Không dễ gì thoát khỏi oán thù. Và không có nghĩa là nó hoàn toàn tự động, bởi vì dường như nó tạo ra sự hung bạo cho chính mình và đòi hỏi nhiều trung thực.
Chỉ có một cách để xóa bỏ oán thù thực sự, điều mà chúng ta luôn ấp ủ đối với người khác: “phương thuốc” này được Đức Hồng y Matteo Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Italia, giải thích trong cuốn “Chữa lành căn bệnh tâm hồn” (Nxb San Paolo).
“Chúng ta giữ gìn cẩn thận”
Đức Hồng y Zuppi nói: hận thù là một trong những căn bệnh tinh thần, và thật khó tin, chính chúng ta giữ gìn nó cách cẩn thận. Thực tế nó che khuất tầm mắt của chúng ta, đến nỗi chúng ta không thấy gì ngoài lầm lỗi, đôi khi được cho là phải chịu đựng.
Làn sóng kéo dài của cái ác
“Căn bệnh tâm hồn” này giống như làn sóng kéo dài của cái ác, nó in dấu trong chúng ta, nhấn chìm mọi thứ và từ đó chúng ta có khuynh hướng giải thoát mình trước những khó khăn. Chúng ta tin rằng sự bất công mình phải chịu là minh chứng cho bất kỳ tình cảm nào. Nếu không được loại bỏ, mầm mống của cái ác vì vậy mà lớn lên trong tâm hồn chúng ta.
Không có hậu quả tức thì
Đức Hồng y cho biết thêm, hận thù thường được xảy ra mà không có hậu quả tức thì, điều đó khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu ngay cả khi chúng ta không căm ghét, như khi chúng ta nói: “Tôi không có gì chống lại người ấy, nhưng tôi không muốn thấy mặt người ấy hoặc nói chuyện với nhau”. “Tôi chỉ không chào hỏi mà thôi”.
Không dễ dàng để thoát khỏi nó
Không dễ gì thoát khỏi oán thù. Và không có nghĩa là nó hoàn toàn tự động, bởi vì dường như nó tạo ra sự hung bạo cho bản thân và đòi hỏi trung thực rất nhiều. Hận thù làm tổ trong sự bất mãn của tâm hồn và dễ dàng tái phát. Ngay cả với điều này chúng ta cần phải tha thứ vô điều kiện và không phụ thuộc vào hành vi của người sai phạm hay để bồi thường. Tha thứ không có nghĩa là không tìm kiếm sự công bằng.
Một bài tập đòi hỏi sự “nỗ lực”
Thật vậy, chỉ có sự tha thứ mới thực sự giúp tìm ra công lý! Hận thù ém mình trong nỗi sợ hãi, trong một cảm giác bất công mà mình phải chịu đựng và thậm chí trong sự gắn bó tầm thường với những kết án của mình. Tha thứ, vì vậy, là một bài tập và đòi hỏi nhiều nỗ lực để từng chút một biến điều tưởng chừng không thể trở thành có thể. Tốt hơn là nên tha thứ! Chỉ có sự tha thứ mới giải thoát chúng ta và cũng giải thoát chúng ta khỏi những điều xấu xa mà chúng ta phải gánh chịu : đây là phương thuốc duy nhất có thể để đánh bại sự oán hận.
“Công thức” của Chúa Giêsu
Bảy mươi lần bảy là thước đo vô hạn của sự tha thứ được Chúa Giêsu chỉ ra, nó giải thoát chúng ta khỏi những tính toán và giới hạn. Tha thứ luôn luôn, chúng ta chỉ có thể thực hiện được điều đó nhờ tình yêu, bởi vì chỉ có tình yêu mới không chấp nhận thước đo và giới hạn. Như một người cha, người mẹ, luôn đón nhận con cái mình. Tình yêu phủ lấp tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. Tất cả. Đây cũng là lý do tại sao Chúa Giêsu khuyên bạn thực hiện điều đó bằng “con tim” (Mt 18,35).
Những điều cần “tránh”
Vì thế, sự tha thứ không bao giờ là vấn đề trừu tượng, nhưng nó luôn gắn chặt với toàn bộ đời sống như chúng ta đang sống vậy. Nếu chúng ta không lắng nghe Chúa Giêsu, nếu chúng ta không để cho Ngài yêu thương và nếu chúng ta không yêu mến Ngài, nếu chúng ta ít cầu nguyện, nếu chúng ta sống ích kỷ, thì không nghi ngờ gì nữa, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc chọn lựa tha thứ và cuối cùng chúng ta trở thành nạn nhân của sự thù hận.
“Ký ức khôn ngoan” về cái ác
Mặt khác, ký ức được thanh tẩy bởi sự tha thứ, nó sẽ giúp chúng ta có một trí nhớ khôn ngoan về cái ác, sự chịu đựng hoặc khiêu khích, để chống lại nó cách hiệu quả hơn, để nhận biết nó mà không đi vào trong mê cung nguy hiểm của oán thù. Đức Hồng y Zuppi kết luận: Hạnh phúc với một món quà luôn nói lên rằng ban phát cho người khác càng nhiều thì chúng ta càng có thể hiểu được chính mình.
G. Võ Tá Hoàng