“Nước” trong văn hóa của người Jrai
Cúng Bến nước là dịp người dân cùng có trách nhiệm làm sạch bến nước, sửa sang lại đường xuống lấy nước cho thuận tiện; thanh niên trong làng được phân công đi chặt cây lồ ô, cây tre về làm cây nêu trang trí cho lễ cúng.
Đối với người Jrai, bến nước không chỉ là nơi để lấy nước về sinh hoạt, mà còn là trung tâm thông tin của dân làng. Buổi sáng, phụ nữ tập trung đi lấy nước, họ kể cho nhau nghe những sự kiện diễn ra trong gia đình, xung quanh khu vực họ sinh sống rồi về chia sẻ lại cho các thành viên khác trong gia đình. “Điều kiện đầu tiên để chọn đất lập làng của người Jrai chính là nguồn nước, bởi có nước mới đảm bảo cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng Quản lý Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết: Hiện chỉ những khu vực vùng sâu, vùng xa người dân mới giữ lại tục cúng Bến nước, còn những vùng đô thị hóa, bến nước đã được thay thế bằng nước máy, nước giếng. Tuy nhiên, riêng dân tộc Jrai, dù đã có những nguồn nước khác nhưng họ vẫn giữ thói quen lấy nước và cúng Bến nước hàng năm. Việc này thể hiện tính cộng đồng, đoàn kết, đạo lý uống nước nhớ nguồn của bà con dân tộc thiểu số địa phương. Cúng Bến nước là một nét đẹp về văn hóa truyền thống cần được bảo tồn của dân tộc Jrai ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Khi đời sống vất chất của người dân được nâng lên, trình độ văn hóa phát triển, thì những nét văn hóa truyền thống đã bị lãng quên sẽ đươc khơ dạy, bảo tồn và phát huy. |
Mỗi năm, dân làng Kép, xã Ia Phí, huyện Chư Păh (Gia Lai) đều duy trì việc cúng Bến nước để tạ ơn Yang Ia đã ban cho con người nguồn nước dồi dào, dân làng khỏe mạnh. Già làng Hum, người Jrai có hai loại bến nước. Ở vùng đất gần đồng bằng, người Jrai chọn đất lập làn g ở ven sông rồi tìm một nơi cố định làm bến nước uống, sinh hoạt cho cả làng. Còn tại các vùng đồi núi, họ chọn một nơi có mạch nước ngầm chảy từ vùng núi xuống, lắp máng nước bằng tre, nước từ mạch chảy qua máng tre để người dân dễ sử dụng. Tính đoàn kết, tinh thần cộng đồng của các dân tộc thiểu số thể hiện rất cao tại các buổi lễ. Sáng sớm ngày diễn ra lễ cúng, mỗi gia đình một người mang theo cuốc, rựa phát quang đường từ làng xuống bến nước. Họ đào đắp đường thành những bậc thang để thuận tiện trong việc lấy nước của bà con. Già làng cùng một vài thanh niên trang trí, dựng cây nêu tại bến nước. Bằng những bàn tay khéo léo, các phần trang trí được kết nối bởi những nguyên vật liệu như tre, nứa, lồ ô… nhưng vẫn rất đẹp mắt và nhiều màu sắc. Già làng tự tay mình thay các máng nước bằng lồ ô đã được chuẩn bị sẵn.
Ảnh minh họa Internet |
Dòng nước trong veo từ từ chảy qua máng thành dòng, già làng hứng lấy một bầu nước làm phép. Lễ vật cúng Bến nước gồm một con lợn đen, một con gà đen và một ghè rượu cần. Các con vật tế linh được giết mổ, rửa thịt dưới dòng nước mới được khơi thông. Già làng lấy phần gan lợn, gà còn sống đặt vào tai ghè rượu rồi đọc lời khấn cảm tạ “Yang Ia” đã ban cho dân làng nguồn nước tràn trề. Cầu mong năm mới “Yang Ia” ban cho bà con nguồn nước dồi dào, trong trẻo; ban cho mọi người sức khỏe, không ai ốm đau, bệnh tật. Sau đó, già làng lấy gan lợn, gà sống hòa vào một ít rượu cúng mang lên tưới trên đầu nguồn của bến nước, rồi cầm một đoạn tre để thông máng nước ngầm. Hoàn thành phần lễ, già làng Hum uống ngụm rượu cần đầu tiên, ăn vài miếng thịt chín (thịt sống dành cho Yang Ia, thịt chín dành cho người) rồi đem mời những người già trong làng uống trước, khách và thanh niên uống sau.
Dân làng quây quần cùng ăn uống, trò chuyện cho đến khi rượu nhạt mới trở về nhà. Trước khi rời bến nước, tất cả phụ nữ trong làng chuẩn bị bầu khô, can nhựa để lấy nước về cho gia đình sinh hoạt. Mọi người đều đến hứng nước uống hoặc rửa chân tay, bôi nước lên người để cầu may trong năm mới. QBảo
Trong những năm gần đây, các tỉnh ở Tây Nguyên tập trung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Đi đôi với việc xây dựng quy ước thôn buôn, khu dân cư, các địa phương đã phục hồi những bến nước và thực hiện nghi lễ cúng bến nước theo phong tục truyền thống. Nhiều địa bàn như buôn Trinh (xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ), buôn Krông A, buôn Krông B (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột), buôn Chu Kniar (xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn), buôn Cháy (xã Ea M’roh, huyện Cư M’gar) là những nơi phục hồi các bến nước văn hóa tiêu biểu. |