Cốt lõi của đạo Thiên Chúa dạy điều gì?
Đạo Chúa gồm có: Ki-tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo. Giáo lý và kinh thánh của đạo Thiên Chúa tuy rất nhiều. Nhưng tất cả đều quy về để giải thích 3 thắc mắc lớn nhất của loài người. Đó là: nguồn gốc của sự sống, mục đích của sự sống và con người phải làm gì trong cuộc sống này, và sau cái chết con người sẽ đi về đâu. Tuy nhiên, cốt lõi của đạo Thiên Chúa trong giáo lý lại có vẻ không đồng nhất với ý nghĩa cốt lõi của các bậc thánh nhân trong kinh thánh.
Điều này có thể là do, các chân lý từ các bậc trí tuệ thì không phải người nào cũng có thể thẩm thấu được. Thế nên, giáo lý đã phải biên soạn cho phù hợp hơn với hiểu biết của số đông. Để con người có thể dễ dàng tiếp cận và áp dụng.
1. Nội dung cốt lõi trong giáo lý đạo Chúa
1.1 Về nguồn gốc sự sống:
Thiên Chúa giáo cho rằng con người và vũ trụ được tạo ra bởi sự hô biến của Thiên Chúa. Ngài trực tiếp kiểm soát sự vận hành của cả vũ trụ và sự sống này.
Thiên Chúa là một thực thể tách biệt khỏi con người. Tồn tại đâu đó trong vũ trụ bao la này nhưng ở một tầng thứ cao hơn. Thiên Chúa có những năng lực siêu phàm, quyền uy vô hạn. Siêu việt và cao cả mà trí óc con người không thể hiểu biết rõ được. Ngài được mỗi tôn giáo gọi bằng cái tên khác nhau như: Thiên Chúa, Allah, Giê-hô-va,…
1.2 Mục đích cuộc sống cốt lõi của đạo Thiên Chúa
Con người sống ở trần thế này là để vượt qua những thách thức của Thiên Chúa. Phải có đức tin và niềm tin vào Thiên Chúa. Và cần chú trọng tôn thờ Thiên Chúa thông qua các hoạt động cầu nguyện, đi đến nhà thờ, giữ các giới luật của đạo. Việc tôn thờ Thiên Chúa và hướng về với ngài qua các sinh hoạt trong đạo là việc làm quan trọng hơn cả để được ngài thứ tha và ban ân điển.
Trong quá trình sống phải biết sám hối với những lỗi lầm đã phạm mà được cho về Thiên đàng. Nên một với Thiên Chúa và hưởng hạnh phúc bên ngài. Con người là những thực thể yếu đuối, tội lỗi. Chỉ có thể nương nhờ ơn trên mới thay đổi được cuộc sống và ban cho hạnh phúc về sau.
1.3 Sau khi chết
Thiên Chúa giáo cho rằng, con người chỉ có một kiếp sống ở trần gian. Nhưng linh hồn thì sẽ sống mãi. Sau khi thân xác chết đi, dựa trên những tội lỗi và đức tin của người ấy khi còn sống. Linh hồn sẽ được phán xét bởi Thiên Chúa để quyết định cuộc sống mãi mãi về sau là ở thiên đàng hay địa ngục.
Đây là những quan điểm cốt lõi của đạo Thiên Chúa được thể hiện thông qua giáo lý và các luật lệ. Tuy nhiên, những chân lý cốt lõi của các bậc thánh nhân trong đạo Thiên Chúa lại có những giá trị khác biệt và sâu sắc hơn thế. Dưới đây sẽ là chân lý cốt lõi từ chúa Giê-su, vị lãnh tụ của Ki-tô giáo.
2. Cốt lõi chân lý của chúa Giê-su
2.1 Về nguồn gốc sự sống và về Thiên Chúa
Mặc dù giáo lý Thiên Chúa giáo cho rằng, Thiên Chúa phải là một thế lực đứng ngoài hô biến và tạo tác ra vũ trụ. Nhưng theo kinh tân ước theo thánh Gio-an (15,5). Chúa Giê-su từng nói rằng: “Thầy là cây nho, còn anh em là cành nho”. Và “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 7-14).
Từ đây, ta có thể hiểu điều đó tức là, Thiên Chúa chính là cây nho và con người là những cành nho. Mà cành nho được tạo ra từ chính sự phân hóa bên trong cây nho. Thế thì Thiên Chúa vốn dĩ không phải đứng bên ngoài hô biến ra con người. Mà thực ra, con người phải được tạo ra ngay trong lòng Thiên Chúa. Con người được phân hóa và phóng phát bởi chính bản thể của Thiên Chúa.
Giáo lý cốt lõi của Thiên Chúa giáo cũng luôn chủ trương rằng, Thiên Chúa là một thực thể tách biệt khỏi con người. Cao cả vượt ra khỏi sự thấp hèn của con người. Nhưng Chúa Giê-su thì luôn thể hiện trong các bài giảng rằng, Thiên Chúa không hề xa vời, nhưng luôn ở trong chính mỗi con người.
“Đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20).
“Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây. Là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25, 31-46).
Từ đây, ta có thể hiểu ý tưởng mà chúa Giê-su muốn truyền tải chính là. Sự sống này được tạo ra ngay trong bản thể của Thiên Chúa. Thế nên, vạn vật đều là hình hiện của Thiên Chúa. Ngài ở trong nội tại chính mỗi con người. Chúng ta đều tiềm ẩn Thiên tính. Như thánh Phaolô đã viết:
“Nào anh em chẳng biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa. Và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Vì đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và đền thờ ấy chính là anh em” (1Cr 3,16-17).
2.2 Về mục đích cuộc sống cốt lõi của đạo Thiên Chúa
Giáo lý Thiên Chúa giáo cho rằng việc làm tối quan trọng trong đời sống là phải biết hướng về với Chúa. Thông qua việc thờ phượng, cầu nguyện và giữ các giới luật của Chúa. Nhưng chân lý cốt lõi của chúa Giê-su như bên trê đã nói, Thiên Chúa vốn ở ngay trong nội tại mỗi người. Thế thì, việc hướng về với Chúa thật ra chính là quay vào bên trong bản thể mình.
Tôn giáo bày biện ra muôn vàn giới luật, lễ nghi, hình thức. Nhưng bản chất cốt lõi của các hình thức này thật ra đều chỉ là những phương tiện, để con người có thể trở về tĩnh lặng, biết quay vào bản thân mình, lắng nghe tiếng nói lương tâm mình. Kết nối với Thiên Chúa trong chính nội tại của mình. Đó mới là con đường đích thực để trở về với Thiên Chúa.
Giáo lý Thiên Chúa giáo cho rằng, ta làm mọi việc ấy là để khi chết đi sẽ được lên Thiên đàng. Nên một với Chúa và hưởng hạnh phúc nước trời. Việc nên một với Chúa có thể nói cách khác chính là trở thành Thiên Chúa. Vậy thì, mục đích sống của con người chính là được trở thành Thiên Chúa.
Nhưng với ý tưởng của chúa Giê-su, rằng Thiên Chúa là cây nho, chúng ta là cành nho. Thiên Chúa ở ngay trong lòng con người. Thế thì, con người chưa từng không nên một với Chúa. Và thiên đàng vì thế, cũng ở trong chính cuộc sống hiện tại này.
Đọc thêm về sự nên một là gì tại đây.
Mặc dù, thiên đàng thường được giáo lý mô tả là một nơi chốn xa vời khỏi cuộc sống này. Đâu đó trên những tầng trời. Nhưng trong sách tân ước theo thánh Lu-ca có ghi chép rằng. Khi người Pha-ri-si hỏi Đức Chúa Giê-su. “Nước Đức Chúa Trời chừng nào đến?”. Thì Ngài đáp rằng: “Nước Đức Chúa Trời không đến cách rõ ràng. Và người ta sẽ không nói: ở đây, hay là: ở đó. Vì nầy, nước Đức Chúa Trời ở trong các ngươi.” (Lu-ca 17,20-21).
Vậy thì, nước trời hay thiên đàng trong quan điểm của Chúa Giê-su thật ra không phải nơi chốn ở đây hay ở đó. Hay phải trên những tầng mây như hình dung của đa số chúng ta. Nhưng nước trời thật ra ở chính trong lòng con người. Thiên đàng chính là một trạng thái tâm trí bên trong con người.
Khi ta có thể nhìn cuộc đời với cái nhìn trí tuệ, lạc quan, biết sống trong yêu thương, hòa thuận, an lạc. Chính là lúc ta được sống ở chốn thiên đàng rồi. Thiên đàng và địa ngục không chỉ có sau cái chết. Nhưng chúng vẫn luân phiên đến và đi trong đời sống mỗi chúng ta. Tùy theo trạng thái tâm trí mỗi người.
Thiên đàng là nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa. Nơi ta hợp nhất với ngài. Và đầy tràn phúc lạc và tình yêu thương. Chân lý cốt lõi của chúa Giê-su đã cho con người thấy, cuộc sống này vốn đã luôn có sự hiện hữu của Thiên Chúa. Ngài ở cùng chúng ta mọi ngày. Chính lúc này đây ta đã hợp nhất với ngài rồi. Thế nên, thiên đàng sẽ xuất hiện bất cứ giấy phút nào con người có thể đạt được trạng thái tâm trí phúc lạc, bình an và yêu thương.
Đó chính là sự tự do ý chí mà Thiên Chúa giáo thường nhắc tới.
3. Kết luận cốt lõi của đạo Thiên Chúa
Người ta thường thấy những giáo lý cốt lõi của đạo Thiên Chúa là rất khác biệt và nhiều ràng buộc hơn so với các tôn giáo khác. Nhưng khi đào sâu chiêm nghiệm lời dạy của các bậc thánh hiền thì ta sẽ nhận ra chân lý họ muốn truyền tải không có nhiều khác biệt so với chân lý của các bậc trí nhân khác. Như: Đức Phật hay Lão tử,….
Chúa Giê-su hứa hẹn cứu rỗi con người khỏi khổ đau. Thật ra không phải là cứu con người khỏi một Thiên Chúa trừng phạt và giận dữ. Mà thực ra là cứu chúng ta khỏi sự u mê và không được trải nghiệm cảm giác chúng ta thực sự là ai. Ý định của Giê-su là cho chúng ta thấy những gì mà chúng ta có thể trở thành. Ông ấy tuyên xưng mình là Thiên Chúa và mời gọi con người hãy đi theo mình. Không phải để thể hiện uy quyền, kêu gọi con người trở thành môn đồ của ngài. Phải thờ phượng, tôn vinh ngài. Mà chính là đi theo tấm gương của ông ấy và trở thành một Thiên Chúa.
Chúa Giê-su không ngừng nói con người hãy ăn năn sám hối. Nhưng dường như ta đã diễn giải chưa đủ ý nghĩa của từ ăn năn sám hối. Từ ăn năn theo tiếng He-brew thật ra còn có ý nghĩa là sự quay trở lại. Sự quay trở lại có thể hiểu chính là quay về với Chúa. Mà thiên chúa thì ở ngay trong tâm ta. Thế nên, ăn năn chẳng qua chính là sự quay vào bên trong nội tâm mình.
Tất cả các đạo giáo bày biện ra đủ những phương thức thờ cúng, cầu nguyện, thiền định hay tu tập. Không phải để làm hài lòng thần linh. Thần linh vốn chẳng cần gì cả. Nhưng mục đích cuối cùng đều là để con người có thể trở về với nội tâm của mình. Để nhận ra những yếu đuối, tiêu cực của chính mình. Từ đó biết gột rửa, thay đổi để khiến bản thân ngày thêm trong sáng, tốt lành. Biết yêu thương, từ bi, sẻ chia và đầy trí tuệ. Tức là phát huy Thiên tính hay Phật tính ở bên trong. Để trở về thành Chúa, thành Phật.
Những con đường tưởng chừng khác nhau. Nhưng thật ra đều đang hướng về cùng một lý tưởng. Những đức tin được diễn giải với các phương thức, ngôn ngữ có vẻ khác nhau. Thật ra đều đang nói về cùng một chân lý.
Chúc bạn sẽ cảm nghiệm được những gì thuộc về chân lý mà các thánh hiền thực sự muốn truyền tải. Sẽ thấy cốt lõi của đạo Thiên Chúa không còn là những luật lệ hà khắc. Chỉ để gây ra những nỗi sợ hãi cho con người. Nhưng đó là chân lý đầy trí tuệ, từ bì, yêu thương trong sự vận hành của sự sống diệu kỳ này. Cảm ơn bạn nhiều!