HARVARD – 3 ĐIỀU DỐI TRÁ?
Harvard là ngôi trường rất trọng sự thật và ghét giả dối. Nếu để ý đến khẩu hiệu trên logo của trường, bạn sẽ thấy dòng chữ “Veritas” (tiếng Latin nghĩa là “sự thật”). Dù Harvard rất tôn trọng sự thật nhưng họ lại có ba lời nói dối trắng trợn ngay giữa sân trường(!)
Nếu từng ghé thăm Harvard, chắc chắn ta sẽ dừng chân chiêm ngưỡng bức tượng John Harvard, được điêu khắc trong khoảng năm 1883 -1884, nó còn biết đến tên là “Statue of Three Lies” – dịch ra là “Bức tượng của ba điều dối trá”. Cái tên này có làm trỗi dậy trong ta nỗi tò mò?
John Harvard (1607-1638) ông từng là bộ trưởng nước Anh. Ông chết vì bệnh lao. Sau khi qua đời, ông đã từ thiện nửa số tài sản của mình và một thư viện với 400 quyển sách cho một trường đại học chẳng tiếng tăm, số tài sản còn lại di chúc cho vợ của mình. Để vinh danh khoản quyên góp lớn này, trường được đặt tên theo tên ông, Đại học Harvard. Gần hai thế kỷ sau, bức tượng được dựng tại trường để tôn vinh vị ân nhân hào phóng.
Vậy tại sao tượng ngài John Harvard lại có tên gọi Bức tượng của ba điều dối trá”?
Điều dối trá thứ nhất:
Người mà ta thấy qua bức tượng này thực ra không phải là John Harvard! Đây chỉ là hình ảnh của một sinh viên trong trường được đem ra để điêu khắc.
Hai lời dối trá còn lại:
Ở phía dưới tượng có đề “John Harvard, Founder, 1638” (John Harvard, Nhà sáng lập, năm 1638). Nhưng sự thật thì John Harvard không phải là người thành lập trường, thậm chí ông còn chưa bao giờ tới thăm trường Harvard
Và năm thành lập trường cũng không phải là năm 1638(!) Trước đó, trường có tên là New College, với nhiệm vụ huấn luyện các giáo sĩ. Năm 1938, trường được đổi tên theo tên của vị mạnh thường quân Harvard.
Điều thú vị là trường Harvard sau này đã có “lời tự thú” về bức tượng. Bức tượng “John Harvard” với lời nói dối trắng trợn vẫn được trưng bày ở khuôn viên trường suốt bao nhiêu thế kỷ. Mũi giày đồng của “ngài Harvard” trơn bóng sáng loá dưới ánh mặt trời (trong khi những phần còn lại của bức tượng có màu đen xám) – kết quả của những cái chạm tay của lớp lớp sinh viên Harvard và du khách tới thăm trường. Người ta cho rằng sờ vào mũi giày vàng của “ngài John Harvard” dối trá này sẽ đem lại cho họ may mắn, trong học tập và sự nghiệp
Kết
Các vị lãnh tụ nhà ta ngày nay, tuy không hề sờ chân “ngài John Harvard” , nhưng có lẽ họ sờ ngón chân “ngài Mác & Lê Nin nên may mắn trong sự nghiệp ghê gớm. st