Kỹ năng sống

Sự cần thiết giáo dục nhân bản

Sự cần thiết giáo dục nhân bản

 


nhan ban
Lời giới thiệu lớp học Nhân bản

Các em thiếu nhi thân mến,

Trước  khi là người tin hữu tốt, cần phải là một công dân tốt, một người trưởng thành về nhân bản. Chính vì thế, đường hướng của Ủy ban mục vụ Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể Giáo phận đã rất đúng đắn khi ghép đôi chương trình Giáo lý và Nhân bản trong các cấp học giáo lý (Theo thông báo của Cha trưởng Ban Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể trong cuộc họp Thường huấn tháng).

Để hỗ trợ cho chương trình đào tạo của Ủy Ban Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể vừa nêu, Chuyên mục này sẽ đăng theo hình thức từng bài như một lớp học. Khi thuận tiện hơn và có sự chuẩn bị chu đáo  hơn.

Để phù hợp với khả năng tự học của các em thiếu nhi, mỗi tiết học (tương đương mỗi bài học được đăng một lần) chỉ mất thời gian khoảng 5 phút. Chỉ với 5 phút đọc, các em thiếu nhi sẽ có những gợi ý áp dụng thực tập cả ngày và có thể ảnh hưởng lên cuộc sống cả một đời! Xin phó thác các em cho bàn tay dìu dắt từ ái của Chúa Giêsu, Đấng rất yêu mến các em.

Giáo trình Nhân bản này được sử dụng lại từ những tài liệu có sẵn. Ban biên tập xin cảm ơn các tác giả và soạn giả.

Xin giới thiệu cùng các em thiếu nhi và mong rằng lớp học này mang lại đôi chút ích lợi cho các em.

 SỰ CẦN THIẾT GIÁO DỤC NHÂN BẢN

Lời Chúa: “Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,52).

1. Nhân là người, bản là gốc – giáo dục nhân bản là dạy cho tuổi trẻ những đức tính căn bản để các em cư xử và sống xứng đáng là con người. “Tiên học lễ, hậu học văn” là vậy.

2. Cha ông chúng ta dạy: nuôi con nên thân – nên người (thân xác – tinh thần).

3. Giáo dục nhân bản là nền tảng để xây dựng sự trưởng thành người Kitô hữu. Từ đó giúp cho người Công Giáo dễ dàng giữ 10 điều răn của Thiên Chúa và bước lên bậc thánh nhân khi sống theo Hiến Chương Của Nước Trời (Tám Mối Phúc).

4. Trong những đức tính nhân bản, người ta thường tóm lại trong 8 đức tính lớn phù hợp với văn hóa Việt Nam là: CẦN – KIỆM – LIÊM – CHÍNH – TRÍ – TÍN – DŨNG – NHÂN. Trong đó phép lịch sự được xem như nền tảng của các nhân đức trên.

5. Lịch sự là cách ăn nói và xử thế tốt đẹp, là những hình thức lễ phép bên ngoài được xã hội quy chuẩn và đề nghị tuân giữ.

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!