Kỹ năng sống

Không Chúa – không Chùa “đời sẽ chua”!

Không Chúa – không Chùa “đời sẽ chua”!

 

 

Đây là câu nói ví von của một sư Thầy thuộc Giáo hội Phật giáo, nhằm phản đối một số người cho rằng các Phật tử không nên vui Noel của người Công giáo. Câu nói vừa cho thấy sự cần thiết phải hòa hợp tôn giáo, vừa cho thấy tầm quan trọng của các tôn giáo trong đời sống gia đình, cá nhân và xã hội.

Có tôn giáo khi có con người

Nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng, từ khi có con người đã có tôn giáo và tôn giáo sẽ tồn tại bao lâu còn con người.

liên tôn 1.jpg
Ảnh: TGP Sài Gòn
Trong thực tế, theo thống kê, hiện nay có hơn 84% dân số thế giới theo một tôn giáo nào đó trong số 6 nhóm tôn giáo chính: Thiên Chúa Giáo (31%), Hồi Giáo (25%), Ấn Giáo (15,2%), Do Thái giáo (0,2%), Phật Giáo (6,6%), Tín ngưỡng Dân Gian (5,6%).

Số người tự nhận mình không theo tôn giáo chiếm khoảng 15,6%. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là nhiều người trong số này, mặc dù tự nhận không theo bất kỳ tôn giáo nào nhưng trong thực tế vẫn giữ cho mình một số niềm tin về một tôn giáo hoặc tâm linh nào đó. Về lý thuyết, họ tự nhận mình vô thần, nhưng về thực tiễn, thì không. Do đó, có thể nói, số người vô thần trong thực tiễn là con số rất ít.

Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội

Cho tới nay, không ai có thể phủ nhận những đóng góp thiết thực của các tôn giáo đối với các cá nhân, gia đình và xã hội.

Một cách nào đó, về phía cá nhân, tôn giáo mang lại ý nghĩa cho đời sống của mỗi người, nhờ đó, họ có thể dễ dàng vượt qua những nghịch cảnh của cuộc sống và thúc đẩy họ dấn thân cho lợi ích chung của cộng đồng

Về phía gia đình và cộng đồng, tôn giáo có khả năng liên kết xã hội cách rộng rãi. Tôn giáo có thể trợ lực trong việc khởi nghiệp, giáo dục và nhiều lĩnh vực an sinh xã hội. Thông qua năng lực kết nối này mà tôn giáo có thể huy động và sản sinh nhiều nguồn lực đóng góp cho xã hội, đặc biệt khi đứng trước các vấn đề khủng hoảng hoặc thiên tai.

Mỗi tôn giáo, tự thân, đều cung cấp một bộ qui tắc đạo đức làm nển tảng đạo đức cho xã hội. Chẳng hạn: “Đức tin Kitô giáo có một quan điểm rõ rệt về phẩm giá con người, và từ quan điểm này, đức tin Kitô giáo rút ra một số nguyên tắc, chuẩn mực, và nhận định về giá trị, mà có thể mang đến một trật tự xã hội tự do và công bằng” (Docat # 23).

Như vậy, tôn giáo là một bộ phận không thể thay thế trong trật tự xã hội. Vì thế, muốn xã hội phát triển, nhà nước phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các công dân và phải coi các tôn giáo là đối tác hơn là sự trở ngại cho sự tăng trưởng và phát triển.

Nói cách khác, “tôn giáo và nhà nước là hai thực thể độc lập với nhau và bổ túc cho nhau, vì cả hai đều đồng phục vụ con người trong sứ mệnh cá nhân và xã hội. Nhà nước phục vụ con người trong lãnh vực trần thế. Tôn giáo phục vụ con người trong lãnh vực siêu nhiên.” (Docat # 224).

Về phần mình, các tôn giáo cần phải tuân thủ luật pháp, phải liên kết chặt chẽ với nhau qua các hoạt động liên tôn và giữ quyền hành động như phương tiện chỉnh đốn về luân lý, và khi thấy các nguyên tắc đạo đức bị vi phạm, thì phải mạnh mẽ lên tiếng trước những sai phạm.

Kết luận

Tôn giáo có từ khi có con người và đã đóng góp nhiều cho nền văn minh nhân loại. Tôn giáo như “linh hồn” của xã hội. Vì thế, loại trừ tôn giáo ra khỏi cuộc sống sẽ làm xã hội băng hoại.​

lạng trên mụm

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!