Đạo Thiên Chúa có được thiền không?
Nhắc tới thiền, người ta nghĩ ngay tới một phương pháp tu hành của nhà Phật. Từ lâu người đạo Công giáo đã có những khác biệt trong giáo lý với đạo Phật. Chính vì điều này mà nhiều người rất phân vân rằng, liệu người đạo Thiên Chúa có được thiền không? Hay có mắc phải tội lỗi gì khi tin theo phương pháp thiền hay không?
Thiền không áp đặt giáo lý và niềm tin về đạo Phật
Thiền là phương pháp khi con người ngồi tĩnh lặng. Hướng đến sự thanh lọc, bình an, loại bỏ các phiền não, dòng suy nghĩ lo toan trong tâm trí. Từ đó mở chỗ để cho sự tích cực và những hiểu biết mới đi vào cuộc sống. Vốn dĩ không hề chứa trong đó một niềm tin hay giáo lý nào.
Thiền là một tặng phẩm cho nhân loại có từ Phật Giáo. Thiền được y giới và khoa học gia sử dụng để chữa trị bệnh tật. Y học tách Thiền ra khỏi màu sắc tôn giáo để người các tín ngưỡng khác có thể thực hành mà không cảm thấy thiếu thoải mái. Nên dù bất kể người đạo nào, kể cả đạo Thiên Chúa vẫn có thể thiền với mục đích mang lại sức khỏe.
Lợi ích sức khỏe của thiền
Thiền không phải là một hoạt động lãng phí thời gian. Vì thiền mang đến những lợi ích lớn lao với sức khỏe và tâm lý. Đã được khoa học và thực nghiệm chứng minh như sau:
- Cải thiện sự tập trung và trí nhớ. Khi ngồi thiền và làm mọi việc trong trạng thái thiền. Ta sẽ rèn luyện sự tập trung của toàn bộ tâm trí vào hành động, sự vật, sự việc ở giây phút hiện tại.
- Giúp giảm lo âu, mệt mỏi. Cơ thể và tâm trí được tách ra khỏi sự lo toan trong cuộc sống. Từ đó lấy lại cân bằng cơ thể, giảm đi các suy nghĩ tiêu cực. Từ đó giảm lo âu, mệt mỏi.
- Cải thiện giấc ngủ: Rèn luyện sự tập trung trong hơi thở, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Biết cách kiềm chế cảm xúc, nhìn mọi việc sáng suốt. Ngày càng bình tĩnh, khoan thai. Khi não bộ nhận được những nguồn năng lượng tích cực sẽ giúp người thực hành dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Cải thiện sức khỏe. Khi ngồi thiền đúng cách, thở tự nhiên, cơ thể tiêu thụ oxy tuyệt đối hơn. Ta hít vào – thở ra chậm rãi hơn, nhịp tim và huyết áp đều được điều hòa. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp. Quá trình điều hòa tinh thần để giảm căng thẳng cũng giúp ích cho cơ quan tiêu hóa và hệ thần kinh.
- Thiền còn có thể khiến trực giác của chúng ta trở nên nhạy bén. Cảm xúc của bản thân được dung hòa, bình tĩnh hơn.
- Với lợi ích lớn lao như vậy thì người đạo Thiên Chúa có được thiền không?
Người đạo Thiên Chúa khi thiền có gây ra tội xúc phạm Chúa?
Thiền không hề khiến người Thiên Chúa giáo trở nên tội lỗi hay mất đi niềm tin về đạo Chúa vì những lý do sau:
1. Thứ nhất
Có thể thấy thiền là một liệu pháp. Đơn thuần mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần. Chứ không nhuốm màu tôn giáo hay áp đặt sự mê tín dị đoan nào trong đó. Mặc dù thiền được khai sinh ra từ đạo Phật.
Không hề có sự ép buộc, thờ phượng, tôn sùng đức Phật hay bất kì vị thần nào khác khi tham gia thiền. Chỉ đơn giản là tập trung vào chính bản thân mình mà thôi.
Thiền cũng không bắt buộc phải ngồi xếp bằng. Phải rập khuôn, cứng nhắc.
2. Thứ hai
Việc hành thiền không có nghĩa là bạn bỏ đạo, bạn xúc phạm Thiên Chúa hay bạn làm tôi hai chủ. Thiên Chúa là nguồn năng lượng tình yêu, bao dung và nhân từ. Ngài không phải là một lãnh chúa ích kỉ hay đầy bất an mà luôn muốn chiếm đoạt toàn bộ tâm trí của con người. Đặt ra vô vàn quy định để trừng phạt đứa con của mình. Vì cho rằng đứa con ấy không dành cho ngài một tình yêu tuyệt đối. Một niềm tin trên hết mọi sự.
Hay trừng phạt con mình vì dám tò mò đi học một môn học mà không được chính chúa Giê su tạo ra.
Niềm tin của hầu hết chúng ta là cho một ai khác chứ không phải là Thiên Chúa từ nhân, bao dung, trí tuệ và yêu thương vô điều kiện. Đó không phải là đòi hỏi của Thiên Chúa theo bất cứ nghĩa nào. Huống hồ điều đó lại mang đến lợi ích tốt đẹp cho con người về thể chất lẫn tinh thần. Không phải bất cứ điều gì không do chúa Giê su tạo ra thì có nghĩa là bị cấm và tội lỗi.
Giáo hội không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng. Hay chỉ nói những lời của chúa. Giáo hội vẫn còn nhiều điều cứng nhắc. Dường như tạo lên giáo lý với vô số việc cần làm về tội lỗi và trừng phạt. Mà bỏ quên mất điều quan trọng nhất là chuyển hóa tâm thức của con người. Hãy sử dụng trí tuệ của chính mình để niềm tin vào Thiên Chúa là xuất phát từ bản thân bạn.
Mục đích khi Thiên Chúa ban sự sống cho con người không phải để con người thờ phượng, sùng bái ngài. Mà là để trải nghiệm mọi cung bậc của cuộc sống, rồi tự chuyển hóa, thay đổi chính mình trở nên tốt đẹp, đạo đức, vị tha, tử tế, chia sẻ và lạc quan. Khi trở nên tốt đẹp và tích cực chính là lúc bạn đang làm đẹp lòng Chúa. Đang ngày một nên giống cha mình.
Công cuộc cứu chuộc vĩ đại của đức Giê su không phải là để lấy được sự chú ý hay niềm tin tuyệt đối của con người với ngài. Hay để lấy được sự sùng bái trên hết mọi sự của chúng sinh. Nhưng là đến để giúp con người tự chuyển hóa chính mình mà sống một cuộc đời ý nghĩa, lạc quan, trí tuệ. Thoát khỏi tâm lý khổ đau, dằn vặt và thiếu thốn. Bằng các bài giảng, các phương pháp cầu nguyện. Đó là ước muốn và mục đích duy nhất của ngài.
Việc tôn kính, mến yêu, hướng về Thiên Chúa không phải như sự giao tiếp giữa 2 thực thể tách biệt. Như trong hình dung của đa số con người với nhận thức hạn hẹp. Mà Thiên Chúa ở ngay trong chính bạn. Chúng ta chính là đền thờ của Chúa. Và sự chuyển hóa bản thân trở nên tốt đẹp, tích cực, trí tuệ, đạo đức, chính là sự yêu mến, tôn kính đúng đắn nhất mà chúng ta cần chú tâm vào. Đó mới là lúc chúa Giê su thành công trong việc cứu rỗi được bạn.
Và nếu thiền định có thể giúp con người được ngày càng trở nên lạc quan, tiến hóa, đạo đức, bao dung, trí tuệ. Thì đó là phương pháp vô cùng tốt đẹp. Làm đẹp lòng Giê su. Đẹp lòng Thiên Chúa. Vì đã thực hiện được mong muốn cốt lõi trong công cuộc của Giê su.
Bạn hãy loại bỏ cái sợ hãi mà con người tự tạo ra bấy lâu nay. Sự sợ hãi đôi lúc sẽ khiến bạn mất đi cơ hội có được những hiểu biết tốt đẹp hơn. Không phải bất cứ thứ gì không thuộc đạo Công giáo, không phải do đức Giê su tạo ra thì đều là ma quỷ, là sự cám dỗ. Là mất đi đức tin với Thiên Chúa.
Niềm tin từ sự sợ hãi chưa bao giờ là một niềm tin chân thành cả.
Khi tâm trí bạn mở ra, bạn có những hiểu biết phù hợp. Không những vì biết được những những chân trời kiến thức mới, những chân lý của sự sống. Bạn còn trở nên tin và yêu Thiên Chúa với một niềm tin chân thành hơn. Thậm chí mạnh mẽ hơn. Không còn là niềm tin sáo rỗng. Niềm tin áp đặt bởi người khác. Nhưng là niềm tin xuất phát từ trí tuệ, từ tâm hồn và trái tim bạn với Thiên Chúa.
Việc trở về với tĩnh lặng trong thiền đôi lúc có thể khiến bạn có được những kết nối với Thiên Chúa. Mở ra những hiểu biết mới. Để bạn có một niềm tin vào Thiên Chúa một cách đúng đắn hơn.
Vì thực tế là, không ít giáo dân đến với nhà thờ, làm đủ các nghi lễ chỉ vì hình thức, với trái tim sáo rỗng. Vì lo sợ không hoàn thành sẽ bị trừng phạt. Hay cầu xin tiền tài, danh vọng, một thiên đường mơ hồ.
Chính bản thân không thể nhờ niềm tin tôn giáo mà thay đổi cái bản tính tham lam, ghen tị, tranh đấu, sốc nổi, mưu mô, ích kỉ, đớn hèn, oán trách, đổ lỗi, tự dằn vặt, khổ đau,… Thì vốn dĩ, sự chăm chỉ này chẳng có nhiều ý nghĩa. Và đó không phải là điều có thể thực sự làm đẹp lòng Chúa.
3. Lý do thứ 3 việc người đạo Thiên Chúa thiền thì không mang tội
Việc hành thiền cũng có sự tương đồng với những giờ cầu nguyện, những giờ khắc tĩnh tâm của bất cứ tôn giáo nào. Trong kinh thánh có nhắc về việc chúa Giê su lên núi, vào sa mạc, tách mình để cầu nguyện. Ngài cũng cần có những khoảng thời gian ra khỏi những bất ổn của cuộc sống trần thực, để tập trung cho tâm hồn, cho phần linh hồn.
Trở về với Chúa, nuôi dưỡng linh hồn không phải chỉ có thể thực hiện ở nơi nhà thờ, nhà thánh. Để được ghi nhận mà được vào thiên dường. Mà chính là việc chú ý vào chính suy nghĩ, cơ thể mình để hiểu về bản thân. Nơi đền thờ của Chúa. Và thiền chính là một trong những phương pháp hữu ích cho việc này.
Hình thức cầu nguyện khi có sự tập trung tâm trí vào từng câu từ. Không miên man bởi dòng suy nghĩ cũng có thể xem là sự cầu nguyện trong chánh niệm. (Tức là chú tâm vào giây phút hiện tại và nhận thức rõ điều gì đang xảy ra). Cầu nguyện là nét đẹp mà tôn giáo nào cũng có và vô cùng thiết yếu. Sự tĩnh lặng và tập trung với lời cầu nguyện là cần thiết để đem lại sức mạnh và những ích lợi vô hình cũng như hữu hình cho người cầu nguyện. (Đọc thêm về Điều kì diệu của thiền tại đây).
Thiền chỉ là tên gọi cho sự tĩnh tâm. Vậy nên mới có những hình thức thiền khác nhau như thiền đi, thiền vẽ, thiền nằm,… Trạng thái ý thức về thực tại. Trạng thái tự nhìn thấy được những suy nghĩ quá độ, lo toan, những ý nghĩ vô thức và buông bỏ được chúng là mục đích duy nhất của việc thiền. Dù cho bạn có làm điều đó bằng hình thức nào đi chăng nữa. Có thể rất nhiều người đạo Thiên Chúa đang thiền mà gọi nó bằng tên gọi khác mà thôi.
Tóm lại đạo Thiên Chúa có được thiền không?
Thiền là một phương pháp tốt cho sức khỏe và tinh thần. Việc hành thiền không khiến bạn mất đi niềm tin tôn giáo đang có hay trở nên tội lỗi. Hơn thế, thiền còn giúp bạn có niềm tin tích cực hơn về tâm linh, nuôi dưỡng tâm hồn. Về lâu dài có thể giúp củng cố đức tin một cách đúng đắn và chân thật hơn. Vậy nên người đạo Thiên Chúa có thể thiền mà không hề ảnh hưởng gì đến niềm tin tôn giáo.
Thiền là một phương pháp giúp bạn có được sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra còn có thể khiến bạn kiểm soát được suy nghĩ của mình trong cuộc sống. Trở nên nhạy bén và có những cảm xúc tích cực hơn. Từ đó, giúp bạn ôn nhu, bình tĩnh và kiểm soát chính mình.
Thay vì mâu thuẫn, dìm dạt nhau vì những khác biệt trong tôn giáo. Thì tại sao chúng ta không biết mở rộng trái tim bao dung mà yêu thương nhau. Chẳng có đấng anh minh vĩ đại nào muốn con người hiềm khích, ghét bỏ nhau cả.
Mỗi tôn giáo có những cái hay, cái tích cực có thể bổ sung cho nhau. Không có giáo lý tôn giáo nào là hoàn toàn hoàn hảo. Vậy tại sao chúng ta không dám bỏ đi cái sợ hãi vô căn cứ nào đó để tìm hiểu lẫn nhau. Học lấy cái hay của nhau, tránh cái dở cho nhau. Bỏ đi cái quan điểm đạo này là tốt đẹp hơn, còn đạo khác thì thua kém hơn. Đạo lý nào khiến bạn có thể sống một cuộc sống an vui. Đạo lý nào khiến bạn biết sống yêu thương, chan hòa với những người xung. Giúp bạn có cả sức khỏe cho tinh thần, sự khỏe mạnh cho thể chất. Thì những điều đó thật sự đều đáng quý.
Hy vọng những lý giải trên đây đã giúp bạn thấu suốt cho thắc mắc rằng người đạo Thiên Chúa có được thiền không?
Chúc bạn có đức tin với Chúa bởi chính nội lực bản thân. Chứ không tin Chúa chỉ vì sợ hãi, hay chỉ là thói quen hình thức và sáo rỗng!