HAI THỨ CỎ ĐỘC HAI NHẤT TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN
DẪN NHẬP:
Tự bản chất Giáo Hội Công giáo mang bốn đặc tính Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền. Thế nhưng, Giáo Hội của chúng ta vẫn xảy ra những “sì-căng-đan” không đáng có, và những vụ bê bối ấy không chỉ ảnh hưởng đến phẩm giả của đương sự và của những nạn nhân nói riêng mà còn ảnh hưởng đến toàn Giáo Hội Công giáo nói chung. Những sự việc đáng tiếc ấy khiến cho chính chúng ta bị lung lạc trong những điều chúng ta đã xác tín, và cũng khiến cho các anh em tôn giáo bạn và anh em lương dân không tránh khỏi những thắc mắc.
Cũng thế, trong mỗi cộng đoàn nhỏ, chúng ta vẫn thấy dáng dấp của những thành viên chưa thực sự sống dấn thân hết mình cho lý tưởng và linh đạo của một Hội Đoàn mà họ đang theo đuổi. Từ đó, họ nảy sinh ra những mâu thuẫn, những bất đồng. Đó là những thứ cỏ lùng kiềm hãm sự nảy nở những hạt mầm tươi tốt mà Thiên Chúa đã gieo vào ta và cũng kiềm hãm sự phát triển của cộng đoàn. Có lẽ hai thứ có lùng sau đây là nguy hại nhất.
Ngại dấn thân
Khi tham gia bất kỳ một Hội Đoàn nào, điều đầu tiên chúng ta cần phải có đó là một thái độ tham gia tích cực. Thế nhưng, không phải bất cứ ai khi tham gia các Hội Đoàn cũng đều có những thái độ nhiệt thành tích cực. Đây là căn bệnh trầm kha và phổ biến nhất trong mỗi cộng đoàn. Ta có thể thấy, các Hội Đoàn luôn tồn tại hai nhóm đối nghịch nhau đó là nhóm “bề trên” và nhóm “bề dưới”. Nhóm bề trên là những anh chị em tham gia rất tích cực trong các công tác của cộng đoàn, không ngại dấn thân, luôn nhiệt thành trong mọi công việc được trao cho. Nhóm bề dưới là những anh chị em chưa thực sự cộng tác cách tích cực trong các công việc chung của cộng đoàn, luôn an phận và không bứt phá để bộc lộ và thể hiện những nét đặc riêng mà Chúa Thánh Thần ban cho mình.
Trong trình thuật Tin Mừng theo thánh Luca (19,12-26), Đức Giêsu đã dùng dụ ngôn nén bạc để dạy cho những người di theo Người về bài học của sự khôn ngoan. Nếu chúng ta không sử dụng sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban đúng cách thì chúng ta sẽ làm uổng phí những ân huệ mà Người đã ban cho chúng ta. Sử dụng sự khôn ngoan đúng cách sẽ giúp ta hiểu được giá trị thâm sâu của bản thân, đồng thời cũng giúp ta sống có trách nhiệm hơn; bằng không, chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô ơn với Thiên Chúa và ích kỷ với anh chị em của mình.
Tinh thần dân chủ là một liều thuốc đặc biệt dành cho các Hội Đoàn. Tinh thần ấy đã được diễn tả rất đẹp trong sách Công vụ Tông đồ: một cộng đoàn đồng tâm nhất trí, một lòng một ý trong Thiên Chúa. Với con mắt đức tin, các ngài đặt Thiên Chúa ở trung tâm đời sống cộng đoàn, hầu tìm kiếm ý Chúa. Thế nhưng, tinh thần dân chủ của các Hội Đoàn ngày nay không còn giữ được vẻ đẹp ấy nữa, và có vẻ chúng ta đang xem thường những quyết định chung của một tập thể. Cụ thể ta có thể thấy, có người luôn tìm những lý do thoái thác vì không muốn mang gánh nặng vào thân; và tệ hơn, họ nghĩ rằng việc họ từ chối như thế là một cách họ sống khiêm nhường. Rõ ràng, chính họ đã không hiểu rõ giá trị của bản thân và cũng chính họ đang chôn vùi những nén bạc mà Thiên Chúa đã trao vào tay họ. Đức khiêm nhường không phải là việc chúng là cứ cúi rạp người để cố tỏ ra mình thấp hèn thua người, nhưng phải nhìn nhận cách chân thật và thẳng thắn về những giá trị của chính bản thân, sử dụng những giá trị ấy để mang lại lợi ích chung cho một cộng đoàn.
Thánh Đaminh là một người rất khiêm nhường. Khi lập Dòng Anh em thuyết giáo, ngài đã trao quyền cho Tổng hội, để nhờ Tổng hội anh em tìm được ý Thiên Chúa. Là một người khi khai sinh một cộng đoàn Dòng tu, dĩ nhiên ngài có toàn quyền để đưa ra những quyết định và định hướng cho Dòng, nhưng ngài không giành lấy quyền ấy để tự trị, trái lại ngài san sẻ quyền ấy đều cho tất cả anh em, vì đó là ý quyền lợi và trách nhiệm mà mỗi anh em đáng được hưởng.
Điều đáng sợ nhất của một cộng đoàn đó là không còn người mạnh dạn dấn thân. Vì nếu không còn người nhiệt thành dấn thân thì cộng đoàn ấy sẽ lụi tàn theo năm tháng. Do đó, sự tham gia và dấn thân cách tích cực của các thành viên chính là nguồn sức sống cho cộng đoàn. Bởi thế, khi tham gia các Đoàn Thể, chúng ta được mời gọi sống tinh thần hy sinh dấn thân phục vụ vì cộng đoàn, vì mọi người và vì Đức Kitô.
Lòng đố kỵ và ghen tương
“Nhàn cư vi bất thiện” là một thái độ không nên có trong Hội Đoàn. Vì khi chúng ta quá an nhàn trong vị trí của mình, không dấn thân hết mình cho sứ vụ chung của cộng đoàn, chúng ta dễ rơi vào đầm lầy của sự ghen tương đố kỵ. Sự ghen ghét và lòng đố kỵ là những loại cỏ dại luôn có sẵn trong mỗi người chúng ta. Do đó, nếu chúng ta không cố gắng nuôi dưỡng những cây thảo mộc tốt lành của mình, thì một ngày nào đó loại cỏ dại của lòng ghen tương đố kỵ sẽ phủ lấp và làm chết đi những mầm sống có giá trị của mỗi chúng ta. Thứ cỏ dại ấy sẽ làm cho người ta ra tối tăm, bệnh hoạn, khiến con tim luôn dằn vặt trong đau đớn và chẳng còn cảm thấy được sự bình an trong tâm hồn.
Một con tim đố kỵ rất có thể sẽ dẫn đến mưu sát và chết chóc. Chính vì ghen tương đố kỵ mà Cain giết em, Saun quyết định giết Đavít và còn những sự việc đau thương khác vẫn xảy ra trong xã hội ngày nay của chúng ta. Con tim đố kỵ sẽ dẫn đến sự chia rẽ và bạo hành. Rất nhiều lần, trong cộng đoàn của chúng ta, vì ghen ghét, người ta đã giết hại nhau bằng miệng lưỡi và ngôn từ của mình. Khi không thích hay ghen ghét một điều gì đó, người ta bài đầu xì xầm, bàn tán. Họ sẵn sáng hạ bệ người khác bằng tin đồn, để nâng giá trị của bản thân mình lên. Cụ tìm đi và bạn sẽ thấy rằng ghen tưởng và đố kỵ luôn ẩn núp đằng sau những tin đồn. Thánh Phaolô đã từng chỉ trích cộng đoàn Thêxalônica nặng nề khi một số thành viên trong cộng đoàn sống vô kỷ luật, họ chẳng chịu làm việc gì nhưng việc gì họ cũng xen vào (x. 2 Tx 3,11).
Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ: “Tôi đã suy nghĩ và tự phản tỉnh nhiều về những điều này khi cầu nguyện. Tôi nhận thấy mình được mời gọi và chắc chắn mọi người cũng được mời gọi phải nhận ra những gì là ghen ghét, đố kỵ trong tâm hồn hình, vì chúng luôn dẫn tới đau khổ và chết chóc, không làm cho người ta vui mừng hạnh phúc được. Người có lòng ghen ghét, đố kỵ luôn nghĩ rằng những điều tốt lành mà người khác có chống lại họ. Và đó là khởi đầu của bao nhiêu tội lỗi, gian ác khác. Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa giúp chúng ta đừng bao giờ mở con tim mình ra cho những ghen ghét, đố kỵ đi vào, vì chúng chỉ dẫn tới đau khổ và chết chóc mà thôi”.
Cuộc sống sẽ trở nên nhẹ những và hạnh phúc hơn khi chúng ta biết tôn trọng cảm thông, tha thứ và nâng đỡ nhau. Thay vì buông những lời cay đắng, hãy nói những lời yêu thương. Thay vì nhìn nhau bằng con mắt thiển cận, hãy nhìn với con mắt yếu thương. Thay vì buông nhưng lời chê bai, hãy góp ý với nhau bằng sự chân thành. Thật vậy, cuộc sống của ta sẽ trở nên tươi tắn hơn khi chúng ta biết nhìn cái tốt của nhau, để khích lệ, để khen ngợi, để động viên nhau sống thánh thiện hơn, thay vì chỉ đăm đăm nhìn vào những cái chưa tốt để xem thường nhau.
TẠM KẾT:
Tắt một lời, khi tham gia bắt kỳ một tổ chức cộng đoàn nào, chúng ta không nên lý tưởng hóa, cũng không nên bị quan hóa những thách đố mà cộng đoàn ấy vướng phải. Chúng ta được Thiên Chúa mời gọi và quy tụ thành một cộng đoàn cốt là để nâng đỡ nhau trong hành trình sống đức tin, sau là để trở thành những chứng tá của Tin Mừng, đem Thiên Chúa đến cho mọi người. Do đó, để đáp lại Tình Yêu ấy, chúng ta được mời gọi cộng tác tích cực trong các Hội Đoàn mà chúng ta hiện diện, luôn sẵn sàng dấn thân hết mình vì sứ vụ chung và sống bác ái với hết thảy mọi người.
An Du