Tâm tình độc giả

Dấn thân

Dấn thân

 

Sống vị tha nhân, sống hướng ra với dòng chảy cuộc đời, luôn là đòi hỏi của Tin Mừng, của Giáo hội Công giáo đối với từng Kitô hữu. Dấn thân, là không kể đến hoàn cảnh mà phải thích nghi; là không màng đối tượng mà phải yêu thương hết thảy; là không vị lợi, bất yêu cầu, miễn là con người được thăng tiến, xã hội được triển nở, và ánh sáng Phúc Âm được lan tỏa. Tất nhiên, trong từng môi trường, ở mỗi miền đất, những vị mục tử của Giáo hội, bằng sự soi dẫn của Thánh Thần, sẽ có những chỉ dẫn thiết thực để đàn chiên mình có cơ hội sống đạo phù hợp, mang lại ích lợi không chỉ cho giáo đoàn, Giáo hội…, mà còn cho từng anh em mình, đất nước mình.

 

Sau ngày đất nước thống nhất, Nam – Bắc trở thành chung một mối, các giáo phận, các Đức Giám mục hai miền hợp nhất thành một, các đấng bậc cũng đã có những đường lối chung cho cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam sống Tin Mừng trong thời đại mới, xã hội mới, với không ít những bỡ ngỡ, đôi khi chưa có tin l. Đỉnh điểm là Thư Chung HĐGMVN năm 1980, sau cuộc họp đầu tiên của toàn thể Giám mục Việt Nam. Nói v vic dấn thân trong hôm nay, không thể không điểm lại những chỉ dẫn của các Đức Giám mục trong bức thư, để có sự quy chiếu, đánh giá phù hợp; đặt để đúng giá trị…

 Những chuyến ra đi vào vùng ngoại biên, đến với anh em, cúi xuống với người bất hạnh, dắt tay người cơ hàn, sống với người cùng khổ, hòa vào xã hội để nhìn về phía trước…, được thực hiện từ những công việc nhỏ nhất...

 

Nội dung thư, như chúng ta vẫn biết, là những dạy bảo khá cặn kẽ cách sống đạo uyển chuyển, nhưng vẫn bám lấy tinh thần Tin Mừng Cứu Độ và đường hướng của Công đồng Vatican II, vì vậy nên có giá tr bn lâu, đánh du s khđầu ca mt thi k suy tư và dn thân mi, c gng ct nghĩa các du ch mi ca thđại trong ánh sáng Tin MngHĐGMVN đã trình bày một cách cẩn thận, vì ý thc sâu sc rng, thông điệp của Thư Chung này có những ý nghĩa to lớn cho Hội Thánh tại Việt Nam.

Nét nổi bật của Thư Chung 1980 chính là câu định nghĩa của các Đức cha về sứ mạng Phúc Âm hóa của Hội Thánh tại Việt Nam là “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Câu định nghĩa súc tích này thường được nhắc đi nhắc lại trong các thư tiếp theo, có ý tóm tắt ơn gọi và sứ mạng của toàn thể Hội Thánh, đặc biệt của các tín hữu giáo dân Việt Nam. Do đó, nói như cách của nhiều nhà nghiên cứu thì đây là cách din t ch đạo v thn hc bi cnh ca các Đức Giám mc Công giáo Việt Nam, thể hiện một sự thay đổi trong suy tư về vai trò của Hội Thánh, đặc biệt của các giáo dân, trong xã hội mới; là minh chứng cho cuộc tìm kiếm một cách diễn tả sứ mạng của Hội Thánh sao cho phù hợp. Toàn bộ nội dung các chỉ dẫn gần như dựa trên các giáo huấn của Công đồng Vatican II và của hai Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II, nhn mnh địa v ti thượng ca con ngườiđề cao ý tưởng phc v và tình liên đới; sứ mạng kép của Hội Thánh đối với thế giới là rao giảng Tin Mừng và đóng góp cho hạnh phúc của toàn dân; bổn phận làm chứng và đời sống thánh thiện. Chẳng hạn trong đoạn số 8, các chủ chăn mở đầu suy tư bằng chia sẻ Hội Thánh Việt Nam phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam. Các ngài nói về tình liên đới của Hội Thánh với dân tộc, khẳng định rằng chính đất nước này là nơi mà mọi tín hữu được kêu gọi sống ơn gọi của mình với tư cách là con cái Thiên Chúa và phục vụ với tư cách vừa là công dân vừa là thành viên của Hội Thánh (số 9). Tình liên đới này được diễn tả bằng hai nhiệm vụ cụ thể: Thứ nhất, các thành viên Hội Thánh phải tích cực làm việc với mọi người để bảo vệ và phát triển đất nước (số 10). Thứ hai, phải tạo dựng trong Hội Thánh một phong cách sống và biểu hiện đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc (số 11).

“Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Ý tưởng chủ đạo từ câu trên bao gồm ba khái niệm “phục vụ”, “liên đới”, và “chứng tá đời sống”, một chủ đề có đủ ba điểm diễn tả cách thức dấn thân và đối thoại với xã hội. Người tín hữu sống tốt đạo đẹp đời là thc hin ơn gọi đời sống thánh thiện qua việc chu toàn bổn phận trần thế mà Hi Thánh đòi bucNhững yếu tố cấu thành luôn đi đôi: “chứng tá đời sống” tương ứng với “sống Phúc Âm”, “tình liên đới” thể hiện “trong lòng dân tộc”, và “phục vụ” là cách nói tắt của câu “để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Mặc dù đây không phải là những khái niệm mới, mà đều được rút ra từ văn kiện của Công đồng và lệnh truyền của các Đức Giáo Hoàng, nhưng những Đức Giám mục Việt Nam đã kết hợp chúng lại để khái quát rất thuyết phục về sứ mạng của Hội Thánh ở bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của đất nước mình. Các ngài đã có mt “chuyển đổi hệ hình” trong đường hướng mục vụ chung, tương phản với cách tiếp cận đối đầu dựa theo giáo huấn của các Đức Giáo Hoàng Piô XI và Piô XII. Quan điểm này đã thay đổi nhờ sự kiện Công đồng Vatican II, là Công đồng tìm kiếm s đối thoi hơn là s lên ánBước ngoặt ấn tượng của Hội Thánh Việt Nam với quá khứ cũng dựa vào giáo huấn của Đức Phaolô VI trong Thông Điệp Ecclesiam Suam, được trích dẫn một cách nổi bật ở đầu bản văn của Thư Chung 1980. Trong Thông Điệp đầu tiên của triều giáo hoàng, Đức Phaolô VI suy tư v s mng ca Hi Thánh trong thế gii, ngài nhn mnh rng các đại din ca c hai phía phi gp g nhau, hiu biết và yêu mến nhau”. Ngoài ra, trong bài diễn văn bế mạc khóa họp 4 của Công đồng Vatican II, Đức Phaolô VI đã tuyên b, tất cả nguồn học thuyết phong phú của Công đồng đều chỉ nhắm vào một điều duy nhất: phục vụ con người, nghĩa là mọi người, bất kể họ là ai. Các Đức Giám mục Việt Nam đã làm theo đường hướng này bng viđề ngh mi tín hu hng ngày suy ngm v nhim v ca Hi Thánh là phc v xã hi, nhn mnh khái nim phc v như là cách thc tham gia vào xã hiCác ngài dựa vào Công đồng Vatican II để xác tín, ơn gi ca người giáo dân  thánh hóa bản thân trong thế giới bằng cách sống Phúc Âm giữa những trách nhiệm trần thế của mình. Nhờ đời sống và hoạt động của các giáo dân, Hội Thánh hiện diện ngay trong xã hội và góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Sứ mạng cao cả của giáo dân là sống trung thành với Hội Thánh Chúa Kitô và hành động như là những công dân tốt của đất nước. Vì vậy, họ phải phát triển ý thức về sự thật và công bằng, và sẵn sàng phục vụ lợi ích của dân tộc. Ý tưởng này cũng là thực thi những căn dặn của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII trong thư gi cng đồng Dân Chúa Vit Nam ngày 14.1.1961, tc chưđầy hai tháng sau khi thành lp Hàng giáo phẩm Việt Nam: “… Ta còn tha thiết mong rằng giáo dân Việt Nam, trong khi phục tùng các vị Giám mục, họ còn phải trổi hơn ai khác trong sự biết tôn trọng chính quyền của Tổ quốc, và cố gắng cộng tác vào sự tiến bộ chung trong xã hội, thi đua với người đồng loại trong cả đời sống dân sự: thực ra, người Công giáo phải là một người công dân mẫu mực…”.

Các Đức Giám mục Việt Nam đã ct nghĩa trong Thư Chung 1980, Hội Thánh của Chúa có nghĩa là sống hiệp thông với Chúa Kitô và hiệp nhất với Hội Thánh hoàn vũ, giữ mối hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và vi người kháccũng như trung thành vi tinh thn Công đồng Vatican II, với một thái độ cởi mở, đối thoại, và liên đới với xã hội mình đang sống. Điều này đã được Đức TGM Phaolô Bùi VăĐọc, trong bài ging tĐền th Thánh Phaolô ngoi thành 23.6.2009, xác định li: “… Sứ vụ chính yếu của chúng tôi ngày hôm nay vẫn là sứ vụ loan báo Tin Mừng. Tin Mừng đó là Tin Mừng về Chúa Giêsu, Đấng đã chết và đã sống lại. Tin Mừng về một Thiên Chúa Tình yêu đã chiến thng s dti áchn thù…; chiến thắng sự chết là kẻ thù lớn nhất của loài người. Tin Mừng mở ra niềm hy vọng cho tất cả thế giới, cho mọi người, đặc biệt là những kẻ bé mọn. Đó chính là lý do của sự lạc quan của chúng tôi, của nhiều người trong anh em chúng tôi. Chúng tôi vẫn tươi cười, vẫn làm việc hăng say, hết lòng phục vụ Dân Chúa và những người chưa biết Chúa (…). Chúng tôi không thể vừa căm ghét người khác, vừa rao giảng Tin Mừng Tình Yêu cho họ, vì như thế là tự mâu thuẫn…”.

Như vậy, bằng việc đặt con người vào vị trí trung tâm và nghĩ về một Hội Thánh phục vụ con người trong các hoàn cảnh cụ thể, hiện sinh và lịch sử, Thư Chung 1980 đã đặt ra một hướng đi mới cho sứ mạng Phúc Âm hóa của Hội Thánh tại Việt Nam. Đồng thi thúc đẩy mt cuc tái sinh căn tính Công giáo của người Việt Nam, và biểu thị một bước chuyển tiếp quyết định từ việc tập trung củng cố Hội Thánh sang việc cổ vũ công cuộc truyền giáo bằng chứng tá đời sống và tham gia vào xã hội trần thế. Thư Chung 1980 phải được xem là mt kênh để soi sáng người tín hu hơn là gii hn phm vi ca s mng Phúc Âm hóa của Hội Thánh tại Việt Nam. Văn kin lch s này đã m ra mt chương mi trong lch s Hi Thánh Vit Namđược khai trin tiếp trong các thư mục vụ được ban hành trong những thập niên tiếp theo. Đó như một lệnh truyền thúc đẩy sự dấn thân của người Công giáo Việt Nam vào đời sng xã hi, sng cho người khác trong tình bng hu và tâm tình Kitô giáo, vì, như Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình từng nhận định: “Một Hội Thánh đắc thắng hay quyền lực chỉ tạo ra ghen ghét và sợ hãi. Trái lại, một Hội Thánh phục vụ sẽ được mọi người đón nhận, đặc biệt trên một đất nước như Việt Nam, rất cần và rất đề cao sự phục vụ này…”.

Nhắc lại Thư Chung 1980, là để muốn nhấn mạnh đến những ghi nhận về sự dấn thân của nhiều người trong thời kỳ mới, trong suốt gần 50 năm qua. Chính với những đóng góp này đã đem đến s phát trin ca Giáo hi Công giáo ti Vit Nam hôm nay, vđức tin mãnh lit, lòng đạo ôn hòaơn gi di dàovà các sinh hođa dng, theo nhận xét của nhiều người, nhiều giới, đến từ nhiều nước. Như Đức Hng y Fernando Filoni, Tng trưởng Thánh B Truyn ging Phúc Âm cho các dân tc năm 2015, sau khi thăm Vit Nam đã tr li phng vn trên Đài Vatican: “Tại Việt Nam, chúng ta có một Giáo hội thật phong phú về ơn gọi – cả nam lẫn nữ – và tôi thấy các linh mục làm việc tốt đẹp, dấn thân trong rất nhiều hoạt động. Một số hoạt động ấy tôi có dịp viếng thăm trong các giáo phận khác nhau. Rồi từ phía các tín hữu, họ có một ý thức rất đặc biệt mình là Kitô hữu, một lòng đạo đức thật đáng khen. Điu này cũng là nhân cách tiêu biu ca các tín hu Vit Nam, h cm thy rt gn gũi và kính mến các linh mc, các giám mc, và nht là h  mt lòng tôn kính sâu đậm đối vi Đức Thánh Cha. Vì thếđó thc là mt Giáo hội hết sức sinh động, dấn thân, ngày qua ngày đáp ứng được những mong đợi, cả về mặt xã hội và nhân bản của đất nước. Tôi phải nói rằng đối với tôi, Việt Nam là một sự khám phá, mặc dù tôi đã có nhiều dịp được biết và đọc. Tôi cũng muốn nói lên một sự đánh giá cao về những gì đã và đang được Giáo hội tại Việt Nam thực hiện…”.

Những chuyến ra đi vào vùng ngoại biên, đến với anh em, cúi xuống với người bất hạnh, dắt tay người cơ hàn, sống với người cùng khổ, hòa vào xã hội để nhìn về phía trước…, được thực hiện từ những công việc nhỏ nhất, bởi một giáo dân, một tu sĩ, một linh mục hay giám mục. Tất cả không phân biệt phần việc, không kể đến địa vị, cùng nhau đưa Tin Mừng gắn với con người và vì con người, vì ích lợi chung, xuất phát từ các kim chỉ nam của HĐGMVN qua nhiều giáo huấn, mà đặc biệt là qua Thư Chung 1980, như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI phát biểu trước các Đức Giám mục Việt Nam trong chuyến Ad Limina 2009: “… Thư Mục vụ mà Hội Đồng Giám Mục của Anh Em đã công bố năm 1980 nhấn mạnh đến “Giáo hội Chúa Kitô ở giữa Dân của mình”. Khi đem tới nét đặc thù của mình – là việc loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô – Giáo hội đóng góp vào việc phát triển nhân bản và thiêng liêng của con người, nhưng cũng đồng thời đóng góp vào sự phát triển đất nước. Việc tham gia vào tiến trình này là một bổn phận và một sự đóng góp quan trọng, nhất là vào thời điểm mà Việt Nam đang từ từ mở ra đối với cộng đồng quốc tế. Anh Em cũng như tôi đều biết rằng, một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được. Về điểm này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hp tác tôn trng nhau, Giáo hội có thể góp phần mình vào đời sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân…”.

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!