Tâm lý học và ơn gọi Linh mục
Tâm lý học và ơn gọi Linh mục
Paul Vitz là một học giả tại Viện Tâm lý và là giáo sư danh dự khoa tâm lý tại ĐH New York. Ông cũng là giáo sư phụ giảng tại Viện Gioan Phaolô II về Hôn nhân và Gia đình tạiWashington.
Mối quan tâm của ông gồm cách mà tôn giáo liên quan tâm lý học, và ông đã xuất bản cuốn Tâm lý như Tôn giáo: Tôn sùng sự Tôn thờ, Niềm tin Mồ côi: Tâm lý học của Vô thần và Tiềm thức Kitô giáo của Sigmund Freud (Psychology as Religion: The Cult of Self-Worship, Faith of the Fatherless: the Psychology of Atheism and Sigmund Freud’s Christian Unconscious).
Học giả Vitz đã phát biểu tại Washington, D.C. trong một hội nghị chuyên đề về việc thành lập chủng viện. Hội nghị này do Viện Tâm lý học (Institute for the Psychological Sciences) tổ chức.
Việc hình thành tâm linh tâm lý (psycho-spiritual formation) thay đổi bao nhiêu?
Có hai điều xảy ra. Cách mà tâm lý học được dùng trong quá khứ đã có hại vì các xu hướng của việc dùng tâm lý học, nhất là với sự tôn trọng đối với các vấn đề về giới tính. Các tâm lý gia thường thúc đẩy các vấn đề thế tục và tự do cũng như cách bị tục hóa và tự do hóa về tính cách tiếp cận và các vấn đề cá tính.
Thái độ của truyền thống Công giáo thường được hệ thống hóa là còn non nớt (immature) hoặc khắt khe (rigid). Các ứng sinh vào chủng viện có niềm tin chính thống bị loại (excluded), còn những người có thái độ không truyền thống lại được chấp nhận và khuyến khích.
Khi nào bắt đầu có sự thay đổi?
Mới đây đã có thay đổi vì chính tâm lý học đã cải thiện và ít thù địch với tôn giáo. Hệ quả rất tiêu cực của các vụ bê bối về tình dục đã làm rõ ràng là chúng ta chưa dung thứ nhiều về cách hiểu thế tục đối với giới tính.
Tâm lý học hiện nay ít tin tưởng sự chiến thắng của quan niệm lý tưởng và tự do. Cách nhìn toàn bộ của các thập niên 1960 và 1970 đã suy tàn. Việc lạm dụng tâm lý học là một phần trong hệ tư tưởng (zeitgeist) của các thập niên 1960 và 1970. Viện tâm lý học đang nỗ lực cung cấp một dạng tâm lý học lành mạnh có thể hữu ích cho các bệnh nhân và các cơ sở Công giáo cần chuyên môn này.
Hiện nay các giám đốc chủng viện đam lại cho bạn mối quan tâm nào?
Có những mối quan tâm lâu năm nhất. Nhưng cũng có những mối quan tâm mới, như hệ quả của các gia đình tan vỡ ảnh hưởng khả năng của ứng sinh về việc phục vụ trong chức vụ linh mục. Vấn đề nghiện hình ảnh khiêu dâm trong quá khứ. Ít thường xuyên hơn là các ứng sinh bị gia đình thúc ép làm linh mục. Vấn đề như vậy xảy ra trong các gia đình Công giáo tương đối bảo thủ bị rút ra khỏi văn hóa, và các ứng sinh cố gắng làm vui lòng cha mẹ. Thật vậy, các chủng sinh phải tự do chọn lựa chức linh mục và phải được kêu gọi tới chức linh mục. Ơn gọi đó có thể khó nhận thấy nếu cá nhân bị sức ép.
Một số vấn đề cũ tiếp tục liên quan chủng viện vẫn che mắt các ứng sinh là gì?
Các vấn đề truyền thống về sự chín chắn và tự do. Họ phải chín chắn về tình cảm và có tính cách tốt. Họ nên có trí thông minh và mức học vấn trên trung bình. Họ phải có khả năng là người cha tinh thần cho các giáo dân, và đó là vai trò quan trọng khi chúng ta có quá nhiều những người con chịu đựng vì thiếu vắng người cha trong cuộc sống. Nhưng tầm quan trọng của người cha thường xuyên bị chất vấn trong văn hóa của chúng ta.
Có điều rất lý tưởng trong tài liệu tâm lý về tầm quan trọng của người cha, ngay khi nhiều người vẫn bám vào động thái tự do thế tục dở hơi làm giảm giá các gia đình nguyên vẹn.
Nhiều người Mỹ nói về việc bị gò bó, và không biết vai trò của họ nên là gì trong thế giới hậu bình đẳng (post-feminist world). Tại các trường đại học, đa số sinh viên hiện nay là nữ giới.
Sự thay đổi về tính đồng nhất nam giới ảnh hưởng công việc của các giám đốc chủng viện. Thật vậy, tôi nghĩ nhiều người biết điều đang đặt vấn đề về giá trị và chi phí giáo dục đại học. Điều đó có còn là sự đầu tư đúng?
Theo phán đoán của tôi, những gì đang diễn ra tại các trường đại học không quan trọng lắm. Tuy nhiên, sự thiếu vắng tính đồng nhất nam giới rõ ràng lại là vấn đề quan trọng hơn.
Ngày nay, chúng ta cần hiểu về cương vị người cha là “đá góc tường” (capstone) của sự phát triển nam tính, cũng như cương vị người mẹ là “đá góc tường” của sự phát triển nam tính. Nhưng tầm quan trọng của cương vị người cha bị làm ngơ. Văn hóa đề cao chất nam tính của James Bond là lôi cuốn giới tính và mạnh mẽ, và cách đó cổ vũ sự non nớt (chưa chín chắn). Người cha thường là quan trọng, nhưng hiện nay bị coi thường. Khủng hoảng về văn hóa là khủng hoảng về người cha.
Theo kinh nghiệm, nhiều thanh niên bị người cha bỏ rơi có muốn làm linh mục?
Họ xuất thân từ nền văn hóa do vấn đề này. Thường thì các chủng sinh có những người cha tốt thay thế – đôi khi các linh mục trở thành người cố vấn cho họ.
Một thanh niên vào chủng viện sau khi hoàn tất nghĩa vụ quân sự ở Iraq. Tổng giáo phận lo về nghĩa vụ quân sự đã thuê một người hướng dẫn ơn gọi (vocation director, linh hướng) để khuyến khích khoảng 30 ứng sinh nhập chủng viện. Điều gì xảy ra trong việc thi hành nghĩa vụ quân sự, mặc dù thiếu linh mục tuyên úy? Chúng ta học được gì từ cách phát triển này?
Con trai tôi đi Hải quân 4 năm, nó đã đi khắp Baghdad với cương vị sĩ quan Hải quân. Nó cảm thấy có ơn gọi khi vào nhà thờ hầm Vô nhiễm ở Washington, D.C. và nó đi lễ ở đó. TạiIraq, nó tham gia một nhóm nhận thức (discernment group) trong đơn vị.
Có điều gì đó về chiến tranh làm nó tập trung vào các vấn đề quan trọng – trong khi quá nhiều thanh niên ở Mỹ cố gắng phát triển mục đích. Nhưng những người đang tại ngũ đáp lại tiếng gọi chỉ là số ít trong số các ứng sinh.
Có lần giáo hội có những tiểu chủng viện, và ở một số nơi trong thế giới thứ ba, họ vẫn tiếp tục. Theo sau các vụ lạm dụng tình dục của các giáo sĩ, việc đưa các thiếu niên nam ra khỏi xu hướng văn hóa và tách chúng ra bằng cách đưa vào các tiểu chủng viện được coi là để khuyến khích sự thiếu chín chắn về giới tính (sexual immaturity). Quan điểm về việc này là gì trong thế giới ngày nay?
Theo hiểu biết của tôi, các vụ bê bối lạm dụng tình dục không có gì phải làm với các tiểu chủng viện. Chúng ta thường thấy nhiều, với hàng ngàn thiếu niên nam. Về lịch sử, nhiều linh mục đã được đào tạo, và là một phần trong chương trình đào tạo từ thời sơ khai của giáo hội.
Nhưng hồi thập niên 1960, rõ ràng những gì xảy ra là đạo Công giáo nơi các tiểu chủng viện đã phai mờ. Số các ứng sinh giảm và hầu hết các cơ sở đó bị đóng cửa. Đã có cách canh tân về mối quan tâm trong các chương trình này.