Góc tư vấn

Chủ sở hữu ngôi nhà “kỳ diệu” ở Lahaina – nơi duy nhất không bị ảnh hưởng bởi đám cháy kinh hoàng ở Maui – chia sẻ bí quyết giúp ngôi nhà 4 triệu USD sống sót

 

Chủ sở hữu ngôi nhà “kỳ diệu” ở Lahaina – nơi duy nhất không bị ảnh hưởng bởi đám cháy kinh hoàng ở Maui – chia sẻ bí quyết giúp ngôi nhà 4 triệu USD sống sót

Giữa đống tro tàn giờ đây là thị trấn Lahaina, một ngôi nhà ven biển vẫn đứng vững, không bị ảnh hưởng bởi đám cháy kinh hoàng đã tàn phá thị trấn trên đảo Maui.

Chủ sở hữu ngôi nhà, bà Dora Atwater Millikin và chồng bà, ông Dudley Long Millikin III, gần đây đã thực hiện một vài điều chỉnh nhỏ đối với ngôi nhà trị giá 4 triệu USD, và có thể đây chính là chìa khóa giúp bảo vệ nó.

Những bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy ngôi nhà với mái ngói đỏ và mặt tiền trắng sáng vẫn gần như nguyên vẹn, nổi bật giữa khung cảnh xám tro xung quanh. Hiện tại, số người thiệt mạng trong vụ cháy đã lên đến 114 và dự kiến còn tăng.

“Đó hoàn toàn là một ngôi nhà gỗ, nên cũng không phải chúng tôi đã chống cháy cho nó hay gì cả,” bà Dora chia sẻ với LA Times.

Tuy nhiên, cặp đôi đã thay thế mái nhà bằng nhựa đường bằng một loại mái kim loại chịu lực nặng, đồng thời cắt giảm cây cối xung quanh ngôi nhà để giảm nguy cơ mối mọt lây lan.

Bà Atwater Millikin, 63 tuổi, cho biết không hề có ý định chống cháy khi thực hiện những thay đổi này – nhưng chính những thay đổi đó đã cứu ngôi nhà khỏi sự tàn phá.

Lm. Anmai, CSsR dịch

 

Sự thật về ngôi nhà nguyên vẹn trong bão lửa ở Hawaii

Bức ảnh ngôi nhà mái đỏ với mặt tiền màu trắng dường như không tổn hại giữa những đống gạch vụn sau thảm họa cháy rừng ở thị trấn Lahaina tuần trước gây sốt mạng xã hội.

Ngôi nhà ở phố Front không phải bất động sản duy nhất tồn tại qua đám cháy. Toàn bộ phân khu không bị ảnh hưởng khi ngọn lửa tràn qua đảo Maui. Nhưng hình ảnh ngôi nhà nguyên vẹn giữa khung cảnh hoang tàn nổi bật đến mức một số người nghi ngờ đó là sản phẩm kỹ thuật số, theo Los Angeles Times.

Tuy nhiên, chủ ngôi nhà là Dora Atwater Millikin và chồng cô, xác nhận tình huống đó là sự thực. Họ tới thăm gia đình ở bang Massachusetts khi ngọn lửa bùng lên và mới tu sửa ngôi nhà gần đây, nhưng không phải với mục tiêu gia cố trước hỏa hoạn. Ngôi nhà 100 năm tuổi từng là nơi ở của một người giữ sổ sách cho nhân viên của Pioneer Mill Co., một đồn điền trồng mía hoạt động tại Lahaina từ giữa thế kỷ 19. Chủ nhà tìm cách khôi phục một số kiến trúc ban đầu của công trình.

Dưới sự cho phép của chính quyền quận, vợ chồng Millikin thay thế phần mái làm từ tấm lớp nhựa đường bằng kim loại. Ban đầu, mái của ngôi nhà được dựng bằng ván gỗ hoặc thiếc mỏng gợn sóng. Chủ nhà cũng lát đá từ mặt đất tới đường giọt chảy của mái nhà nhô ra 90 – 100cm so với tường. Đôi vợ chồng loại bỏ hết tán lá cây cối chạm vào nhà, không phải để giảm nguy cơ bắt lửa mà do lo ngại mối có thể lan khắp khung gỗ. Quyết định duy nhất nhằm đối phó với thiên tai của họ là lắp đặt kèo chống bão.

Dường như những thay đổi này có hiệu quả ngoài ý muốn, khiến ngôi nhà chống cháy tốt hơn. “Khi ngọn lửa bùng lên, có những mẫu gỗ 15 – 30 cm trôi nổi trong không trung theo gió và va đập vào mái nhà dân. Nếu làm từ tấm lợp nhựa đường, mái nhà sẽ bắt lửa. Nếu không, mẩu gỗ sẽ rơi khỏi mái nhà, sau đó bén lửa vào hoa lá xung quanh nhà”, Millikin cho biết.

Mái nhà là yếu tố hàng đầu góp phần vào khả năng bắt lửa của một ngôi nhà bởi nó đóng vai trò như chỗ đệm lớn cho ngọn lửa, theo Susie Kocher, cố vấn lâm nghiệp ở chương trình Cooperative Extension của Đại học California. Yếu tố tiếp theo là môi trường gần nhà, tức khu vực bao quanh công trình. Theo các chuyên gia, chủ nhà cần phát quang cây cối dễ cháy trong bán kính 1,5 m và thay thế bằng vật liệu dạng cứng như đá lát hoặc sỏi, tương tự cách làm của vợ chồng Millikin. “Nếu cây cỏ và bụi rậm, đặc biệt là loại dễ bắt lửa, ở ngay cạnh nhà và bốc cháy, hơi nóng có thể làm vỡ cửa sổ và ngọn lửa sẽ tiến vào nhà qua đường đó”, Kocher chia sẻ.

Ngôi nhà của Millikin cũng có thể hưởng lợi do không nằm gần các công trình khác trong khu phố do ba mặt giáp biểnđường và bãi đất trống giống công viên. “Một trong những nguồn nhiên liệu lớn nhất là những ngôi nhà bên cạnh. Vì vậy khi một ngôi nhà bốc cháy, nếu có ngôi nhà khác ở gần đó, đám cháy có thể bén sang”, Kocher giải thích.

Nguy cơ đó cao nhất khi ngôi nhà bốc cháy nằm ở khoảng cách 10 m hoặc ít hơn, theo Stephen Quarles, cố vấn danh dự của chương trình Cooperative Extension. Các bộ phận dễ bị ảnh hưởng là hông nhà, cửa sổ, sàn và gác mái.

Khi đám cháy rừng lan qua khu phố, thực tế khá phổ biến là một số ngôi nhà vẫn trụ vững trong khi các ngôi nhà khác cháy rụi, do gió thổi ngọn lửa vào những điểm dễ bị ảnh hưởng của công trình hoặc cây cối xung quanh. Ngoài ra, vài ngôi nhà chống cháy tốt hơn công trình khác. Nhiều người suy đoán ngôi nhà của Millikin thoát nạn nhờ hệ thống chữa cháy tự động bằng vòi phun nước. Thực tế nhà của họ có trang bị, nhưng nhiều ngôi nhà tương tự trong vùng vẫn bị thiêu rụi. Khi ngọn lửa xuất hiện, điện trong nhà đã tắt hết và hệ thống chữa cháy không hoạt động.

theo internet

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!