Góc tư vấn

DU HỌC XONG VỀ HAY ĐI LUÔN?

DU HỌC XONG VỀ HAY ĐI LUÔN?
Rất nhiều bạn sinh viên khi du học luôn trăn trở vấn đề nên về VN hay ở lại. Có bạn cho rằng về Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến, nhưng cũng có người tìm đủ mọi con đường để ở lại. Vậy đâu là quyết định đúng đắn?
Đa phần các bạn khi du học đều mong trờ ngày trở về đóng góp cho quê hương. Điều kỳ lạ là chỉ sau vài năm học thì hầu hết trong số họ đều thay đổi ý định ban đầu, mong muốn tìm cách để ở lại nếu có cơ hội. Nhiều người trở về Việt Nam vài năm thì lại tìm đường ra đi… Điều gì đã làm thay đổi suy nghĩ của các cựu du học sinh?
Thật vậy, mình và nhiều cựu du học sinh dễ dàng hòa nhập với cuộc sống mới tại đất nước phát triển. Nhưng khi đã quen với cuộc sống mới ấy, ít người thấy thoải mái trở lại với thực tế môi trường sống tại Việt Nam.
• Vấn đề thu nhập: ở Việt Nam bạn chỉ có thu nhập tốt nếu bạn có gia đình , quan hệ sắp đặt cho bạn. Nếu tự lực đi xin việc, bạn phải đối mặt với thực tế cạnh trạnh với những người tốt nghiệp trong nước. Tấm bằng nước ngoài không giúp bạn lãnh được lương gấp đôi hay gấp 3 họ.
• Nếu bạn không quá coi trọng thu nhập và muốn cống hiến cho khoa học, hay sự phát triển của Việt Nam. Bạn sẽ gặp vấn đề khác không kém nghiêm trọng. Nhiều cựu du học sinh vào các viên nghiên cứu đã không phát huy được khả năng. Họ bị ghét, bị đì vì những đồng nghiệp trong nước… và cảm thấy kinh nghiệm du học của mình đang bị lãng phí.
• Nếu bạn có năng lực và dần đạt được vị trí mong muốn. Bạn vẫn phải gặp 1 trợ ngại lớn, đó là môi trường xã hội đầy nhiễu nhương và phức tạp ở Việt Nam. Khi bạn quen với môi trường bình đẳng. Bạn sẽ khó chịu vì ra đường phải lấm lét nhìn trước ngó sau sợ bóng “áo vàng”. Đi vào chốn công quyền lại phải ra thưa vào bẩm với nạn quan liêu, ngán ngẩm khi thấy những người hách dịch quát nạt ngay dưới bảng khẩu hiệu “Vì dân phục vụ” . Bạn phải tập viết đơn xin, cảm thấy con người mình trở nên đớn hèn, nhân phẩm bị hạ thấp. Mình có bằng cấp cao vẫn phải thưa dạ những cô nhân viên công quyền dốt đặc và hách dịch, hay khép nép trước chú công an đáng tuổi em út lột tiền mình. Có lẽ hàng triệu người Việt Nam vốn quen với những điều đó hằng ngày, họ không nhận thấy mình hèn mọn khi luồn cúi thế nào. Nhưng những người đã trải nghiệm cuộc sống tự do ở môi trường bình đẳng, văn minh sẽ rất khó chịu khi quay trở lại cuộc sống ấy.
• Có không ít những người thành đạt sau khi du học. Nhất là khi họ có 1 gia thế mạnh, về Việt Nam có sẵn cơ ngơi và vị trí tốt trong công việc và xã hội. Từ đó họ có cuộc sống sung túc hay giàu có. Tuy nhiên những ám ảnh về môi trường sống, nước ngập, không khí ô nhiễm, thức ăn độc hại, con cái đi học trong môi trường bạo lực… vẫn luôn tồn tại.
• Khi bạn nhận thấy những bất công và sai trái khắp mọi nơi, bạn nêu ý kiến. Bạn sẽ thấy chung quanh là 1 đám đông bảo thủ, thiếu hiểu biết nhưng thừa lời cay độc, họ sẵn sàng dùng những lời lẽ xúc phạm để bắt bạn câm họng. Và bạn phải tập sống giả câm, già điếc, giả mù trước mọi bất cập xã hội. Dần dà những văn hóa, kiến thức và thói quen học hỏi được từ nước ngoài sẽ biến mất, đồng hóa với người trong nước.
Chính vì thế phần lớn du học sinh đã tìm cách ở lại hoặc khi về Việt Nam rồi cũng tìm cách bỏ xứ quay lại nước phát triển.. Bằng những trải nghiệm của 1 cựu du học sinh, Tony chia sẻ cho những em có ý định du học hoặc mới qua du học biết. Nên có 1 sự chuẩn bị từ sớm. Thời gian du học là 1 trải nghiệm tuyệt vời, không chỉ để có tấm bằng. Các em hãy làm việc, tiếp xúc môi trường, văn hóa , và cả những kiến thức không tìm thấy ở Việt Nam. Ngoài ra, các em du học sinh nên có quyết định sớm về việc đi hay ở, vì muốn ở lại không dễ dàng gì. Hãy quyết định và chuẩn bị từ sớm con đường định cư.

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!