Góc tư vấn

CHÂN TU

 

CHÂN TU

Được sinh ra tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh, gia đình có 6 anh em, là một học sinh xuất sắc và một sinh viên ưu tú, tại trường Đại học Nông nghiệp Tây Nguyên.

Khi ra trường, đi bộ đội, rồi làm công chức, là một trưởng phòng địa chính huyện ở Gia Lai.

Như một cơ duyên chàng trai đã từ bỏ địa vị mà bao người ao ước và xin tu tập tại một ngôi chùa ở Đắc Lắc.

Sau vài tháng ở chùa chàng thấy không thích hợp nên đã phát nguyện theo phương pháp tu hạnh khất thực theo hạnh đầu đà đã 6 năm, với đôi chân trần chàng trai đã đi bộ từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam… và nay đang đi bộ lần thứ tư.

Chàng trai đó là tu sĩ Thích Minh Tuệ

Mấy ngày nay hiện tượng tu sĩ Thích Minh Tuệ bùng nổ dữ dội trên MXH: vì vị tu sĩ bảo rằng mình chỉ là người “tập học”, để cố gắng sống đúng theo lời Phật dạy, không nhận làm thầy hay dạy dỗ bất kỳ ai.

Khi có người xin theo đi bộ về Hà Giang, vị tu sĩ đáp:

– “Nếu thấy an lạc, hạnh phúc thì cứ đi, con không mời cũng không xua đuổi ai cả”.

Hạnh đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh để tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não trần cấu. 13 pháp hạnh đầu đà gồm:

1/ Mặc y phấn tảo

Y phấn tảo là loại y được chắp vá từ nhiều mảnh vải khác nhau.

Đó những miếng vải bó thây người chết sau khi đốt còn sót lại mà người ta vứt bỏ nơi nghĩa địa, bệnh viện,… hay là những loại vải mà chó, chim tha bị rơi trên đường.

Vị hành giả sẽ nhặt các mảnh vải này, giặt giũ sạch sẽ, vá lại thành y để mặc.

Điều này giúp cho người tu không bị lệ thuộc vào sự cúng dường của thí chủ.

2/ Chỉ mặc ba y

Vị hành giả tu hạnh đầu đà chỉ có ba tấm y duy nhất; y lớn đắp bên ngoài, một áo, một quần, còn gọi là thượng y, trung y và hạ y.

Suốt cả một đời tu sĩ, vị hành giả chỉ có ba tấm y đó, khi rách nát thì vá chằng vá đụp đến khi không còn chỗ vá nữa thì mới được thay y mới.

3/ Khất thực để sống

Pháp hạnh đầu đà khất thực để sống tức là phải ôm bát đi khất thực (xin ăn) mà không được đợi thí chủ thỉnh mời đến nhà để cúng dường.

Pháp khất thực mang đến nhiều lợi ích cho vị khất sĩ: tâm trí được rảnh rang, ít phiền não; đoạn trừ tâm cống cao ngã mạn; rèn luyện tính nhẫn nại, chịu đựng sự chê bai của người; đặc biệt là gieo duyên hóa độ chúng sinh được vào trong biển Phật Pháp…

4/ Khất thực theo thứ lớp

Vị hành giả đi khất thực tuần tự từ nhà này đến nhà khác và không bỏ nhà nào, không phân biệt giàu nghèo, không lựa chọn chê bai đồ ăn ngon dở.

5/ Ngồi ăn một lần

Sau khi khất thực, vị hành giả chỉ ngồi ăn một lần trong ngày.

Khi đã đứng dậy thì các Thầy không ăn nữa, kể cả khi ai đến cúng dường thêm.

6/ Ăn bằng bình bát

Như thời Đức Phật tại thế, chư Tăng chỉ ăn những thức ăn đã khất thực trong bình bát.

7/ Không để dành đồ ăn

Đối với Pháp hạnh thứ 7, vị hành giả khi đã ăn xong thì đồ ăn dù còn dư hay được tín chủ cúng dường thêm thì chư Tăng cũng không được để dành cho buổi hôm sau.

Cho nên, quý Thầy khất thực vừa đủ để ăn một bữa.

8/ Sống trong rừng

Rừng là tài sản quý của đất nước cũng là tài sản cực kỳ quý đối với người tu hành.

Rừng còn là nơi yên tĩnh, thanh vắng rất thích hợp cho vị hành giả tham thiền, thúc liễm thân tâm, viễn ly các dục.

Không chỉ vậy, tu tập ở rừng còn giúp vị hành giả đoạn trừ tất cả mọi cấu uế trong tâm và vượt qua những nỗi sợ rắn, rết, các côn trùng độc hại, mưa giông, gió giật.

9/ Ở dưới gốc cây

Hành giả tu tập ở dưới gốc cây.

Tuy nhiên, cứ sau 3 đêm, vị hành giả sẽ phải chuyển sang một chỗ khác để không tham đắm chỗ ngủ tốt.

10/ Ở ngoài trời

Khi chư Tăng thọ nhận hạnh đầu đà thì dù nắng hay mưa, bão bùng, các Thầy cũng tu tập ở ngoài trời mà không tìm chỗ trú.

Nếu tâm có loạn, cảm xúc, cảm thọ nào dấy lên thì phải thanh lý để thanh tịnh tâm.

11/ Ở nghĩa địa

Vị hành giả ở nơi nghĩa địa để chiến đấu với sự sợ hãi và đối diện với các chúng ma.

12/ Nghỉ ở đâu cũng được

Hạnh nghỉ ở đâu cũng được nghĩa là vị hành giả tu hạnh đầu đà rất tùy thuận, không đòi hỏi chỗ nghỉ cho mình.

Chỗ ngủ đó có thể là cạnh đống rơm, gốc cây hay cạnh chuồng trâu đều được.

13/ Không nằm ngủ

Đây là pháp hạnh rất khó vì người tu chỉ ngủ nghỉ bằng cách ngồi ở các tư thế hoặc kiết già, hoặc đi, hoặc đứng nhưng không được đặt lưng xuống đất nằm ngủ.

Bọn nó bám vào thầy để kiếm ăn , tu cũng không xong với bọn này.

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!