Góc tư vấn

Mê tín dị đoan có phải là quyền con người hay không?

Mê tín dị đoan có phải là quyền con người hay không?

 

 

Những ngày gần đây, hoạt động “cúng xá lị tóc của Đức Phật” ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) được thông tin rầm rộ trên các phương tiện truyền thông. Nhiều người cho rằng, đây là một hoạt động mê tín dị đoan, dù xấu nhưng cũng là quyền con người. Điều này có đúng hay không?​
Mê tín dị đoan.jpg

Ảnh: Istock

Tìm kiếm sự an ủi

Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Đây là một hiện tượng xã hội phổ biến tồn tài trong nhiều bối cảnh xã hội, và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì những hậu quả to lớn mà hành vi này gây ra, có thể nói đây là một hành vi xấu.

Riêng tại Việt Nam, dù là một đất nước phát triển theo thiên hướng Xã hội Chủ Nghĩa, nhưng vẫn tồn tại rất nhiều loại hình mê tín dị đoan.

Dễ nhận thấy nhất là hoạt động “dâng sao giải hạn” được thực hiện vào những dịp đầu năm, rằm tháng riêng nhằm hóa giải những sao chiếu mệnh xấu, và mong muốn xua đi nhưng điều xui xẻo, tồi tệ để đón nhận những điều tốt đẹp.

Hay gần đây nhất chính là sự kiện “cúng xá lị tóc của Đức Phật” tổ chức tại Chùa Ba Vàng thu hút hàng ngàn con nhang phật tử tới quỳ lạy cúng bái. Cũng ngay tại ngôi chùa này, một hoạt động khác là “cúng dường” được nhiều người nhận định là không phù hợp với Phật giáo.

Và còn rất nhiều hoạt động mê tín dị đoan khác phải kể đến như “xem ngày lành, ngày dữ”, “xin bùa thầy cúng”, “bói toán, xem tướng, coi tay”,…

Nguyên nhân của các hoạt động mê tín dị đoan cũng chủ yếu đến từ những nỗi lo sợ và bất an trong cuộc sống. Khi phải đối mặt với quá nhiều khó khăn trong cuộc sống, bất lực trước những gian nan, thử thách, hay làm chuyện xấu và mong muốn bình an, người ta sẽ tìm đến các niềm tin mù quáng để kiếm tìm sự an ủi tâm hồn.

Tự do với…

Thoạt nhìn, hành vi mê tín dị đoan xuất phát từ cá nhân, mà mỗi cá nhân lại có quyền tự do chọn lựa. Vì thế mà nhiều người cho rằng, mê tín dị đoan dù có tốt xấu gì cũng không được cấm, vì đó là quyền tự do chọn lựa của mỗi người.

Tuy nhiên, tự do không phải là muốn làm gì thì làm, do bản chất hữu hạn của con người, tự do cũng đã bị hạn chế bởi 3 đòi buộc cơ bản sau đây:​

  • Tự do để làm điều tốt.​
  • Tự do trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể.​
  • Tự do với người khác.​
Từ đó suy ra các câu hỏi, mê tín dị đoan có phải là hành vi tốt? Người thực hiện hành vi đó có đủ kiến thức, hiểu biết về hành vi mình đang làm hay không? Và cuối cùng, hành vi đó có đang gây nên những hậu quả tiêu cực nào hay không?

Nếu mê tín dị đoan là một hành vi tốt, không gây hậu quả tiêu cực nào và người thực hiện có đầy đủ nhận thức về hành vi của mình, thì đó là tự do, là quyền con người. Nhưng nếu mê tín dị đoan là hành vi xấu, gây nhiều hậu quả tiêu cực cho con người và xã hội, thì đó không còn là tự do nữa, không thể nói đó là quyền con người.

Còn bạn, ý kiến của bạn như thế nào về vấn đề này?​ st

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!