Tâm tình độc giả

Sợ đẻ

Sợ đẻ

 

Chỉ trong vòng 30 năm, tỉ lệ sinh nở ở Việt Nam giảm gần 1 nửa, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, và đang có chiều hướng gia tăng. Người ta nói nhiều đến việc “sợ đẻ”.

Cover_sợ đẻ_phailamgi.jpg

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, mức sinh của Việt Nam chỉ đạt 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019, giảm gần 1 nửa so với 30 năm trước. Con số này đặc biệt thấp tại các thành phố lớn. Chỉ riêng Tp. Hồ Chí Minh, con số trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1,39, thấp nhất cả nước và đang có xu hướng giảm.

Điều này gây ra những hệ lụy rất nghiêm trọng. Điển hình như dân số đang già hóa một cách chóng mặt, số người cao tuổi chiếm tới 11% tổng dân số. Về lâu dài, nếu mức sinh vẫn duy trì ở mức thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thị trường lao động, nguồn nhân lực trẻ trở nên ngày càng thiếu hụt, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế và xã hội.

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra, nhưng đa phần phụ nữ cho rằng, con cái ngày nay giống như là một gánh nặng hơn là một “món quà”.

Chị T, đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh khi được hỏi về quyết định không sinh con, chị cho rằng: “Việc một đứa trẻ ra đời sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề, như nuôi dạy con cái, đồng thời phải kiếm thêm thu nhập, chưa nói đến việc mang thai và đi đẻ, khiến áp lực mình phải chịu gấp nhiều lần. Vì thế, mình quyết định không sinh con để có thể tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái nhất”.

Vợ chồng anh H, sống tại Hà Nội, quyết định “No kid” sau kết hôn khi nhìn thấy cuộc sống của chị gái bị đảo lộn hoàn toàn khi sinh đứa con đầu lòng: “Hai vợ chồng đang ở với nhau vui vẻ, có đứa con cái mọi thứ lộn tùng phèo hết cả lên. Nhiều lúc còn cảm thấy phiền phức, vợ chồng cãi nhau vì đứa con.”

Cùng suy nghĩ trên, nhiều phụ nữ cho rằng, cái họ mất sẽ nhiều hơn cái họ nhận được khi sinh con.

Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo thừa nhận rằng, việc quyết định khi nào và có bao nhiêu đứa trẻ là quyền bất khả chuyển nhượng của các cặp vợ chồng. Không ai có quyền thúc ép, hoặc thay thế họ ra quyết định việc có con hay không. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng cần nhận thức được nghĩa vụ hiện có của họ đối với gia đình và xã hội. Nếu tiếp tục giữ mức sinh thấp, không tránh được các hệ lụy như già hóa dân số, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng Công giáo, định chế hôn nhân được Đức Giê-su nâng lên hàng bí tích, là một giao ước không thể bị phá bỏ. Đi kèm với đó là 2 mục đích chính, đó là “trọn đời yêu thương nhau” và “cùng nhau sinh sản con cái”. Việc không đẻ con đang đi ngược lại với mục đích tốt đẹp của đời sống hôn nhân mà Thiên Chúa đã thiết lập.

Tóm lại

Các cặp vợ chồng cần coi đứa bé như một “món quà”, là kết tinh của tình yêu và sự dâng hiến trọn vẹn, vĩnh viễn khi hai người người kết hôn. Cả hai vợ chồng cùng nhau chia sẻ, gánh vác việc nuôi dạy con cái, để mỗi người đều không cảm thấy nặng gánh khi phải tự mình chăm sóc đứa trẻ.​ st

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!