Kỹ năng sống

Cuộc sống và Công việc: Làm sao để cân bằng?

Cuộc sống và Công việc: Làm sao để cân bằng?

 

Mất cân bằng trong công việc và cuộc sống gia đình được xét trên bốn trạng thái: có những người chạy theo công việc bỏ quên chuyện gia đình, có những người chỉ tập trung lo cho gia đình mà quên mất đam mê, công việc làm thắng tiến con người, có những người vì cầu toàn gồng mình cân cả công việc và gia đình đến gục ngã, có những người chán nản bỏ quên cả công việc và gia đình.​
cover_công việc và gia đình_phailamgi.jpg

Ảnh: cse.ruhr

Hậu quả của việc không cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.

Khi tập trung quá mức công việc, bỏ quên gia đình, hậu quả có thể là thành viên còn lại trong gia đình không cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, trẻ nhỏ chỉ biết đến điện thoại, tổn thương tinh thần dẫn tới sự đổ vỡ hôn nhân.

Khi lựa chọn bỏ gia đình, lao vào công việc thì cũng có trường hợp: Chị N (35 tuổi sống tại Hà Nội) đã dành hết thời gian, tuổi trẻ để chăm lo cho gia đình, nuôi dưỡng con cái theo phương pháp tự nhiên của người Nhật. Thế nhưng, sau 3 năm nghỉ làm toàn tâm lo cho gia đình thì lại nhận thái độ khinh thường của chồng. Trong mắt con cái chị cũng không phải người thành công như ba mẹ bạn bè.

Khi bạn là người cân cả thể giới: Chồng là chủ doanh nghiệp, bản thân là trưởng Phòng đào tạo một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội. Do thói quen cầu toàn, cô H đã cố gắng hết lực cho công việc, đồng thời chu đáo công việc nhà, lo hai bên nội ngoại từ thời 25 tuổi kết hôn với chồng. Chồng không phải người vô tâm nhưng chính vì sự chu đáo đó làm cô đến 40 tuổi mới nhận ra mình đã không biết dành thời gian cho bản thân. Dù nhà có điều kiện nhưng cô không có thời gian đi du lịch với bạn bè hay kể cả việc đi cũng chỉ do yêu cầu công việc. Sau một đợt nằm viện, cô mới nhận ra cần yêu bản thân, chỉ khi mình có sức khỏe, có hạnh phúc thì mình mới lo được công việc, chăm sóc con cái, quan tâm chồng và gia đình hai bên.

Anh T ở Tp. Hồ Chí Minh 47 tuổi, vẫn chơi vơi khi nhiều năm anh bỏ quên cả gia đình và công việc, đam mê chạy theo cá độ bóng đá. Đến độ tuổi bắt đầu cảm nhận sức khỏe cũng dần đi xuống anh mới thấm nỗi cô đơn và cả sức bật trong công việc cũng chẳng còn.

Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo nói gì?

Cha mẹ là nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái. Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ giúp cho cha mẹ có năng lượng, niềm vui sau ngày dài căng thẳng trong công việc. Mục đích kiếm tiền, hay có danh vọng trong công việc cũng cần bổ trợ cho hình thành hạnh phúc trong gia đình. (TLHT 239-240)

Gia đình cũng tạo nên một trong những chuẩn mực tham chiếu quan trọng nhất trong viêc hình thành trật tự xã hội và đạo đức trong vấn đề lao động. Thật sự gia đình vừa là cộng đoàn có thể hình thành nhờ có lao động, vừa là trường dạy học lao động hoàn hảo đầu tiên của các bạn nhỏ khi gia đình cùng sinh hoạt lao động, cầu nguyện cùng với nhau. – (x. Giáo hoàng Gioan Phalô II – LE 10)

Vậy nên, nếu chỉ chú trọng trong gia đình bạn sẽ bỏ lại thế giới bên ngoài, không mở rộng tâm hồn, tinh thần, với tương quan xã hội tốt đẹp hay giá trị lao động chỉ đo lường bằng tiền chứ không đo bằng sức sáng tạo, tâm huyết và sự học hỏi của con người, hậu quả có thể trẻ nhỏ trong gia đình bị sai lệch về giá trị lao động, hoặc có thái độ không tôn trọng người mẹ không đi làm kiếm tiền giỏi như ba. Một vấn đề khác là người đàn ông trong gia đình cần chia sẻ cùng hỗ trợ việc gia đình cùng với người vợ để chia sẻ, đồng thời cũng huấn luyện các bạn nhỏ sống có trách nhiệm noi gương ba mẹ.

Việc dành thời gian cho bản thân để cân bằng được phát triển lao động của bản thân từng bước, theo từng thời kỳ của cuộc sống là thiết yếu. Khi bạn có hạnh phúc, có năng lượng trong bản thân thì mới làm tốt công việc và có năng lượng cho gia đình và cả những tương quan xã hội bạn bè tốt đẹp. Việc cân bằng lao động và gia đình thể hiện rõ nhất trong việc hướng đến mục đích thật sự là có “hạnh phúc” trong “từng giây phút cuộc đời”.​

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!