Góc tư vấn

Người Công giáo có được lạy Phật không?

Người Công giáo có được lạy Phật không?

Người công giáo có được lạy phật không

Chủ trương của hội thánh Công giáo là phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Thiên Chúa là chân lý duy nhất cần tuân theo. Phải có niềm tin tuyệt đối với ngài. Những thứ làm mất đi niềm tin ấy chính là tội xúc phạm Thiên Chúa. Đây là tội đặc biệt nghiêm trọng và sẽ bị trừng phạt. Vì thế mà rất nhiều người khi tới chùa chiềng hay dự đám lễ của những người đạo Phật thì không dám lạy tượng Phật. Các quy định ấy dường như tạo nên hình tượng về một Thiên Chúa có gì đó không đúng. Trái với quan điểm về một Thiên Chúa bao dung, rộng lượng, không phân biệt và yêu thương vô điều kiện. Dưới đây sẽ là câu trả lời cho việc liệu người Công giáo có được lạy Phật không?

Người Công giáo có được lạy Phật không? Đây có phải là tội xúc phạm Thiên Chúa?

Việc lạy một vị thánh nhân không có nghĩa là bạn sùng bái, tin tưởng tuyệt đối vị ấy. Kính trọng một vị chân nhân mang đến cho con người chân lý để sống yêu thương, an vui qua việc bái lạy không có gì là sai trái vì những lý do sau:

1. Lý do thứ nhất 

Thiên Chúa là nguồn năng lượng yêu thương, từ bi. Ngài sẽ không vì việc đứa con của mình tôn trọng một vị thầy nhân từ mà trở nên ghét đứa con đó và trừng phạt đứa con ấy. Thiên Chúa bao dung, là ánh sáng và tình yêu vô điều kiện. Ngài không đầy nghi kỵ, phân biệt và ưa thích độc quyền như vậy.

Thiên Chúa cao cả sẽ không thiếu thốn, bất an đến độ cần yêu cầu người con của mình phải phụng thờ, tôn sùng và phục vụ ngài trên hết mọi sự. Hay sơ hở là trách phạt và xét đoán người con của mình.

Đó là hành vi của những lãnh chúa trong lịch sử đòi hỏi nơi các thần dân của mình. Thường họ là những lãnh chúa ích kỷ, bất an và bạo ngược. Đó không phải là Thiên Chúa theo bất cứ nghĩa nào bạn thân mến. (Tìm hiểu thêm để hiểu về Thiên Chúa). Hầu hết hình dung của chúng ta về Thiên Chúa đều lệch lạc. Bạn mang nhận thức đầy giới hạn, ích kỷ của chính mình để tưởng tượng ra một Chúa nào khác chứ không phải là người cha nhân hậu, từ bi.

Hãy tự hỏi bản thân đang tôn sùng một Thiên Chúa từ nhân, yêu thương vô điều kiện? Hay bạn chỉ đang thờ lạy một Thiên Chúa nào khác đầy bất an, giận dữ, phân biệt và trừng phạt?

Thiên Chúa yêu thương, rộng lượng sẽ không vì bạn là người Công giáo có hành động lạy Phật. Mà Thiên Chúa cần trừng trị bạn.

đạo Thiên Chúa có

Yêu mến Thiên Chúa và tôn vinh ngài là điều vô cùng tốt đẹp. Nhưng tình yêu đó phải đến từ sự chân thành.

Đừng yêu Chúa chỉ vì bạn sợ rằng nếu không yêu ngài thì bạn sẽ bị trừng phạt. Sẽ bị đày xuống nơi đau khổ sau cái chết. Hay yêu Chúa vì bạn muốn đổi lấy ân huệ nào đó. Tình yêu của bạn chỉ là tình yêu trên môi miệng, hoàn toàn sáo rỗng. Tình yêu xuất phát từ sự sợ hãi. Từ là sự tham lam của chính bản thân.

Niềm tin từ sự sợ hãi và sự tham lam không bao giờ là một niềm tin đúng đắn và chân thành.

Thiên Chúa ban cho con người sự sống không phải để con người phụng thờ, sùng bái ngài. Mà là để con người nhờ được sống, được trải nghiệm mà chuyển hóa chính bản thân trở nên đạo đức, trí tuệ, bao dung, yêu thương. Ngày càng tiến hóa về tâm thức. Mục đích của cuộc sống không phải là đến được Thiên đàng xa xôi nào đấy. Nhưng là sống cuộc đời này như một Thiên đàng.

Bạn không chỉ có thể đến được với Chúa sau khi chết đi. Mà chính Chúa đang hiện diện bên trong bạn. Bạn chính là đền thờ của Chúa. Việc yêu thương, tử tế với những người anh em bé mọn nhất quanh cuộc sống của mỗi người mới là điều trở nên thật đẹp trước mặt Chúa. Hơn là suốt sắng làm đủ các lễ nghi chỉ với cái tâm hình thức.  Nước trời đang ở ngay cạnh bạn, chỉ cần thay đổi tư duy cố chấp của mình, bạn sẽ nhận ra được thôi.

Và chính Giêsu đã đến để giúp thay đổi ý thức của con người. Mục đích của công cuộc vĩ đại của chúa Giêsu đến với trần thế. Không phải là để thể hiện thần thông, lấy được sự sùng bái của dân chúng trước những tôn giáo khác. Để con người tin theo ngài thật nhiều một cách sáo rỗng. Bảo vệ con người trước sự giận dữ của Thiên Chúa mà chính bạn tôn thờ là yêu thương, bao dung, tha thứ.

Nhưng là để chung tay cùng các sứ giả khác được sai đi từ chính Thiên Chúa, mang đến phương cách giúp con người được thay đổi tư duy qua các bài giảng về chân lý sự sống. Nhận ra bản chất của Thiên Chúa trong mỗi chúng ta. Từ đó giúp người ấy thoát khỏi những ảo tưởng về khổ đau, yếu đuối, thiếu thốn. Mà sống một đời ý nghĩa.

Tiếc là đa số con người lại hiểu các điều này theo một xu hướng khác.

Khi bạn thực sự có hiểu biết đúng đắn về Thiên Chúa. Niềm tin với Thiên Chúa của bạn xuất phát từ trí tuệ của chính mình. Bạn sẽ không còn trở nên sợ hãi ngài, với vô vàn câu hỏi như người Công giáo có được lạy Phật không? Đi chùa thì Chúa có trách phạt mình không?

Xem xét câu kinh thánh thường bị hiểu lầm sau.

Mt 6, 24-34- nguồn gốc sự sợ hãi người đạo Công giáo có được lạy Phật không?

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ. “Không ai có thể làm tôi hai chủ. Vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia. Hoặc nó chuộng chủ này, và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được. Vì thế, Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình lấy gì mà ăn. Hay cho thân xác các con lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao?”

Chúa Giêsu đang nói về chủ nghĩa tôn thờ vật chất. Chứ không ám chỉ việc có điều gì đó dành lấy mất một phần tình yêu và sự sùng bái của dân chúng với Thiên Chúa. Đức Giêsu chỉ đang giảng giải về ý nghĩa của tiền bạc, vật chất trong đời sống. Người ta đã dùng dụ ngôn này mà lý giải theo hướng gieo rắc vào con người quá nhiều sự sợ hãi. Rồi phân vân rằng đạo Công giáo có được lạy Phật không? đạo Chúa thì có được tới chùa không?

đạo công giáo có được lạy Phật không

2. Lý do thứ 2

Đức Phật Thích ca mâu ni không tự xưng mình là một vị Thượng đế. Một vị Trời, một Đấng Tiên Tri, một Sứ Giả của Thượng đế hay một Đấng Cứu Rỗi. Ngài là một người trần mắt thịt, thấu hiểu những chân lý của sự sống. Chiêm nghiệm được quy luật vận hành của tạo hóa. Người nào có hiểu biết đủ rộng mở sẽ thấy rằng, các chân lý này có cùng ý nghĩa cốt lõi với những điều mà ngài Giêsu truyền dạy cho chúng ta. Và chính do Thượng đế, Thiên Chúa đã tạo ta từ khởi nguyên, trở thành quy luật vận hành bất biến trong thế giới.

Các ngài chỉ đang cố gắng diễn giải để chúng ta hiểu được các quy luật ấy. Mà biết sống hòa hợp với tạo hóa. Chỉ vì các ngài có lỗi diễn giải, ngôn ngừ, các hình ảnh ẩn dụ khác nhau. Nên chúng ta mới thấy có sự khác biệt. Cố gắng bới móc chi tiết để tranh cãi với cái tâm hơn thua, cố chấp chỉ cho thấy nhận thức thiếu rộng mở, bao dung của chúng ta mà thôi.

Ngài dạy con người cách tu tập để đạt cuộc sống yên vui, ấm no và hạnh phúc. Qua việc buông bỏ đi những ham muốn, dục vọng trong tâm trí. Ngài cũng không có ý muốn dân chúng phải tôn thờ ngài như một vị thánh, có thể ban ra những phép màu.

Sự thờ phượng, bái lạy, lễ nghi, hình thức vốn được sinh ra bởi chính con người về sau mà thôi. Điều này đúng với cả Công giáo. Càng ngày không chú trọng học tập điều khôn ngoan để chính bản thân được tốt đẹp ở hiện tại. Như mong muốn của đức Phật, của chúa Giêsu. Nhưng chỉ chú trọng đến những lễ nghi hình thức, trông chờ viễn cảnh mơ hồ ở tương lai.

Nên việc yêu mến và tôn trọng một vị thầy thì không có gì là sai trái và phạm tội cả. Điều đó còn thể hiện bạn là người có sự hiểu biết, có trí tuệ, có sự tìm hiểu, ôn nhu, hòa thuận. Có nhận thức rộng mở để hóa giải những mâu thuẫn gây ra bởi những ích kỷ, cố chấp của con người. Việc lạy Phật cũng giống như bạn thể hiện sự kính trọng với một vị thầy mà đã cho mình và mọi người có được tri thức. Như những người thầy đã từng dạy dỗ ta.

Thế nên, người Công giáo có thể lạy Phật để thể hiện sự kính mến của mình với ngài. Vì bạn hiểu được sự tốt đẹp mà ngài đã và đang mang đến cho nhân loại. Giúp chúng sinh có điểm tựa và khuyến khích họ trở nên thiện lành.

Người công giáo lạy Phật không hề bị tội
Ảnh ciorsdan.tumblr.com

3. Lý do thứ 3 để người Công giáo có được lạy Phật

Hành động lạy một vị thầy đức hạnh khác không có nghĩa là bạn đang bỏ đạo. Đó đơn thuần là sự tôn trọng. Nếu bạn thực hiện hành động đó với tâm thế của một người khiêm nhường. Không mê tín dị đoan. Hành động xuất phát từ trí tuệ và sự khôn ngoan của mình thì đó luôn là một hành động tốt đẹp.

Vậy nên, nếu bạn hiểu biết những chân lý của Phật giáo. Bạn có thái độ tôn trọng và kính mến với một vị chân nhân, đạo đức. Thì việc một người Công giáo lạy Phật thì không hề sai trái. Nếu bạn không có niềm tin, việc bạn không bái lạy Phật cũng không trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Những lý do này không chỉ giúp bạn trả lời liệu đạo Công giáo có được lạy Phật không? Nhưng sẽ giúp bạn tỏ tường, tự mình có được tư duy sáng suốt, độc lập cho bất kì việc gì được tạo ra bởi tôn giáo khác.

Loại bỏ phân biệt tôn giáo bởi sự hiểu biết

Nghiên cứu kinh thánh – ý nghĩa nội hàm sau nó chúng ta thấy chân lý của các đạo giáo đều không hề xa cách và khác biệt quá lớn. Những dị nghị, những khác biệt chỉ sinh ra sau quá trình biên tập và suy diễn. Với mong muốn định hướng tâm trí con người vào cùng một luồng suy nghĩ theo định hướng phát triển của tập thể ấy. Điều này cũng tương tự như việc giáo dục đang hướng đa phần học sinh nghĩ rằng, phải giỏi các môn khoa học tự nhiên mới là điều tốt nhất vậy.

Đó là lý do giáo lý thì rất khác với kinh thánh.

Thay vì tìm kiếm khác biệt giữa các tôn giáo để gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Gây mất tình cảm huynh đệ, gây tranh cãi hoang mang. Thì tại sao chúng ta không mở lòng ra, mà thấy được những điểm tương đồng. Những chân lý tốt đẹp ẩn sâu bên trong nó để nhận ra tất cả là anh em. Tất cả chúng ta – không phân biệt tôn giáo, màu da, giới tính. Đều là một, hiệp thông với nguồn năng lượng yêu thương chung. Bất kể ai, thuộc tôn giáo nào cũng đều được sinh ra từ Chúa. Là hiện thân của ngài.

đạo Công giáo có được đi chùa không

Không phải chỉ có người theo đạo Thiên Chúa mới có thể được ơn cứu rỗi. Vì sợ sự trừng phạt mà chúng ta chẳng dám mở trái tim. Mở tri thức để đón nhận điều tốt đẹp từ những nguồn thông tin khác. Không phải giáo lý tôn giáo nào cũng hoàn hảo hoàn toàn. Khi biết chắt lọc, biết khiêm tốn học hỏi, bạn nhận ra sự quan trọng của việc chuyển hóa chính mình hơn là nương tựa vào một vị thánh nhân nào đó.

Thông điệp quan trọng – người Công giáo có được lạy Phật không?

Hy vọng bạn có thể bỏ đi quan điểm rằng đạo này là tốt nhất, còn đạo kia thì thua kém hơn. Bất kỳ là chúng ta theo đạo nào. Và cho dù đạo ấy cao siêu mấy đi nữa. Nếu mà lòng chúng ta vẫn còn thô lỗ, còn đầy oán hờn, còn đầy ghen ghét, mưu gian, chước độc. Mà tâm trí chúng ta còn hẹp hòi, còn tối tăm, rối rít, còn khổ sở, còn đớn hèn. Còn bị lo âu, còn bị dày vò, còn trống rỗng và vô vị.

hãy tỉnh thức và cầu nguyện

Thì thực thà mà nói, chúng ta vẫn là những con người vô đạo. Hay ít là những ảnh hưởng tốt đẹp của các đạo giáo chưa có chút tác động nào trên tâm trí chúng ta. Đạo giáo mới chỉ là những thời trang phủ trên người chúng ta những lớp xa hoa, phù phiếm mà thôi.

Chúng ta hãy tỏ ra khoan dung độ lượng, thông cảm lẫn nhau. Và đừng đổ cho màu sắc tôn giáo làm phai nhạt tình huynh đệ, tình đồng bào, đồng chủng. Cái quan hệ của chúng ta không phải là theo đạo này, đạo nọ. Mà cái quan hệ chính là ở nỗ lực tìm cầu chân lý, nỗ lực sống theo lý tưởng đúng đắn.

Vậy chúng ta hãy nên chịu khó cố gắng tìm hiểu lẫn nhau. Học lấy cái hay của nhau, tránh cái dở cho nhau. Đừng cố gắng bới móc những điểm khác biệt mà kì thị nhau. Đạo lý nào khiến bạn có thể sống một cuộc sống an vui. Yêu thương, chan hòa với những người xung quanh một cách chân thật. Và xuất phát từ tâm hồn của mình, không gượng ép. Không làm chúng chỉ vì mong cầu một ân huệ hay do sự sợ hãi. Thì ắt hẳn đạo lý đó là điều hết sức tốt đẹp. Và đó đều là con đường dẫn đến Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa chính là phúc lạc. Ở đâu có an vui, hạnh phúc, ở đó có Thiên Chúa.

Khi hiểu biết được rộng mở. Khi niềm tin của bạn thoát khỏi những sợ hãi. Bạn mới thực sự cảm nhận được trí tuệ và ước muốn của đức Giêsu. Mới hiểu được chân lý của sự sống. Mới tường tận về Thiên Chúa. Bạn sẽ bỏ đi những kì thị với bất kì tôn giáo nào. Lúc đó niềm tin, tình yêu của bạn với Thiên Chúa mới thực sự xuất phát từ trái tim và trí tuệ của chính bạn.

Bạn sẽ không bao giờ bỏ Thiên Chúa một khi thực sự hiểu đúng về ngài. Và thống nhất mọi niềm tin để Chúa luôn là ánh sáng, tình yêu, nhân từ, siêu việt.

Hy vọng những lý giải trên đã giúp bạn giải đáp nỗi sợ hãi rằng liệu người công giáo có được lạy Phật không?

Vạn sự tại tâm. Chúc bạn sáng suốt!

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!