Trong một giảng đường đại học, một giảng viên say sưa giảng bài về môn triết học. Vốn là người theo chủ nghĩa vô thần, ông nói một câu quen thuộc như bao kẻ vô thần khác: “Chết là hết, đời người chúng ta vốn chỉ có thế, chẳng có gì gọi là đời sau cả. Các tôn giáo chẳng qua cũng chỉ là những mê tín theo kiều cao cấp mà thôi…”
Vài tiếng xì xào trong lớp rộn lên. Thầy giáo lại tiếp lời: “Các bạn không thấy điều đó là hợp lý ở thời đại này sao?”
Tiếng bàn tán phía dưới càng lớn hơn nữa. Một cánh tay giơ lên.
– “Em có ý kiến gì?” Thầy giáo nói.
– “Dạ em chỉ muốn nói là: Thầy nên nói rõ đó chỉ là suy nghĩ và quan điểm của riêng thầy”.
– “Ý em là sao? Em có quan điểm khác ư?”
– “Dạ đương nhiên rồi ạ, không chỉ riêng em mà em nghĩ có nhiều người khác trong lớp có quan điểm khác nữa ạ.”
– “Trong lớp có ai có quan điểm khác điều thầy vừa nói?” giảng viên hỏi.
Khoảng hơn một nửa số sinh viên giơ tay lên.
– “Có lẽ các em đang theo tôn giáo nào đúng không? Các em biết đấy niềm tin tôn giáo đang giảm sút rất nhanh, có lẽ ngày càng có nhiều người nhận ra rằng niềm tin của họ có vấn đề. Em theo tôn giáo nào?”
– “Dạ em là người Công Giáo” chàng sinh viên đáp.
– “Trong lớp có ai theo Công Giáo nữa không?” giảng viên hỏi.
– Chỉ còn khoảng 10 cánh tay giơ lên trong số gần 100 sinh viên.
– “Các em đồng tình với quan điểm của bạn này chứ”
– “Dạ tất nhiên rồi ạ.” Nhóm sinh viên giơ tay trả lời.
– “Được! Nếu hôm nay ai trong số các em có thể chứng minh cho tôi và những người khác thấy có Thiên Chúa thật sự? Còn bản thân tôi, tôi thấy quá nhiều điều để chứng minh Thiên Chúa hoàn toàn không tồn tại. Các em biết đấy, chẳng ai nhìn thấy Thiên Chúa bao giờ cả.” Một vài tiếng cười khúc khích cất lên phía dưới lớp.
– “Thầy không tin những gì thầy không nhìn thấy sao?” Bạn sinh viên trả lời.
– Thường thì như thế, nhưng có những thứ tuy không thấy nhưng chúng ta cảm thấy hoặc ít nhất chứng minh bằng một vài lập luận.
– Em đang định dẫn tôi vào cuộc tranh luận của một giáo sư đại học với một sinh viên và sau đó vị giáo sư bị kết luận là không có não vì trước đó giáo sư nói rằng không tin những gì không nhìn thấy sao? Tôi biết câu chuyện đó nhưng với tôi nó không hề thuyết phục. Ai cho tôi một minh chứng tốt hơn.
– “Được em sẵn sàng việc này nhưng có điều…”
– “Điều gì em cứ nói”, giảng viên nói.
– “Nó rất mất thời gian. Ít nhất phải từ giờ đến chiều.”
– “Từ giờ tới chiều để có thể thấy được Thiên Chúa thật sự tồn tại ư, thế thì quá ngắn, tôi cho em tới tối.” Phía dưới, mấy sinh viên cười phá lên.
– “Nhưng thầy phải theo dõi thật kỹ và không bỏ sót bất cứ thời khắc nào mới được.”
– “Được! tôi đồng ý.”
– “Trong lớp ai muốn biết thì có thể ở lại, ai không quan tâm có thể ra về khi hết giờ lớp. Giờ em có thể bắt đầu được rồi.”
Chàng sinh viên lấy trong cặp ra một tờ giấy đưa cho giảng viên.
– Thầy có thể vo tròn tờ giấy này giúp em được không?
– “Ý em là gì? À mà thôi tôi sẽ làm, vì điều này không phải vấn đề gì khó. Đây tờ giấy của em đã tròn rồi đây.”
– “Thầy cứ để nó trên bàn cho mọi người cùng thấy.”
– “Ok rất đơn giản thế thôi sao”. Giảng viên đặt nó lên bàn.
– “Tiếp theo là gì?”
– “Thầy có thể vo trong một tờ giấy khác như vậy không?”
– “Đương nhiên là được rồi. Em muốn bao nhiêu cũng được”. Tiếng cười phía dưới lớn hơn.
– “Em chỉ cần một cục giấy vo như tờ kia thôi.”
– “Được rồi. Em đưa giấy đây”. Giảng viên nói:
– “Không! lần này thì không có giấy ạ.”
– “Ý em là sao? Vo bằng thứ khác à.”
– “Không ý em là vo một cục như thế nhưng không cần đến giấy hay thứ gì khác ấy.”
– “Em đùa đấy à, ý em là gì, vo một cục giấy nhưng lại không có giấy ? Em đùa tôi đấy à.”
Cả lớp bỗng chăm chú hơn vào cuộc đối thoại.
– “Không có giấy thì làm thế nào được” – thầy giáo đáp.
– “Vậy là phải có giấy phải không ạ.”
– “Đương nhiên rồi.”
– “Vậy đây”. Chàng sinh viên lấy thêm một tờ giấy đưa cho giảng viên, và giảng viên vo tròn như cục thứ nhất.
– “Thầy hãy đặt nó bên cạnh cục giấy vo tròn thứ nhất kia.”
– “Ok. Điều này thì đơn giản. Dứt cuộc em muốn nói điều gì?”
– “Thì em đã nói việc này rất mất thời gian mà. Mới có 10 phút thôi thầy đã nóng vội thế thì không thấy được Thiên Chúa đâu.”
– “Ok! được rồi, em cứ tiếp tục. Tôi ngồi đến tối cũng được chỉ để xem em chứng minh Thiên Chúa hiện hữu dù tôi không nhìn thấy.”
Chàng sinh viên đáp: “Chỉ cần thầy đủ kiên nhẫn em nghĩ thầy sẽ cảm thấy điều đó.”
Chàng sinh viên lấy tiếp một tờ giấy đưa cho giảng viên.
– “Em định bảo tôi vo tiếp tờ giấy này sao?”
– “Dạ không em chỉ cần thầy đặt nó bên cạnh hai cục giấy vo tròn kia thôi ạ!”
– “Ok. Rồi sao nữa?”
– “Dạ giờ thì thầy cứ chú ý trên bàn, cố gắng đừng rời mắt khỏ 3 thứ đó nhé.”
Cả lớp chăm chăm nhìn 3 thứ trên mặt bàn. 10 phút, 20 phút trôi qua trong tĩnh lặng mà chẳng có gì lạ xảy ra, một vài người cảm thấy hơi nản. Rồi 1 giờ, 2 giờ trôi qua vẫn thế, một vài người không thể kiên nhẫn đứng dậy ra về. Rồi 4 giờ đồng hồ qua đi mà vẫn thế.
– “Giảng viên cất lời điều gì sẽ xảy ra?”
Chàng sinh viên đáp: “Tờ giấy kia sẽ vo tròn như hai tờ trước.”
Một vài tiếng phàn nàn phía dưới.
– “Tự nó vo tròn lại sao”, giảng viên hỏi:
– “Dạ, chắc là thế”- sinh viên trả lời.
Giảng viên và một số người nghĩ chắc cậu này tính để lâu giờ rồi nhằm lúc không ai để ý vo viên giấy hay làm trò ảo thuật gì đó và nói rằng Chúa làm để chứng minh.
Trời xế chiều, trong lớp chỉ còn mấy bạn Công giáo, giảng viên và hai sinh viên tò mò vừa theo dõi vừa cười để ủng hộ giảng viên.
Vừa mệt vừa đói giảng viên bắt đầu cảm thấy khó chịu, khi gần như không chịu được nữa liền cất lời.
– “Dứt cuộc là gì?”
Chàng sinh viên vẫn bình thản và trả lời: “Theo Thầy thì chúng ta sẽ ngồi mất bao lâu để nhìn thấy tờ giấy này sẽ tự tròn như hai tờ giấy kia.”
Ông thầy ngạc nhiên đáp: “Em có vấn đề gì không. Tôi tưởng em sẽ làm gì hay Thiên Chúa của em sẽ làm cho tờ giấy này vo tròn như hai tờ giấy kia. Còn ngồi không thế này thì làm gì có cái chuyện như em nghĩ.”
– “Thầy có chắc nó sẽ không tròn nếu không có ai vo lại không?”
– “Điều này thì đương nhiên rồi, ai chẳng chắc chắn là như thế.”
Chàng sinh viên tiếp lời: “Thầy thấy đấy một việc đơn giản là vo tròn một tờ giấy cho nó tròn như thầy làm mà vẫn phải có một ai đó làm, và khi thầy làm thầy vẫn cần phải có một tờ giấy. Thế mà với vũ trụ, trái đất, con người và bất cứ điều gì hiện hữu mà thầy vẫn thấy niềm tin vô thần của thầy lại chấp nhận rằng chúng tự có. Thầy có thấy điều đó phi lý hơn rất nhiều so với việc tin rằng có một Đấng nào đó cao siêu dựng nên không?”
Chàng sinh viên tiếp lời: “Thầy nghĩ rằng tờ giấy kia phải có người vo nó mới tròn trong khi vũ trụ thầy lại nghĩ tự nó có, kể ra niềm tin của thầy cũng phi lý lắm chứ.”
– “Thầy biết đấy, em không thể cho thầy thấy Thiên Chúa và không biết thầy có cảm thấy không, nhưng em chỉ chứng minh được chủ trương vô thần của thầy có vấn đề. Và khi điều ấy có vấn đề thì điều trái ngược tức là quan điểm hữu thần lại có lý. Và niềm tin của chúng em nơi việc này là có Thiên Chúa sau những gì chúng ta thấy bằng mắt ít nhất là như vậy.”
Nghe xong câu đó, cả giảng viên và hai sinh viên ngồi lại cổ vũ chẳng nói thêm gì. Tuy rằng điều họ vừa nghe họ chưa hiểu hết, nhưng rõ ràng họ thấy suy nghĩ mọi khi của họ có cái gì đó không ổn. Cuộc tranh luận kết thúc khi giảng viên không nói thêm gì và hẹn khi khác sẽ trao đổi thêm. Sau khi kết thúc, chàng sinh viên quyết định mời mọi người có mặt cùng đi ăn tối.
Vài tiếng xì xào trong lớp rộn lên. Thầy giáo lại tiếp lời: “Các bạn không thấy điều đó là hợp lý ở thời đại này sao?”
Tiếng bàn tán phía dưới càng lớn hơn nữa. Một cánh tay giơ lên.
– “Em có ý kiến gì?” Thầy giáo nói.
– “Dạ em chỉ muốn nói là: Thầy nên nói rõ đó chỉ là suy nghĩ và quan điểm của riêng thầy”.
– “Ý em là sao? Em có quan điểm khác ư?”
– “Dạ đương nhiên rồi ạ, không chỉ riêng em mà em nghĩ có nhiều người khác trong lớp có quan điểm khác nữa ạ.”
– “Trong lớp có ai có quan điểm khác điều thầy vừa nói?” giảng viên hỏi.
Khoảng hơn một nửa số sinh viên giơ tay lên.
– “Có lẽ các em đang theo tôn giáo nào đúng không? Các em biết đấy niềm tin tôn giáo đang giảm sút rất nhanh, có lẽ ngày càng có nhiều người nhận ra rằng niềm tin của họ có vấn đề. Em theo tôn giáo nào?”
– “Dạ em là người Công Giáo” chàng sinh viên đáp.
– “Trong lớp có ai theo Công Giáo nữa không?” giảng viên hỏi.
– Chỉ còn khoảng 10 cánh tay giơ lên trong số gần 100 sinh viên.
– “Các em đồng tình với quan điểm của bạn này chứ”
– “Dạ tất nhiên rồi ạ.” Nhóm sinh viên giơ tay trả lời.
– “Được! Nếu hôm nay ai trong số các em có thể chứng minh cho tôi và những người khác thấy có Thiên Chúa thật sự? Còn bản thân tôi, tôi thấy quá nhiều điều để chứng minh Thiên Chúa hoàn toàn không tồn tại. Các em biết đấy, chẳng ai nhìn thấy Thiên Chúa bao giờ cả.” Một vài tiếng cười khúc khích cất lên phía dưới lớp.
– “Thầy không tin những gì thầy không nhìn thấy sao?” Bạn sinh viên trả lời.
– Thường thì như thế, nhưng có những thứ tuy không thấy nhưng chúng ta cảm thấy hoặc ít nhất chứng minh bằng một vài lập luận.
– Em đang định dẫn tôi vào cuộc tranh luận của một giáo sư đại học với một sinh viên và sau đó vị giáo sư bị kết luận là không có não vì trước đó giáo sư nói rằng không tin những gì không nhìn thấy sao? Tôi biết câu chuyện đó nhưng với tôi nó không hề thuyết phục. Ai cho tôi một minh chứng tốt hơn.
– “Được em sẵn sàng việc này nhưng có điều…”
– “Điều gì em cứ nói”, giảng viên nói.
– “Nó rất mất thời gian. Ít nhất phải từ giờ đến chiều.”
– “Từ giờ tới chiều để có thể thấy được Thiên Chúa thật sự tồn tại ư, thế thì quá ngắn, tôi cho em tới tối.” Phía dưới, mấy sinh viên cười phá lên.
– “Nhưng thầy phải theo dõi thật kỹ và không bỏ sót bất cứ thời khắc nào mới được.”
– “Được! tôi đồng ý.”
– “Trong lớp ai muốn biết thì có thể ở lại, ai không quan tâm có thể ra về khi hết giờ lớp. Giờ em có thể bắt đầu được rồi.”
Chàng sinh viên lấy trong cặp ra một tờ giấy đưa cho giảng viên.
– Thầy có thể vo tròn tờ giấy này giúp em được không?
– “Ý em là gì? À mà thôi tôi sẽ làm, vì điều này không phải vấn đề gì khó. Đây tờ giấy của em đã tròn rồi đây.”
– “Thầy cứ để nó trên bàn cho mọi người cùng thấy.”
– “Ok rất đơn giản thế thôi sao”. Giảng viên đặt nó lên bàn.
– “Tiếp theo là gì?”
– “Thầy có thể vo trong một tờ giấy khác như vậy không?”
– “Đương nhiên là được rồi. Em muốn bao nhiêu cũng được”. Tiếng cười phía dưới lớn hơn.
– “Em chỉ cần một cục giấy vo như tờ kia thôi.”
– “Được rồi. Em đưa giấy đây”. Giảng viên nói:
– “Không! lần này thì không có giấy ạ.”
– “Ý em là sao? Vo bằng thứ khác à.”
– “Không ý em là vo một cục như thế nhưng không cần đến giấy hay thứ gì khác ấy.”
– “Em đùa đấy à, ý em là gì, vo một cục giấy nhưng lại không có giấy ? Em đùa tôi đấy à.”
Cả lớp bỗng chăm chú hơn vào cuộc đối thoại.
– “Không có giấy thì làm thế nào được” – thầy giáo đáp.
– “Vậy là phải có giấy phải không ạ.”
– “Đương nhiên rồi.”
– “Vậy đây”. Chàng sinh viên lấy thêm một tờ giấy đưa cho giảng viên, và giảng viên vo tròn như cục thứ nhất.
– “Thầy hãy đặt nó bên cạnh cục giấy vo tròn thứ nhất kia.”
– “Ok. Điều này thì đơn giản. Dứt cuộc em muốn nói điều gì?”
– “Thì em đã nói việc này rất mất thời gian mà. Mới có 10 phút thôi thầy đã nóng vội thế thì không thấy được Thiên Chúa đâu.”
– “Ok! được rồi, em cứ tiếp tục. Tôi ngồi đến tối cũng được chỉ để xem em chứng minh Thiên Chúa hiện hữu dù tôi không nhìn thấy.”
Chàng sinh viên đáp: “Chỉ cần thầy đủ kiên nhẫn em nghĩ thầy sẽ cảm thấy điều đó.”
Chàng sinh viên lấy tiếp một tờ giấy đưa cho giảng viên.
– “Em định bảo tôi vo tiếp tờ giấy này sao?”
– “Dạ không em chỉ cần thầy đặt nó bên cạnh hai cục giấy vo tròn kia thôi ạ!”
– “Ok. Rồi sao nữa?”
– “Dạ giờ thì thầy cứ chú ý trên bàn, cố gắng đừng rời mắt khỏ 3 thứ đó nhé.”
Cả lớp chăm chăm nhìn 3 thứ trên mặt bàn. 10 phút, 20 phút trôi qua trong tĩnh lặng mà chẳng có gì lạ xảy ra, một vài người cảm thấy hơi nản. Rồi 1 giờ, 2 giờ trôi qua vẫn thế, một vài người không thể kiên nhẫn đứng dậy ra về. Rồi 4 giờ đồng hồ qua đi mà vẫn thế.
– “Giảng viên cất lời điều gì sẽ xảy ra?”
Chàng sinh viên đáp: “Tờ giấy kia sẽ vo tròn như hai tờ trước.”
Một vài tiếng phàn nàn phía dưới.
– “Tự nó vo tròn lại sao”, giảng viên hỏi:
– “Dạ, chắc là thế”- sinh viên trả lời.
Giảng viên và một số người nghĩ chắc cậu này tính để lâu giờ rồi nhằm lúc không ai để ý vo viên giấy hay làm trò ảo thuật gì đó và nói rằng Chúa làm để chứng minh.
Trời xế chiều, trong lớp chỉ còn mấy bạn Công giáo, giảng viên và hai sinh viên tò mò vừa theo dõi vừa cười để ủng hộ giảng viên.
Vừa mệt vừa đói giảng viên bắt đầu cảm thấy khó chịu, khi gần như không chịu được nữa liền cất lời.
– “Dứt cuộc là gì?”
Chàng sinh viên vẫn bình thản và trả lời: “Theo Thầy thì chúng ta sẽ ngồi mất bao lâu để nhìn thấy tờ giấy này sẽ tự tròn như hai tờ giấy kia.”
Ông thầy ngạc nhiên đáp: “Em có vấn đề gì không. Tôi tưởng em sẽ làm gì hay Thiên Chúa của em sẽ làm cho tờ giấy này vo tròn như hai tờ giấy kia. Còn ngồi không thế này thì làm gì có cái chuyện như em nghĩ.”
– “Thầy có chắc nó sẽ không tròn nếu không có ai vo lại không?”
– “Điều này thì đương nhiên rồi, ai chẳng chắc chắn là như thế.”
Chàng sinh viên tiếp lời: “Thầy thấy đấy một việc đơn giản là vo tròn một tờ giấy cho nó tròn như thầy làm mà vẫn phải có một ai đó làm, và khi thầy làm thầy vẫn cần phải có một tờ giấy. Thế mà với vũ trụ, trái đất, con người và bất cứ điều gì hiện hữu mà thầy vẫn thấy niềm tin vô thần của thầy lại chấp nhận rằng chúng tự có. Thầy có thấy điều đó phi lý hơn rất nhiều so với việc tin rằng có một Đấng nào đó cao siêu dựng nên không?”
Chàng sinh viên tiếp lời: “Thầy nghĩ rằng tờ giấy kia phải có người vo nó mới tròn trong khi vũ trụ thầy lại nghĩ tự nó có, kể ra niềm tin của thầy cũng phi lý lắm chứ.”
– “Thầy biết đấy, em không thể cho thầy thấy Thiên Chúa và không biết thầy có cảm thấy không, nhưng em chỉ chứng minh được chủ trương vô thần của thầy có vấn đề. Và khi điều ấy có vấn đề thì điều trái ngược tức là quan điểm hữu thần lại có lý. Và niềm tin của chúng em nơi việc này là có Thiên Chúa sau những gì chúng ta thấy bằng mắt ít nhất là như vậy.”
Nghe xong câu đó, cả giảng viên và hai sinh viên ngồi lại cổ vũ chẳng nói thêm gì. Tuy rằng điều họ vừa nghe họ chưa hiểu hết, nhưng rõ ràng họ thấy suy nghĩ mọi khi của họ có cái gì đó không ổn. Cuộc tranh luận kết thúc khi giảng viên không nói thêm gì và hẹn khi khác sẽ trao đổi thêm. Sau khi kết thúc, chàng sinh viên quyết định mời mọi người có mặt cùng đi ăn tối.
Tác giả: Dom Bùi Lữ 05/04/2023