BÀI HỌC ĐÁNG SUY NGẪM TỪ CON CÁ VÀNG
Tôi từng đọc một câu chuyện khá thú vị . Một người cha đi dạo quanh bờ sông, bỗng nhiên ông phát hiện một vài chú cá vàng xinh đẹp và to lớn đang bơi lội từng đàn. Ông chợt nhớ về cậu con trai bé bỏng ở nhà. Ông tìm cách bắt một chú cá vàng và mang về nhà thả vào hồ kiếng nhà mình.
Ông gọi cậu con trai và và dặn dò “con nhớ chăm sóc chứ cá vàng đáng yêu này nhé”. Cậu con trai vô cùng hào hứng và gật đầu đồng ý. Nhưng người vợ đã vội vã từ trong bếp chạy ra và nói với người chồng “anh để em chăm sóc cá, con mình còn nhỏ lắm”.
Người chồng lặng lẽ cau mày và im lặng. Vài ngày sau đó, khi cậu con trai ngồi trên ghế và đợi mẹ chuẩn bị đồ ăn sáng, trong khi đó mẹ cậu thì đang vừa chuẩn bị đồ ăn sáng cho cậu, vừa chuẩn bị đồ cho cậu đi học. Lần này, người chồng quyết định lên tiếng “em để cho con làm những việc con có thể làm được đi, con đã lớn rồi mà”.
Nhưng người vợ trả lời “thôi con còn nhỏ lắm, em làm được mà anh đừng lo”.
Cao trào xảy ra là khi, người vợ bế con trai ra ngoài và mang giày cho cậu, lân này hai vợ chồng liên tục to tiếng với nhau. Người chồng không chấp nhận việc dạy con mà quá nuông chiều của vợ, còn người vợ thì luôn nói rằng mình thương con chứ không chiều con. Sau khi đưa con đi học người vợ quay về nhà và xin lỗi người chồng vì đã to tiếng với anh.
Lúc này hai người đến bên hồ cá, và cho cá ăn lúc này hai người mới phát hiện ra rằng con cá vàng mà mấy hôm trước người chồng bắt được đã ốm hơn trước rất nhiều và không còn bơi lội vui vẻ, năng động như ngày đầu tiên nữa. Sau đó, hai vợ chồng quyết định đem con cá thả về dòng sông. Người vợ chợt nhận ra rằng mình đã sai khi nuôi dạy con theo cách quá nuông chiều con của mình.
Qua đó chúng ta cũng thấy được. Tất cả mọi sự vật phải sống trong tự nhiên đối mặt với những gian nan thử thách mới có thể trưởng thành được. Nếu chúng ta cứ luôn bao bọc và che chở cho chúng thì sẽ tập thói quen ỷ lại và không chịu tự mình phát triển.
Cha mẹ có thể bao bọc con cái được một thời gian chứ không thể bao bọc họ được cả đời. Vì vậy, nếu bạn càng để con mình tự lập sớm thì bạn đang giúp con của mình sớm vấp ngã và biết cách đối mặt với những khó khăn mà nó vấp phải.
Còn nếu bạn cứ nuông chiều và bao bọc con thì tới lúc con bạn ra xã hội thì dễ dàng chán nản và bỏ cuộc. Trong công việc cũng vậy, những người đi trước truyền đạt những kinh nghiệm để những người đi theo học hỏi.
Khi họ gặp khó khăn tự bản thân họ phải vượt qua chúng, chứ không phải mong chờ sự giúp đỡ từ người khác. Trong tất cả mọi việc, chúng ta hãy để họ làm sai, sau đó chỉ ra cái sai và yêu cầu họ đưa ra những biện pháp để khắc phục.
Không nên bắt họ làm theo ý mình hoặc khi họ làm sai vội vàng trách mắng. Như vậy sẽ làm người khác cảm thấy chán nản, rụt rè khi làm một điều gì đó. Ngay chính bản thân chúng ta cũng vậy, nên học cách rút kinh nghiệm từ những thất bại.
Vấp ngã phải tự mình đứng lên, không ai luôn ở sau lưng giúp đỡ bạn cả. Bạn bè, người thân cho dù có thương bạn đến mấy họ cũng chỉ giúp bạn được một phần nào đó mà thôi.
Chính bạn là người quyết định bước tiếp hay ngừng lại, đứng lên hay ngồi đó và khóc. Hãy trở thành những con người tự lập thật sớm, để bạn có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như học hỏi được nhiều điều thú vị từ cuộc sống hằng ngày. Như ông cha ta từng có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. st