hà Nội.
 Ngày 21-11-1988, ngài bị quản chế tại tòa tổng giám mục Hà Nội.
Tháng 9-1991, ngài sang Roma chữa bệnh. Chính quyền Hà Nội không cho ngài về nước. Ba năm sau (1994), ngài được Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm làm phó chủ tịch Hội đồng Tòa thánh ‘‘Công lý và Hòa bình’’. Ngài là vị tổng giám mục người Việt đầu tiên đảm nhận trọng trách tại giáo triều Roma. Năm 1995, ngài là cáo thỉnh viên (postulateur) án phong chân phước cho thầy Marcel Văn. Ngày 24-6-1998, ngài là chủ tịch Hội đồng Tòa thánh ‘‘Công lý và Hòa bình’’. Ngài giảng mùa chay Năm Thánh 2000 cho Đức Gioan-Phaolô II và giáo triều. Ngày 21-1-2001, ngài được Đức Gioan-Phaolô II nâng lên hàng hồng y với danh hiệu Hồng y Phó tế (cardinal-diacre) S. Maria delle Scala. Ngài mất ngày 16-9-2002 tại bệnh viện Piô XI (Roma). Ngày 20-9-2002, Đức Gioan-Phaolô II chủ trì thánh lễ an táng ngài tại vương cung thánh đường Vaticanô.
Trong thời gian làm giám mục Nha Trang, Đức Cha Nguyễn Văn Thuận biên soạn ba thư luân lưu, báo trước 3 chặng đường mai hậu :
– Thư luân lưu ‘‘Tỉnh thức và cầu nguyện‟‟ (1968) báo trước 13 tù đầy. Ngày 22-10-2010, giáo phận Roma chính thức mở án phong chân phước cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận tại Vương cung Thánh đường Latran. Trong diễn văn tán dương công đức Đức cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận, ĐHY Agostino Vallini, tổng đại diện giáo phận Roma nhắc lại chặng đường thánh giá của Đức cố HY như sau : ‘‘Chỉ vài tuần lễ từ ngày nhậm chức phó tổng giám mục Saigon cho đến ngày bị bắt vì bị cáo buộc là cấu kết với Tòa thánh và đế quốc. Hôm đó là chiều ngày 15-8-1975, lễ Đức Mẹ Lên Trời. Đức Tổng chỉ mang theo bộ tu phục và chuỗi tràng hạt. Ngài đã trải qua những ngày thử thách cam khổ, sống đức tin và bác ái trong thân phận tù đầy. Ngài bị giam tại Cây Vọng (NhaTrang), sau đó là 13 tù đầy, trong số có 9 năm biệt giam. Tháng 10, ngài khởi thảo ‘‘Đường Hy Vọng’’ gửi cộng đoàn công giáo. Cậu bé Quang 7 tuổi, giúp việc Đức Cha, thu lượm các tờ lịch cũ chép ghi bản thảo. Sau đó cậu nhờ các anh chị chép lại rồi gửi đi. Lời tâm bút của ngài sau này góp lại thành tập sách lấy tên là ‘‘Đường Hy Vọng’’.
– ‘„Công lý và Hòa bình‟‟ (1970) báo trước việc ngài được Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm làm phó chủ tịch Hội đồng Tòa thánh ‘‘Công lý và Hòa bình’’ (Conseil Pontifical ‘‘Justice et Paix’’). Ngày 24-6-2002, ngài là chủ tịch Hội đồng tới ngày ngài qua đời (16-9-2002) tại bệnh viện Piô XI (Roma).
Mộ ĐHY Nguyễn Văn Thuận tại Roma
– Thư luân lưu ‘‘Sứ mạng của Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta’’ (1971) báo trước ngày mở án phong chân phước. Tháng 9-2007, Đức Bênêdictô XVI tuyên bố :‘‘Ta vui mừng nhận được tin mở án phong chân phước cho vị tiên tri của niềm hy vọng Kitô giáo’’. Ngày 30-11-2007, trong thông điệp Spe Salvi, Đức Bênêdictô XVI đã dành một đoạn dài nói về ĐHY Nguyễn Văn Thuận.
Chặng đƣờng 2 : Hy vọng tông đồ
Hồ sơ phong chân phước chép lại tiểu sử của ĐHY Nguyễn Văn Thuận như sau : Phanxicô-Xaviê sinh ngày 17-4-1928 tại cố đô Huế. Gia đình ngài có nhiều thánh tử đạo, chịu nhiều bách hại từ 1644 đến 1888. Năm cậu Phanxicô 15 tuổi, cụ cố thân sinh ông nội ngài kể lại rằng ngày ngày, ngài phải lội bộ khoảng 30 cây số mang chút cơm, mắm muối, thăm nuôi thân phụ bị giam vì là tín hữu. Bà của ngài không biết đọc biết viết, ngày ngày lần chuỗi cầu cho các linh mục. Mẹ ngài là Isave dạy cho ngài lịch sử Kinh thánh và bậc tiền nhân trong gia
đình được phúc tử đạo. Bà luôn nhắc nhở con phải yêu nước thương nòi. Phanxicô-Xaviê không bao giờ quên được gia đình chịu nhiều đau khổ vì đức tin. Di sản quý giá này của tiền nhân đã tôi luyện Phanxicô chịu đựng nhiều đắng cay thử thách. Ngài luôn phó thác vào sự quan phòng của Chúa và dâng cuộc đời cho Chúa Thánh thần. Ngài cảm nhận ơn gọi linh mục rất sớm nhờ có người bác là Đức Cha Ngô Đình Thục. Đức Cha Thục là một trong số các vị giám mục đầu tiên người Việt.
Tháng 8-1941, ngài vào chủng viện An Ninh. Trong số những vị dày công rèn luyện ơn gọi linh mục của ngài là Đức Cha Jeant-Baptiste Urrutia thuộc Hội Thừa sai Paris, sau này là giám quản tông tòa Huế, linh mục Jean-Marie Cressonnier hướng dẫn ngài về lòng sùng kính Đức Mẹ, cha Columba Marnion, dòng Biển Đức, người Ai-len giúp ngài khám phá ra nét đẹp khó nghèo để sau này cam lòng chịu đựng gian khổ tù đầy. Ngài chọn ba vị thánh như khuôn vàng thước ngọc : thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu : con đường trẻ thơ nên thánh, thánh Jean-Marie Vianney về đức khiêm nhường chịu đựng, thánh Phanxicô-Xaviê không màng thành bại. Trong những năm ngài theo học tiểu chủng viện (1941-1947), thế chiến II bùng nổ, gia đình tản cư, người bác là Ngô Đình Khôi bị sát hại. Phanxicô chịu nhiều đau khổ trước những bất công mà gia đình phải chịu nhưng vẫn một lòng một dạ yêu mến đất nước. Ngài hiểu rằng không thể theo chân Chúa nếu không thể tha thứ cho kẻ thù. Cậu được nâng đỡ rất nhiều qua chứng từ can đảm của cha Agustin Pro (1891-1927), linh mục dòng Tên bị công an Mêhicô bắt giữ. Cha Pro nói rằng : ‘‘Tôi không còn sợ chi vì đã phó dâng mạng sống trong tay Chúa’’.
Từ 1947 đến 1953, ngài theo học đại chủng viện Phú Xuân. Với gương thánh Phanxicô-Xaviê và cha Pro, ngài muốn trở nên linh mục dòng Tên hoặc sống chiêm niệm luật dòng Biển Đức, nhưng sau cùng ngài là linh mục giáo phận. Ngày 11-6-1953, ngài được Đức Cha Urrutia truyền chức linh mục. Tân linh mục làm lễ mở tay mà không cầm được nước mắt. Sau đó ngài ra Quảng Bình trong vài tuần rồi về lại Huế vì bị lao phổi. Trong thời gian này, ngài chữa chạy hết nơi này nơi khác, đợi ngày mổ phổi trái. Đến ngày mổ, khi chụp quang tuyến mới hay bệnh phối đã biến mất. Bác sĩ bệnh viện Grall (Saigon) kinh ngạc vì cả hai lá phổi đều không còn vết tích bị lao. Ngài xác tín nhờ ơn Chúa cứu chữa. Sau khi nghỉ dưỡng bệnh, Đức Cha Urrutia cho ngài sang học ở Roma. Ngài đậu tiến sĩ giáo luật năm 1959. Ngài hành hương ở Lộ Đức và Fatima, luôn khắc ghi lời Đức Mẹ phán với Bernadette ngày 18-2-1858 ở Lộ Đức : ‘‘Ta hứa ban cho con hạnh phúc đời sau’’.
Về Huế, ngài làm giám đốc tiểu chủng viện Huế. Ngày 1-11-1963, bác ngài là tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại. Thân mẫu ngài đã nói như sau : ‘‘Bác con hiến mình vì đất nước. Bác con đã khấn dòng năm 1954 trong đan viện Saint-André de Bruges ở Bỉ. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho Chúa.’’ Trong thời gian này, giáo phận Huế trống ngôi. Hội đồng các linh mục tôn cử ngài làm tổng đại diện.
Ngày 13-4-1967, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Nha Trang. Nghe tin này, thân mẫu ngài dặn dò : ‘‘Một linh mục vẫn là một linh mục. Giáo hội giao cho con nhiệm vụ quan trọng hơn, nhưng con vẫn là một linh mục, con phải ghi nhớ điều này’’. Trong 8 năm ngài làm giám mục, giáo phận Nha Trang từ 42 đại chủng sinh tăng lên 147, các ctiểu chủng sinh từ 200 lên 500. Ngài chú trọng đào tạo tông đồ giáo dân. Năm 1971, ngài được bồ nhiệm làm tham vần một Thánh bộ (dicastère), sau này là Hội đồng Tòa thánh về giáo dân. Ngài còn là chủ tịch COREV, cơ quan tái thiết Việt Nam trực thuộc Hội đồng Tòa thánh Cor Unum.
Tháng 4-1975, ngài được bổ nhiệm làm phó tổng giám mục Saigon.
Chặng đƣờng 3 : án phong chân phƣớc
Ngày 18-4-2007, Đức Cha Giampaolo Crepaldi, bí thư Hội đồng Tòa thánh ‘‘Công lý và Hòa bình’’ công bố việc chuẩn bị mở án phong chân phước cho Đức cố HY Nguyễn Văn Thuận. Đức Cha Crepaldi tuyên bố như trên nhân giới thiệu công trình biên khảo ‘‘Verità di Dio e Verità dell’uomo. Benedetto XVI e le grandi domande del nostro tempo‟‟ (Chân lý Thiên Chúa và Chân lý loài người. Đức Bênêdictô XVI và các vấn đề chính yếu của thời đại). Tòa thánh coi ĐHY Nguyễn Văn Thuận là vị tử đạo của Giáo hội công giáo Việt Nam. Ngài là chúng nhân đức tin, hy vọng và bác ái. Đức Cha Crepaldi từng làm việc với ĐHY Thuận đã cho rằng mối liên hệ giữa chân lý và hy vọng thật là sâu xa. Đức Cha Crepaldi hiện là chủ tịch Cơ quan giám sát Tòa thánh Nguyễn Văn Thuận.
Đức Gioan-Phaolô II nhận định về bài giảng mùa chay năm 2000 dành cho Đức Thánh Cha và giáo triều như sau ‘‘Đức Cha Thuận đã đưa chúng tôi về với chiều sâu của ơn gọi chứng nhân hy vọng Tin Mừng trước thiên niên kỷ thứ ba.’’ Đức Gioan-Phaolô II coi ĐHY Nguyễn Văn Thuận là khuôn mặt lớn linh mục và giám mục với lòng trung thanh và can đảm, làm chứng cho đức tin trong Chúa Kitô, kết hiệp chặt chẽ với sứ mạng bằng sự đau khổ mà ngài phải chịu đựng. Trong khuôn khổ hoạt động Công lý và Hòa bình, ngài tạo nên sự hòa giải, công lý và hòa bình giữa các dân tộc bằng sự mềm mỏng.
Kết luận: cây thánh giá gỗ hồng y
ĐHY Nguyễn Văn Thuận từng kể lại giai thoại thánh giá gỗ. Trong thời gian tù đầy, có lần ngài nói với cán bộ: ‘‘Tôi cần đẽo mẩu gỗ thành hình thánh giá’’. Cán bộ trả lời : ‘‘Kỷ luật trại nghiêm cấm’’. ‘‘Anh là bạn tôi, anh để mặc tôi làm’’. Làm xong, ngài dấu thánh giá trong miếng sà bông đến ngày được trả tự do. Lần khác, trong trạm giam gần Hà Nội, ngài nói với cai tù cho ngài sợi dây điện. ‘‘Bộ ông muốn tự vận hả?’’ -‘‘Không, tôi chỉ làm muốn làm sợi để đeo cây thánh giá giá gỗ’’.
Ngài còn nói người cai tù cho mượn hai cái kìm nhỏ. Mấy hôm sau, người cai tù cho mượn cái kìm, dặn ngài phải làm thật nhanh, từ 7 giờ đến 11 giờ. Chỉ trong 4 tiếng đồng hồ, ngài làm xong sợi dây đeo cây thánh giá gỗ đến nay.
Ngày 12 tháng 11 năm 2010, đài EWTN và báo điện tử Công Giáo CNA đã loan báo phép lạ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận tại Denver, Colorado như sau: ‘‘Các bác sĩ đã tuyên bố anh Joseph Nguyễn đã chết sau khi tim của anh ngừng đập và chấn đồ não hoàn toàn ngưng chạy. Nhưng trong khi họ đang viết giấy chứng tử thì gia đình của anh đã cất lời kinh kêu cầu lên ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Được biết cố ĐHY Nguyễn Văn Thuận là một tôi tớ Chúa đang được cứu xét trong lịch trình phong thánh tại Roma. Ngày hôm nay thì anh Joseph Nguyễn đã trở lại chủng viện để tiếp tục chương trình học làm linh mục. Khi nhìn tờ giấy chứng tử của chính mình bây giờ đã đóng dấu “VOID” (Vô Hiệu), sau 32 ngày hôn mê, anh chỉ có thể kể lại hai biến cố trong khoảng thời gian dài mà anh mô tả như là một „„Giấc ngủ tuyệt vời.’’

Tờ lịch tháng 3 giới thiệu chứng từ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận về lòng thương xót Chúa. Trong bài giảng nhân trong tang lễ ĐHY PhanxicôXavier Nguyễn Văn Thuận ngày 20-9-2002, Đức Gioan-Phaolô II đã mượn thư của thánh Phaolô:‘‘Mihi vivere Christus est’’(Pl 1,21) để ca ngợi ĐHY Nguyễn Văn Thuận trung tín đến khi hơi thở cuối cùng, lúc nào cũng giữ sự thanh thản và niềm vui, cả trong những ngày dài đau khổ trong bệnh viện. Vào những ngày cuối đời, lúc không thể nói được nữa, ngài ngước mắt lên thánh giá, lặng cầu. Cuộc sống của ngài là của lễ dâng lên Chúa. ‘‘Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, hạt lúa vẫn riêng lẻ; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt lúa.’’ (Ga 12,24)

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!