Kỹ năng sống

GIẢNG DẬY BẰNG GƯƠNG MẪU

GIẢNG DẬY BẰNG GƯƠNG MẪU

Có lẽ nhiều người không biết đến tên Juan Romero, nhưng hàng triệu người còn nhớ tấm hình của anh được xuất hiện trên hàng ngàn tờ tuần san, nhật báo và các đoạn phim ngắn trên toàn thế giới.

Juan Romero là một chú bồi phòng 17 tuổi trong y phục trắng quỳ trên sàn nhà, tay đỡ lấy đầu của TNS Robert Kennedy ngay sau khi ông bị ám sát vào năm 1968.

Trong lòng bàn tay của TNS Kennedy người ta thấy có chuỗi Mai Khôi. Đó là xâu chuỗi mà Juan đã lấy trong túi và đặt vào tay thượng nghị sĩ khi anh quỳ bên cạnh ông.

Ba mươi năm sau, nhân ngày giỗ TNS Kennedy vào năm 1998, cả hai tuần báo Times và Newsweek đều in lại tấm hình này và kể lại câu chuyện của anh Juan.

Buổi tối hôm trước, Juan thu dọn các khay thực phẩm còn sót lại từ đêm qua vì anh được vinh dự phục vụ căn phòng mà TNS Kennedy ở trong khách sạn.

Khi Juan bước vào phòng, TNS Kennedy bắt tay anh một cách thân mật. Sau này Juan kể lại, “Lúc ấy tôi không còn cảm thấy mình là một chú bồi phòng… Tôi cũng không thấy mình chỉ là một thiếu niên 17 tuổi. Tôi thấy mình là một con người.” Juan rất ngưỡng mộ TNS Kennedy đến độ anh ghim tấm hình của thượng nghị sĩ ngay bên cạnh tượng thánh giá ở trên tường. Juan ngưỡng mộ TNS Kennedy vì ông là một người Công Giáo, một người lưu tâm đến gia đình, và là người đã khen ngợi các người Mễ chăm chỉ làm việc.

Làm thế nào Juan lại ở bên cạnh TNS Kennedy khi ông ta bị bắn?

Khi Juan được biết sau cuộc vận động tranh cử tổng thống ở mặt tiền khách sạn chấm dứt, TNS Kennedy và bà vợ Ethel cùng với các thân hữu và các vệ sĩ sẽ đi ra khỏi khách sạn bằng lối nhà bếp.

Với hy vọng sẽ được bắt tay vị anh hùng một lần nữa, Juan đứng đợi trên đường đến nhà bếp. Khi TNS Kennedy đi ngang qua, Juan đã bắt tay ông một lần nữa. Ngay khi đó, Juan cảm thấy một luồng khí nóng sát ngay cạnh đầu. Đó là từ cây súng đã giết chết TNS Kennedy.

Ngày hôm sau, tấm hình anh Juan quỳ trên sàn, tay đỡ lấy đầu TNS Kennedy xuất hiện trong các đoạn phim và có thể nói trên mọi tờ báo lớn ở trong nước.

Độc giả ở khắp nơi đều xúc động trước hình ảnh này. Các thông tín viên săn đuổi anh Juan và viết bài phỏng vấn. Ngay cả có người đề nghị cấp học bổng đại học cho anh để đổi lấy câu chuyện độc đáo cho riêng mình.

Nhưng Juan từ chối. Anh nói rằng, cha anh từng bảo với anh rằng thật chẳng vinh dự gì khi được lợi ích từ sự đau khổ của người khác. Do đó Juan từ bỏ cơ hội để được nổi tiếng và quyết định noi gương vị anh hùng của mình bằng sự chăm chỉ làm việc, vinh danh Thiên Chúa, và lo lắng cho gia đình.

Ngày nay, Juan có bốn người con và bốn đứa cháu. Ông làm việc trong một công ty làm lề đường, lái xe tải và rải nhựa đường.

Ông và gia đình sẵn sàng chia sẻ căn nhà của họ cho những người di dân từ Mễ Tây Cơ, là những người cần sự giúp đỡ ban đầu.

Điều này đưa chúng ta trở về với bài Phúc Âm hôm nay và lời hứa của Chúa Giêsu: Ai giữ và dậy người khác tuân giữ các giới răn của Ta, họ sẽ nên cao trọng trong Nước Thiên Chúa.

Juan Romero đã giữ các giới răn và, qua đời sống gương mẫu, ông đã cũng đã dậy người khác làm như vậy.

Trước khi minh hoạ cách ông thi hành điều này, chúng ta cần biết về TNS Kennedy. Cũng giống như mọi người chúng ta, ông cũng có ưu và khuyết điểm trong đời sống.

Một trong những ưu điểm của thượng nghị sĩ Kennedy là ông có thể khích lệ và linh hứng giới trẻ thuộc mọi thành phần.

Thí dụ, trước khi ông bị ám sát, TNS Kennedy đã đến nói chuyện với các học sinh trung học ở trung tâm Pine Ridge Reservation ở South Dakota. Sau cuộc thăm viếng này, một thiếu nữ da đỏ cho biết: Ông đã làm chúng tôi cảm thấy hãnh diện về dòng giống chúng tôi, chứ không phải xấu hổ. Trong ánh nhìn xa xăm của các học sinh chung quanh tôi, một số đứa nhìn ông thấy kính sợ, đứa khác thấy hy vọng, đứa khác thấy đức tin… Chúng tôi biết rằng ông để ý đến chúng tôi.

Đó là ưu điểm của TNS Kennedy mà nó đã linh hứng ông Juan.

Chúng ta hãy thử nhìn xem làm thế nào qua gương mẫu đời sống, bây giờ đến lượt ông Juan linh hứng người khác.

Một trong những nguồn linh hứng người khác là tượng thánh giá và tấm ảnh của TNS Kennedy treo trên tường phòng ngủ của Juan.

Có bao nhiêu người Công Giáo ngày nay treo tượng thánh giá ở trong phòng để nhớ đến những gì Chúa Giêsu đã làm cho họ?

Tôi biết có lẽ sẽ nhiều người nói rằng, “Ba mươi năm trước thì người Công Giáo còn làm như vậy, chứ ngày nay thì có ai?”

Một năm trước đây, tôi cũng nói như vậy, nhưng một ngày kia, có một người cha cô độc đến với tôi và nói, “Thưa cha, con có câu chuyện muốn chia sẻ với cha. Tuần qua con đến thăm thằng con trai. Như cha biết, nó được học bổng đầy đủ của một trường đại học nổi tiếng ngoài đời ở miền đông. Con cũng hãnh diện là nó được bầu làm chủ tịch của lớp. Nhưng điều làm con thực sự xúc động, và hãnh diện hơn nữa về nó là khi con bước vào phòng của nó. Ở trên tường ngay trên đầu giường là một tượng thánh giá. Cạnh đó là tấm hình của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mà nó đã cắt từ tờ báo.

Khi người cha kể cho tôi nghe câu chuyện này, tôi nghĩ ngay đến tấm gương của Juan Romero. Nhưng chúng ta hãy đi sang các tấm gương khác.

Nhiều người tín hữu Kitô ngày nay mang tràng hạt trong túi áo, cũng giống như ông Juan. Nhưng có bao nhiêu người sáng suốt đủ để đặt xâu chuỗi ấy vào tay của một người đang hấp hối vì đó là lúc họ cần đến nhất?

Có bao nhiêu tín hữu Kitô dám từ bỏ những cơ hội để được nổi tiếng và có tiền, như ông Juan đã làm, chỉ vì họ không muốn lợi dụng sự đau khổ của người khác?

Sau cùng, có bao nhiêu tín hữu Kitô dám chia sẻ mái nhà của mình cho những người di dân là những người cần được giúp đỡ ngay tự ban đầu, như ông Juan đang thi hành ngày hôm nay? Tôi nghĩ điều đó rõ ràng cho thấy cách ông Juan dậy người khác bằng gương mẫu của mình.

Chúng ta hãy kết thúc với những lời của một thi sĩ. Bài thơ vô danh này giải thích cách chúng ta áp dụng những điểm này vào đời sống của mình.

Tất cả sẽ vô hiệu khi giảng dậy về chân lý, cho những đôi tai của các thiếu niên… Lời lẽ hay ho sẽ đánh bóng cho lời bạn khuyên bảo, nhưng thanh thiếu niên sẽ học hỏi từ cách bạn sống. st

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!