Cậu bé mù và câu chuyện biết ơn cuộc sống
Một đứa bé trai bị mù, ngồi bên lề đường, với một cái nón đặt gần chân nó. Nó dựng một tấm bảng có ghi: “Tôi bị mù, xin giúp tôi”. Trong cái nón của nó, lúc đó chỉ có thưa thớt một vài đồng bạc cắc. Một người đàn ông đi qua. Ông ta thò tay vào túi, lấy ra vài đồng bạc rồi thả vào cái nón.
Một đứa bé trai bị mù, ngồi bên lề đường, với một cái nón đặt gần chân nó. Nó dựng một tấm bảng có ghi: “Tôi bị mù, xin giúp tôi”. Trong cái nón của nó, lúc đó chỉ có thưa thớt một vài đồng bạc cắc. Một người đàn ông đi qua. Ông ta thò tay vào túi, lấy ra vài đồng bạc rồi thả vào cái nón. Sau đó, ông với tay lấy cái bảng, xoay mặt sau ra phía trước và ghi một vài chữ lên đó. Ông để tấm bảng lại chỗ cũ để những ai qua lại có thể đọc được hàng chữ mới ông vừa viết lên đó.
Sau đó cái nón của đứa bé mù bắt đầu có nhiều tiền. Bây giờ, có nhiều người hơn hồi sáng cho tiền đứa bé mù này. Buổi chiều hôm ấy, người đàn ông kia quay trở lại tìm đứa bé để xem tình hình ra sao. Đứa bé mù nhận ra bước chân của người đàn ông này và hỏi: “Có phải chính ông đã đổi những hàng chữ trên tấm bảng này ? Ông đã viết gì trên tấm bảng vậy ?”
Người đàn ông bèn đáp: “Chú chỉ ghi ra sự thật mà thôi. Những gì chú ghi ra trên tấm bảng cũng giống như câu cháu đã ghi, nhưng chỉ theo một cách thức khác thôi”.
Người đàn ông đã viết trên tấm bảng như sau: “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng tôi không thấy được”.
Bạn có nghĩ rằng hàng chữ của đứa bé và hàng chữ của người đàn ông có cùng nói lên một điều không ? Dĩ nhiên, cả hai hàng chữ đều cho người ta biết cậu bé bị mù. Nhưng hàng chữ thứ nhất chỉ nói rằng đứa bé bị mù, vậy thôi. Nhưng hàng chữ thứ hai nói với mọi người rằng họ thật là may mắn bởi vì họ không bị mù.
Rõ ràng, cùng một sự việc nhưng tùy vào cách diễn đạt của bạn truyền tải đến cho người khác, khiến họ có phản ứng khác nhau, họ có thể cảm thấy muốn chia sẻ, thông cảm với bạn hoặc ngược lại cảm thấy nhàm chán ! “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau !”