Kỹ năng sống

Ngủ.

Ngủ.
1. Mục đích của Ngủ.
Trung bình thì một người bỏ ra một phần ba cuộc đời để ngủ vậy mà chúng ta vẫn chưa biết chính xác là ngủ để làm gì. Dù chức năng của ngủ là thế nào nhưng chúng ta vẫn cần ngủ vì nó rất “hấp dẫn”. Nếu bạn không tin ở điều đó thì hãy không ngủ khoảng 48 giờ. Có nhiều may mắn là bạn không hoàn thành được, ngoại trừ khi bạn đặc biệt cảm thấy lo lắng hoặc háo hức, hoặc có thể là đang dự vào một cuộc nghiên cứu về thiếu ngủ, mà các nhà nghiên cứu đánh thức bạn mỗi khi bạn thiu thiu ngủ.
Một điều chắc chắn rằng ngủ không phải là một trạng thái thụ động.
2. Liệu chúng ta có cần 8 giờ để ngủ mỗi tối?
Chúng ta rất cần ngủ để khi thức thì cảm thấy tỉnh táo. Như vậy có thể ngủ khoảng ba giờ mỗi đêm đối với một số rất ít người, năm sáu giờ cho một số người, bảy hoặc tám giờ cho đa số chúng ta và trong một số rất ít người, thì ngủ chín mười giờ mới được coi là đủ. Khi chúng ta còn bé thì cần 16 hoặc 18 giờ để ngủ. Càng già thì số giờ cần để ngủ lại càng ít đi.
3. Nếu thiếu ngủ lâu ngày thì sẽ ra sao?
Các cuộc thí nghiệm về thiếu ngủ cho hay nếu thiếu ngủ thì người đó sẽ giảm công hiệu làm việc khoảng 24 giờ. Sau 10 ngày không ngủ, họ sẽ gặp khó khăn hoàn tất công việc tinh thần và thể chất và sự suy luận cũng như trí nhớ của họ sẽ thoái hóa. Nếu họ tiếp tục thiếu ngủ thì họ sẽ bị ảo tưởng và có các dấu hiệu về bệnh tâm thần. Bắt buộc người ta không ngủ cũng khiến họ mất tự chủ và kém tinh anh. Vì thế để khai thác, tra vấn đối phương, chỉ cần không cho ngủ một thời gian lâu.
4. Tại sao ta lại nằm mơ?
Dù ta có quên một giấc mơ trong suốt cuộc đời, ta có thể sẽ được các chuyên gia về giấc ngủ đánh thức ta dậy trong thời gian mắt chớp mau REM (Rapid Eye Movement) ở trong phòng thí nghiệm. Một số các nhà chuyên môn ước lượng rằng 84 trong số 100 người được đánh thức dậy đều cho là đang mơ. Những người khác thì lại nói rằng họ mơ vào mỗi tối.
Tóm lại, con người dường như cần nằm mơ và mơ rất quan trọng đối với sức khỏe tâm thần.Nếu một nhà nghiên cứu về giấc ngủ không cho ta mơ trong một tối bằng cách đánh thức ta khi ta ở trong giai đoạn REM, ta sẽ cảm thấy mỏi mệt và gắt gỏng vào ngày hôm sau mặc dù là ta đã được phép ngủ tám giờ trong chu kỳ mắt chớp mau. Và ngay khi có thể ta đã có dịp ngủ mà không bị quấy rầy, ta sẽ nằm mơ nhiều hoặc ít như là ta đã có một chỉ tiêu về giấc mơ để hoàn tất.
Nhưng tại sao giấc mơ lại quan trọng cho sức khỏe như vậy?
Một lý thuyết cho rằng nằm mơ là cách để não giữ các hiện tượng tốt trong ngày và loại bỏ các hiện tượng không cần. Trái lại Freud lại cho rằng nằm mơ cho phép con người diễn tả điều mong muốn bị kiềm chế dưới dạng trá hình.
5. Ngược lại với mất ngủ là gì?
Tội nghiệp cho anh bạn bị “cơn ngủ kịch phát”. Anh ta muốn ngủ giữa một buổi họp, khi đang lái xe … Anh ta bị cơn muốn ngủ, một rối loạn trong đó nạn nhân rơi vào cơn ngủ chỉ kéo dài mươi phút mà không kiểm soát được. Nguyên nhân của muốn ngủ hoài chưa được biết, nhưng một số cho là có rối loạn trong khi ngủ với mắt chớp mau. Ða số chúng ta ngủ khoảng 90 phút trước giai đoạn mắt chớp mau, nhưng người muốn ngủ thì ngủ ngay sau khi đi ngủ. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, Texas.

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!