KHI BỊ HÀM OAN,CÁCH DUY NHẤT LÀ IM LẶNG…
~^~*((()))*~^~
Trong cuộc sống có những lúc ta bị hàm oan, ta không thể nào phân minh được và ta cũng chẳng thể nào giải thích được. Những lúc như thế cách hay nhất là giữ im lặng và chọn cho mình một thái độ điềm tĩnh, chấp nhận và đối diện với những gì đang xảy ra.
Để làm được điều này thật không dễ, nhưng một khi bạn làm được thì ngay giây phút bị oan ức đó, ngay giây phút bị người khác đỗ cho mình những tội mà mình không làm bạn sẻ có thể phát triển được nội lực, thương yêu và hơn thế nữa bạn có thể hoá giải luôn được những oán kết nhiều đời.
Những người theo đạo Phật luôn tin vào luật Nhân Quả.
Những gì mà mình đang phải chịu trong hiện tại là do mình đã từng tạo tác trong quá khứ. Cái mà đang đến với mình chỉ là quả thôi con nhân thì mình đã gieo trồng rồi. Vì nó là quả mà mình đã gieo trồng nên mình phải chấp nhận nó. Chỉ có chấp nhận nó mới chuyển hoá nó. Và nguyện sẻ không gieo những nhân như thế nữa.
Vì không gieo những nhân như thế nên sẻ không nhận lãnh những quả tương tự. Cách để đón nhận những nghiệp duyên đến với mình một cách bình thản và hoá giải chúng là luôn nghi nhớ trong tâm hai từ “Thế À”.
Khi bất cứ một điều gì xảy đến cho ta, ta tiếp nhận chúng với thái độ của người quan sát. Ta không cố bám giữ hay chối từ mà đón nhận điều đó như nó đang là. Làm được như vậy thì ta biết rằng ta đang thực tập hai chữ “Thế À”.
Sự thực tập “Thế À” đòi hỏi chúng ta thật sự có nhiều nội lực và thâm sâu đạo lý giải thoát. Bởi vì trong tâm của chúng ta luôn có khuynh hướng giải thích, biện mình, phân minh. Sự giải thích cũng rất tốt nếu người kia chịu lắng nghe, chấp nhận lời giải thích của ta. Nhưng trong một số trường hợp giải thích trở nên vô nghĩa. Người kia không chịu lắng nghe, không cho ta bất cứ một cơ hội nào để nói lên phần sự thật thuộc về ta. Thì lúc bấy giờ im lặng, mỉm cười thực tập hai chữ” Thế À”.
Sự thực tập này đã được áp dụng bởi một thiền sư khá nổi tiếng của Nhật Bản trong câu chuyện sau. Vị thiền sư mà trong câu chuyện đề cập là thiền sư Hakuin (Bạch Ẩn).
Thiền sư Bạch Ẩn được mọi người quí kính vì sự lương thiện và đạo Đức của ông, bỗng một ngày kia có một người con gái trẻ đẹp, nhà gần thiền viện của ông có thai. Không ai biết cha đứa bé này là ai.
Trong thời đó mang thai mà không biết ai là tác giả là một nỗi nhục lớn cho gia đình. Do vậy cha mẹ cô vô cùng xấu hổ và quyết tra khảo để biết lai lịch của tình nhân. Lúc đầu cô có giữ im lặng nhưng sau đó do bị đánh đập, cô đã tiết lộ cha đứa bé chính là thiền sư Bạch Ẩn.
Và nội dung câu chuyện như thế này:
” Có một cô gái con nhà danh giá gần thiền viện bị chữa hoang, nên gia đình cô xem đây là việc xấu hổ, cha cô tra khảo, đánh đập rất bạo. Ban đầu cô định quyết tâm không khai nhưng sau đó cô thiết nghĩ nông cạn rằng khai đại thiền sư Hakuin ở chùa gần nhà là khỏe nhất. Vì thiền sư vốn nổi tiếng, đông đệ tử, ai cũng kính trọng, hơn nữa thiền sư vốn từ bi nên không chối, không kiện ngược hay làm khổ cô. Thế là cô khai đứa con ấy là con của thiền sư.
Gia đình cô tức giận nhưng kiên nhẫn chờ đứa con được sinh ra buộc cô gái phải mang tới trả cho thiền sư.
Khi gia đình cô mang đưa bé tới thả vào tay thiền sư và bảo: “Đấy, con của ông đấy, ông giữ mà nuôi lấy, đồ đạo đức giả”.
Hakuin: “Thế à!”
Thông tin được loan ra và dân chúng dị nghị, nghi ngờ, xầm xì, khinh thường. Họ cho rằng ông ấy mà tu hành gì, đồ đạo đức giả… rồi đệ tử cũng dần dần bỏ ra đi gần hết.
Không có sữa cho đứa bé, đệ tử xa lánh nên đích thân thiền sư phải bồng đứa bé ngày ngày đi xin sữa, bị người đời chê bai, dè bỉu.
Một thời gian, cô gái thấy điều ấy thật nhẫn tâm và tội lỗi nên quyết tâm nói ra sự thật. Cô khai đứa bé đó là con của cô và chàng bán cá tanh hôi ở chợ.
Cha mẹ cô nghe xong liền hoảng hốt, cảm thấy tội lỗi vô cùng nên tức tốc dẫn con gái tới chùa dập đầu sám hối với thiền sư và xin cháu về.
Thiền sư nghe xong, bảo: “Thế à!”.
Sự tình câu chuyện lại được loan ra và dân chúng cũng như đệ tử cảm phục đức nhẫn nhục và tâm lượng thản nhiên tốt đẹp của thiền sư nên lần lượt kéo về và danh tiếng lại hơn xưa gấp nhiều lần”
Thế à việc đến việc đi
Thế à nhân quả biết khi nào dừng
Thế à nguyện sống thanh bần
Thế à hỷ xã muôn phần an vui…