Giáo Hội Việt NamTin Giáo Hội

“Chán Đạo – khô Đạo”: căn bệnh đang gia tăng nơi các xứ đạo!

“Chán Đạo – khô Đạo”: căn bệnh đang gia tăng nơi các xứ đạo!

 

“Chồng tôi năm nay 72 tuổi. Mấy chục năm rồi nhà tôi không đến nhà thờ. Nhưng không bao giờ cấm cản vợ con. Vừa rồi, nhân tuần chầu lượt của giáo xứ, tôi khuyên nhà tôi đi lễ và xưng tội. Nhà tôi bảo: “Mấy đứa cùng tuổi tôi, có đứa nào còn đi nhà thờ đâu. Tôi không đi đâu, ngại chết!”

Từ “ngại đạo” đến “bỏ đạo”

Tâm sự trên đây là chia sẻ rất thật của một phụ nữ lớn tuổi rất đạo đức, tại một xứ đạo lớn toàn tòng của một vùng quê thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, một thời được cho là cái nôi của đạo, nhưng nay đời sống đạo đang ngày càng đi xuống do tình trạng “chán đạo”, “khô đạo” dẫn đến “bỏ đạo” hàng loạt.

ảnh đi lễ.jpeg

Ảnh: Chiesa (Vatican News)

Những người bỏ đạo, khi được hỏi nguyên do, thì ai cũng có lý do riêng của mình. Trường hợp của ông cụ nêu trên là do ” thấy bạn bè đã bỏ đạo nên “ngại đạo”. Có trường hợp bỏ đạo, không đến nhà thờ, mặc dù nhà thờ ngay sát vách, chỉ vì thấy mất niềm tin vào Hội thánh, vào các vị lãnh đạo trong Hội thánh và cụ thể nhất là cha xứ. Có những người vì lâu không đến nhà thờ, nay thành thói quen, nên ngại… Phổ biến hơn cả là những tân tòng, đến với đạo chỉ để lấy vợ lấy chồng, nên khi lấy được chồng được vợ thì “em thôi nhà thờ”!Đạo là đường đưa tới ơn cứu độ

Có trăm ngàn lý do để người ta biện minh cho việc “chán đạo – khô đạo – bỏ đạo”. Nhưng chung qui vẫn ở chỗ, họ không còn thấy đạo là Đường đưa con người tới ơn cứu độ. Với họ, Đạo chỉ như một thứ trang điểm, một thứ áo mặc bên ngoài, một thứ “niềm tin vay mượn” của người khác, của tổ tiên chứ không phải của chính mình.

Họ chán Đạo, vì “Hội thánh không sống Đạo”, “Hội thánh không vào đời” hoặc có vào đời, thì Hội thánh lại đi với người giầu, bắt tay với thế quyền và thường không có những tiếng nói bênh vực những mảnh đời chịu nhiều bất công. Hội thánh lặng thinh trước sự dữ và nhiều lúc còn bao che cho sự dữ hoành hành.

Họ chán Đạo dẫn tới bỏ Đạo, còn vì họ không thấy Đạo mang lại những ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống. Trái lại, trong một đất nước mà quyền tự do tôn giáo bị hạn chế, Đạo chính là vật cản tiến thân cho cuộc sống mưu sinh quá nhiều vất vả của họ.

Để Đạo là đường

Vì thế, để Đạo là đường, Hội thánh phải lên đường, chấp nhận lấm lem bụi đường, và để giảm bớt tình trạng người giáo dân “chán Đạo dẫn đến bỏ Đạo”, xứ đạo phải trở thành “Giếng nước đầu làng nơi mọi người đến giải khát” (Gioan Phaolô II, Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, chương II, số 10). Hội thánh phải đến gặp gỡ mọi người, vì “Con người là con đường của Giáo hội” (Gioan Phaolo II, Tông Thư Đau Khổ Cứu Độ (11/02/1984), # 3).

Nếu Hội thánh của Chúa chọn đứng về phía con người, “sẵn sàng đi ra vùng ngoại biên” với những người cùng khổ, thì Hội thánh không những làm cho những người có Đạo bớt khô đạo mà còn làm cho những ai, dù chưa có Đạo nhưng đang thao thức tìm một con đường đức tin, cũng sẽ gặp ở Đạo một con đường để hy vọng.​ st

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!