Từ khi Internet xuất hiện (hơn 20 năm), các hãng truyền thông lớn không ngừng tổ chức nghiên cứu tâm lý công chúng hầu tìm cách giữ chân độc giả của báo/tạp chí, khan giả truyền hình và thính giả của radio, những nguời đang ngày kết than hơn với Internet.
Những kết quả nghiên cứu đưa ra những thách thức lớn cho những phuơng thức truyền thông truyền thống đã từng gây song gió đến mức tự nhận mình là quyền lực thứ tư. Nếu truớc đây ở vĩa hè Sài Gòn, những ông anh bà chị ngồi uống cà phê “tám” chuyện thời sự, mà một ai xác nhận chuyện đang bàn đã được báo đắng, đài truyền hình nói thì coi như chuyện đó đã là chân lý. Nhưng bây giờ không còn thế, vì sẽ có nguời phản bác lại ngay rằng “có chắc báo, tivi nói đúng khong? Tớ thấy trên internet nói khác kìa!”
Ngày nay chỉ những nguời thuộc thế hệ 8x trở lên mới hay đọc báo, còn những nguời trẻ hơn đã chọn Internet là kênh thông tin chính. Ngay cả những công chúng trung thành truớc đây của các bản báo, bản đài cũng đang tập tành và chuyển dần sang kênh giao tiếp Internet như bọn trẻ.
Internet được dự báo trở nên một môi truờng giao tiếp đa chiều kích cho mọi nguời, ở mọi nơi và thuộc mọi đẳng cấp. Một xã hội ảo, nhưng lại có những tác động rất thật về đồng tiền trong két sắt gia đình, về việc một nguời được cứu sống hay bị bắt oan, về việc đến truờng hay tự học, về niềm vui, hy vọng cũng như những chuổi thất vọng …
Thế giới Internet một mặt rất công cộng, vì hầu như những gì đã đưa lên Internet thì ai cũng có thể tiếp cận, những vấn đề riêng tư, bí mật khó có thể bảo đảm tuyệt đối; mặt khác lại rất cá nhân, vì thuờng nguời ta chỉ một mình một phuơng tiện truy cập Internet, một mình tiếp nhận thông tin, một mình cảm thụ. Cá nhân ở đây rất khó xác định để các nhà truyền thông có thể chủ động với tới. Ai có thể cấm một phụ huynh vào đọc trang của các cháu thiếu nhi, và ai có thể ngăn một đứa trẻ truy cập vào trang nguời lớn? Nguời nghèo cũng có thể tiếp cận với lối sống của hạng thuợng lưu giàu có, và nguời giàu có cũng có thể chia sẻ được những cảm nhận chua cay của cảnh nghèo. Những nguời thuộc các nền văn hóa Á Đông có thể tiếp cận và hội nhập được hay phản cảm đến nổi lọan vì văn hóa Viễn Tây.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu tâm lý truyền thông Internet không còn dừng lại ở chổ đưa ra những khẳng định chắc chắn hay những phủ định tuyệt đối, mà chủ yếu chỉ là những gợi ý đẩy những nhà truyền thông đến những chọn lựa tinh tế hơn trong mỗi lần tham gia tiến trình truyền thông.
1. Những nghiên cứu về tâm lý công chúng truyền thông trước đây
Sousselier ( Pháp), năm 1972, khi phân loại khan giả truyền hình đã nói như sau: Chỉ có 8% từ chối xem truyền hình hoặc xem rất ít (đa số là thanh niên từ 14 – 24 tuổi). 29% thích xem các chuơng trình bình dân, ít trí tuệ. Đa số họ là nông dân, công nhân lao động chân tay. 30% chỉ xem các chuơng trình cách chọn lọc. Đa số là dân trí thức, và chỉ 30% thích xem mọi chuơng trình. Họ là những nguời đã nghĩ hưu, các viên chức hành chánh cấp thấp, những nguời ở các thị xã, thành phố nhỏ.
Tiến trình tâm lý công chúng truyền thông có thể mô tả thông qua ba giai đoạn. Giai đoạn đầu “mê mẩn” khi thấy các phương tiện truyền thông vừa chào đời, họ tỏ ra rất hào hứng, phấn khích. Nhưng một thời gian sau sẽ là giai đoạn “bão hòa”. Khi ấy công chúng bắt đầu chán vì phải theo dõi quá nhiều. Và giai đoạn cuối mới thật quan trọng, gọi là “trưởng thành”. Lúc này họ bình tĩnh trở lại và sử dụng phương tiện này một cách hợp lý hơn, họ biết phê bình nội dung chương trình này hay đề mục khác, biết chọn lọc những cái cần xem, và khôi phục lại những tập quán cũ đã có từ trược trong việc sử dụng ngân sách thời gian. (Bạn có thể đọc nhiều hơn về vấn đề này ở đây).
2. Những nghiên cứu mới về tâm lý công chúng truyền thông
Viện Poynter, Trung tâm Estlow về Báo chí và Truyền thông mới, và Eyetools vừa đưa ra một kết quả nghiên cứu dày 300 trang dựa trên kết quả nghiên cứu của 25 website có nhiều nguời truy cấp nhất hiện nay như Google, Facebook, YouTube, Yahoo!, Windows Live, Baidu.com, Wikipedia, Blogger.com, CNN Interactive, Tagesschau, Ansa , NEWS Online, FNC, BBC Online, asahi.com, ABCNews.com, News.com.au, Indiatimes …
Theo đó, một nguời khi vào trang chính của website họ quan tâm đến layout, nhất là biểu tuợng. Điều này thì gần như ai cũng dự đoán được. Nhưng điều ngạc nhiên là size chữ viết. Nếu trên website có nhiều chữ lớn, thì họ sẽ đọc luớt qua nhanh và bỏ luôn không đọc tiếp nữa, còn những chữ nhỏ thì dễ kéo sự chú ý của họ hơn. Thuờng họ sẽ đọc hết nội dung, nhưng nói là chữ nhỏ, thì cũng phải nhớ chữ nhỏ đó có thể đọc dễ dàng chứ không phải loại chữ siêu nhỏ, phải cố gắng lắm mới đọc được.
Một điều khác còn làm cho các nhà truyền thông lâu năm kinh ngạc hơn là nếu báo giấy, nguời ta thích xem hình nhiều thì trên Internet nguời ta thích đọc chữ hơn xem hình, thích nghe (Radio) hơn là xem (TV).
Những hình hay chữ gây được chú ý do vị trí trên website được nguời xem chú ý như sau: 68% chú ý truớc tiên vào cột bên trái, 55% chú ý trên đầu trang, 34% chú ý cột bên phải, và 14% chú ý ở cuối trang.
Nghiên cứu này còn cho biết, những nguời truy cập Internet có xu huớng lick chuột vào các tấm hình, mặc dù nhiều lúc tại tấm hình đó không gắn đường link nào cả.
Một nghiên cứu khác do Vadim Lavrusik và các cộng sự viên thực hiện sẽ làm cho các nhà truyền thông chuyên nghiệp bớt ảo tuởng về mình và bản báo của mình.
75% các tin tức được chuyển đến nhau nhờ các mạng xã hội như facebook, wordpress… chứ không phải các website báo chí chính thống. Tức là các blogger có thể vừa là nguời đưa tin vừa chuyển tin đến cộng đồng friend list của mình, hoặc đơn giản các friends chỉ đọc tin của một website lớn qua trang blog của nguời mình tin cậy mà thôi.
Lý do chính dẫn đến hiện tuợng này là do thông tin mỗi lúc một nhiều, nhưng lại không luôn luôn rõ rang. Không rõ rang vì tin bị trùng lập và thiếu nguồn hay nguồn không chính xác, báo này đăng rồi, đài khác lại phát lại, hoặc tồi tệ hơn vì chính nội dung thông tin là những tin không được kiểm chứng độ chính xác.
Jay Rosen, giáo sư ngành báo chí trường Đại học New York kiêm nhà phê bình truyền thông, đã dẫn lời Clay Shirky, một nhà văn nổi tiếng của Mỹ: “không có cái gọi là sự quá tải thông tin mà chỉ có những thất bại trong việc sàng lọc thông tin”.
Có thể là như thế, nên dân cư mạng bắt đầu dựa vào bạn bè để chọn lựa thông tin hay và chính xác nhất. Từ đó tạo ra một tiến trình tuơng tác truyền thông khác truớc đây. Một độc giả chuyển tin cho các bạn của mình cách tự động (trong Facebook) khi nguời ấy dung chức năng share ở cuối bài báo hay đọc được, hay chủ động copy bài từ trang web về trang blog của mình. Những nguời trong friend list của nguời ấy cũng thấy đây là một thông tin bổ ích hay cần phổ biến, lại tiếp tục share hay copy đến các friend riêng của họ. Lúc này nguời đọc vừa là công chúng truyền thông, vừa là nguời truyền thông.
Một kết quả thăn dò khác cho biết 72,3% nguời dung facebook trả lời họ “mong đợi” bạn bè sẽ chia sẻ trực tuyến các đường dẫn (link) đến những thông tin và câu chuyện thú vị.
Từ huớng phát triển tự nhiên đó, các bản báo hay nhà đài không còn tự cao tự đại đợi nguời ta xếp hàng mua báo hay phải ngồi chờ đợi chuơng trình phát thanh hay truyền hình của mình, mà đã bắt đầu thay đổi quan niệm và cách làm việc.
Justin Osofsky, người lãnh đạo hiệp hội truyền thông của Mạng lưới những người phát triển Facebook, nói rằng các hãng thông tấn đang sử dụng các công cụ tích hợp plugin không chỉ để tạo ra liên kết dẫn đến trang web của mình, mà còn để cung cấp những nội dung có trọng tâm và đáp ứng đúng nhu cầu của độc giả.
Chris Beckman, giám đốc Google News, cho biết: “Mọi người đến muốn biết nhiều hơn về những điều họ quan tâm, tuy nhiên họ cũng muốn biết thêm những điều mới mẻ mà họ chưa gặp bao giờ”.
Nhiều hãng truyền thông đã bắt đầu chào hang rằng đến với họ, công chúng truyền thông có thể thấy ngay và đọc những loại bài ưa thích, hoặc có thể nghe lại, xem lại một chuơng trình TV, Radio nào đó mà mình muốn xem, mà giớ phát chính thức mình đang bận công việc. Nhưng nhiều nguời cho rằng làm như thế công chúng truyền thông sẽ thiệt thòi, vì chỉ thuởng thức được những “món ăn” quen thuộc, mà không có cơ hội được nếm những “món ăn” độc đáo vừa mới phát hiện.
Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng truởng về Internet nhanh trên thế giới. Theo công ty Yahoo và công ty khảo sát thông tin Kantar Media, ngày 20/05/2010, có 97% người Việt online đọc tin tức. Còn Bộ Thông tin và truyền thông công, hồi cuối năm 2009, cho biết Việt Nam hiện có 23,2 triệu người sử dụng Internet và là nước có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất khu vực. Số nguời truy cập Internet riêng tại nhà ở Việt Nam chiếm 71%. Ngay các em sinh viên ở trọ, cũng góp tiền nhau để thuê đuờng truyền Internet riêng.
Internet đang thay đổi tâm lý công chúng truyền thông. Điều này trở thành cơ hội và thách thức cho truyền thông Công giáo Việt Nam.
Trong tuơng lai, truyền thông sẽ là truyền thông nhân dân, public hay anyone, các danh xưng nghề nghiệp một thời làm mê hoặc các thiếu niên sắp buớc vào đời như nhà báo, phát thanh viên, biên tập viên, thậm chí là chủ bút hay tổng biên tập sẽ trở nên bình thuờng không hơn không kém nghề bán hang ở tiệm tạp hóa. Đơn giản, vì đa số mọi nguời có khả năng truyền thông và cũng sẳn sang truyền thông cho nguời khác. Lúc đó truyền thông sẽ là một hoạt động thuần tuý phi vụ lợi. Đừng nghĩ điều này chỉ đúng với chuyện viết lách, mà còn đúng cả với phát thanh, truyền hình.
An Thanh, CSsR