MUỐN NHÌN THẤU TÍNH CÁCH AI ĐÓ, CHỈ CẦN QUAN SÁT CÁCH HỌ LÁI XE
Là người sống ở thủ đô, phải đi xe 10km đến chỗ làm. Mỗi ngày, tôi thường gặp những tình huống khó chịu như người vượt đèn đỏ, lấn làn, tạt đầu, đi ngược chiều, bấm còi inh ỏi hay đơn giản là xi nhan trái nhưng lại rẽ phải… Những hành động này, tưởng chừng chỉ là vấn đề của giao thông, nhưng thực chất lại là tấm gương phản chiếu tính cách và tâm lý của mỗi cá nhân.
Những người vội vàng, bất chấp luật lệ, không chỉ khiến người khác khó chịu mà còn bộc lộ rõ sự ích kỷ, thiếu quan tâm đến lợi ích chung. Họ chính là những người mang trong mình tâm lý “mình phải thắng”, dù điều đó có phải đánh đổi bằng sự an toàn của người khác.
Tình cờ, trong một cuốn sách tôi đọc gần đây, có nhắc đến những nét tương đồng giữa việc gặp phải những “nhân hại” trên đường phố và những “nhân vật nguy hiểm” trên đường đời. Thật thú vị khi nhận ra những bài học từ giao thông có thể áp dụng sâu sắc vào cuộc sống:
– Kẻ ngang ngược thường về đích nhanh hơn: Bởi họ bất chấp quy tắc để đi trước. Trong cuộc sống, cũng có những người giành lợi ích cho mình bằng cách vượt qua đạo đức và công bằng.
– Nếu không tập trung cao độ chúng ta có thể gặp chuyện oan ức: Giao thông cũng như cuộc đời, chỉ cần một chút lơ là, ta có thể bị người khác chèn ép mà không thể phản kháng.
– Hình phạt dành cho kẻ gây hại thực ra nhẹ hơn ta nghĩ. Trong giao thông, kẻ gây lỗi đôi khi chỉ bị phạt nhẹ, và trên đường đời, nhiều kẻ sai trái cũng có thể thoát khỏi hậu quả một cách dễ dàng.
– Sự nhường nhịn và quan tâm đôi khi trở nên nực cười. Đôi khi, trong giao thông cũng như cuộc sống, ta tự hỏi: sự tử tế của mình có đáng giá không khi nó không được ghi nhận?
– Sơ suất của một người có thể dẫn đến va chạm liên hoàn. Một hành động thiếu suy nghĩ có thể gây hậu quả to lớn, không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.
– Rõ ràng mình đi đúng nhưng lại bị chỉ trích. Có lúc, dù ta đã làm đúng quy tắc, nhưng vẫn bị người khác phán xét, buộc phải quay lại hoặc thay đổi hướng đi.
Hãy nhìn vào cách mọi người đi đường, bạn sẽ thấy họ thực sự là ai: người nhường nhịn, kẻ tranh giành, người kiên nhẫn hay kẻ hấp tấp. Và đôi khi, cách chúng ta phản ứng lại những tình huống này cũng chính là tấm gương phản chiếu bản chất của chính mình. Cuộc sống, cũng như giao thông, không chỉ là về việc đi đến đích, mà còn về cách chúng ta đối mặt với những thử thách trên đường đi.
Nếu bạn từng tự hỏi vì sao những kẻ “vượt đèn đỏ” trong cuộc sống lại dường như luôn sống thảnh thơi trong khi bạn phải gánh chịu mọi khó khăn, thì “Khi Kẻ Tàn Ác Thường Sống Thảnh Thơi” sẽ giải thích hiện tượng này với một cái nhìn thẳng thắn nhưng không kém phần dí dỏm.
Cuốn sách không cố gắng an ủi hay động viên một cách rỗng tuếch, mà thay vào đó, cung cấp cho bạn những phương pháp thực tế để đối phó với những kẻ “phóng nhanh vượt ẩu” trong cuộc sống. Đọc sách và áp dụng trong đời sống, bạn có thể nhận diện rõ ràng những “nhân hại” luôn rình rập, quan trọng hơn là học được cách giữ vững ranh giới nội tại, bảo vệ bản thân trước những bất an và ân hận có thể xâm phạm hạnh phúc của mình.
St