Góc tư vấn

Một danh sách đầy đủ các nguỵ giáo hoàng trong lịch sử

Một danh sách đầy đủ các nguỵ giáo hoàng trong lịch sử

Nguỵ giáo hoàng Clementê VII và Biển Đức XIII

Để hiểu thêm những gì Thiên Chúa có thể cho phép xảy ra trong những ngày cuối, chúng ta phải hiểu giáo lý Công Giáo về Chức vị Giáo Hoàng và nhìn vào một số ví dụ trong lịch sử Giáo Hội những điều Thiên Chúa đã cho phép xảy ra đối với Chức vị Giáo Hoàng. Rằng Chúa Giêsu Kitô đã thành lập Giáo Hội hoàn vũ (Giáo Hội Công Giáo) của Người trên Thánh Phêrô là một sự thật được chứng minh từ lịch sử, thánh kinh, và thánh truyền.

Mátthêu 16: 18-19 – “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”

Thiên Chúa lập Thánh Phêrô lên thành Đức Giáo Hoàng đầu tiên, giao phó cho ông ấy toàn bộ đàn chiên của Người, và trao cho ông ta thẩm quyền tối cao trong Giáo Hội Kitô Giáo hoàn vũ.

Gioan 21:15-17 – “Đức Giêsu hỏi ông Simôn Phêrô: Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không? Ông đáp: Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy. Đức Giêsu nói với ông: Hãy chăm sóc chiên con của Thầy. Người lại hỏi: Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không? Ông đáp: Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy. Người nói: Hãy chăn dắt chiên của Thầy. Người hỏi lần thứ ba: Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không? Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: Anh có yêu mến thầy không? Ông đáp: Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy. Đức Giêsu bảo: Hãy chăm sóc chiên của Thầy.”

Nhưng trong lịch sử 2000 năm của Giáo hội Công Giáo, đã có hơn 40 nguỵ giáo hoàng. Một nguỵ giáo hoàng là một giám mục tự nhận là Giáo Hoàng, nhưng không được bầu làm Đức Giám mục Rôma (tức giám mục tối cao) hợp giáo luật. Dưới đây là danh sách 42 nguỵ giáo hoàng mà Giáo Hội đã phải giải quyết trước Vaticanô II:

  1. Thánh Hippolytus (hòa giải với Giáo Hoàng Thánh Pontian và tử đạo cho Giáo Hội), 217-235
  2. Novatian, 251–258
  3. Felix II (nhầm lẫn với một thánh tử đạo cùng tên và do đó được coi là một Giáo Hoàng đích thực cho đến gần đây), 355-365
  4. Ursicinus (Ursinus), 366–367
  5. Eulalius, 418–419
  6. Laurentius, 498–499, 501–506
  7. Dioscorus (có thể hợp lệ trái ngược với Bônifaciô II nhưng qua đời 22 ngày sau cuộc bầu cử), 530
  8. Theodore (II) (phản đối nguỵ giáo hoàng Paschal), 687
  9. Paschal (I) (phản đối nguỵ giáo hoàng Theodore), 687
  10. Theofylact, 757
  11. Constantine II, 767–768
  12. Philip (thay thế giáo hoàng đối lập Constantine II một thời gian ngắn; cai trị trong một ngày và ngay sau đó trở về tu viện của mình), 768
  13. Gioan VIII, 844
  14. Anastasius III Bibliothecarius, 855
  15. Christopher, 903–904
  16. Bônifaciô VII, 974, 984–985
  17. John Filagatto (Gioan XVI), 997–9
  18. Grêgôriô VI, 1012
  19. Sylvestrô III, năm 1045
  20. John Mincius (Biển Đức X), 1058–1059
  21. Pietro Cadalus (Hônôriô II), 1061–1064
  22. Guibert thành Ravenna (Clêmentê III), 1080 & 1084-1100
  23. Theodoric, 1100–1101
  24. Adalbert, 1101
  25. Maginulf (Sylvestrô IV), 1105–1111
  26. Maurice Burdanus (Grêgôriô VIII), 1118–1121
  27. Thebaldus Buccapecuc (Cêlextinô II) (hợp lệ nhưng phục tùng giáo hoàng Hônôriô II và sau đó được coi là một giáo hoàng đối lập), 1124
  28. Pietro Pierleoni (Anaclêtô II), 1130–1138
  29. Gregorio Conti (Victor IV), 1138
  30. Ottavio di Montecelio (Victor IV), 1159–1164
  31. Guido di Crema (Paschal III), 1164–1168
  32. Giovanni di Struma (Calixtô III), 1168–1178
  33. Lanzo di Sezza (Innôcentê III), 1179–1180
  34. Pietro Rainalducci (Nicôla V), nguỵ giáo hoàng ở Rôma, 1328–1330
  35. Robert thành Geneva (Clêmentê VII), nguỵ giáo hoàng dòng Avignon, 20 tháng 9 năm 1378 – 16 tháng 9 năm 1394
  36. Pedro de Luna (Biển Đức XIII), nguỵ giáo hoàng dòng Avignon, 1394-1423
  37. Pietro Philarghi (Alexanđê V), nguỵ giáo hoàng dòng Pisa, 1409-1410
  38. Baldassare Cossa (Gioan XXIII), nguỵ giáo hoàng dòng Pisa, 1410-1415
  39. Gil Sánchez Muñoz (Clêmentê VIII), nguỵ giáo hoàng dòng Avignon, 1423-1429
  40. Bernard Garnier (Biển Đức XIV đầu tiên), nguỵ giáo hoàng dòng Avignon, 1425–c. 1429
  41. Jean Carrier (Biển Đức XIV thứ hai), nguỵ giáo hoàng dòng Avignon, 1430-1437
  42. Công tước Amadeus VIII của Savoy (Felix V), 5 tháng 11 năm 1439 – 7 tháng 4 năm 1449

(Wikipedia, Bách Khoa Toàn Thư Mở)

Một trong những trường hợp khét tiếng nhất trong lịch sử Giáo Hội là nguỵ giáo hoàng Anaclêtô II, người trị vì ở Rôma từ năm 1130 đến năm 1138. Anaclêtô được cài cắm trong một cuộc bầu cử không hợp giáo luật sau khi Đức Giáo Hoàng thực sự, Innôcentê II, đã được chọn. Mặc dù cuộc bầu cử không hợp lệ và không có thật, nguỵ giáo hoàng Anaclêtô II đã giành quyền kiểm soát Rôma và sự ủng hộ của đa số Hồng y Đoàn. Anaclêtô nhận được sự ủng hộ của gần như toàn bộ dân chúng Rôma, cho đến khi Giáo Hoàng thực sự giành lại quyền kiểm soát thành phố vào năm 1138. (Bách khoa toàn thư Công Giáo, “Anacletus,” Quyển 1, 1907, trang 447.)

Kế tiếp chúng ta hãy xem xét Đại Tây Ly Giáo chứng kiến những gì Thiên Chúa đã cho phép xảy ra trong lịch sử Giáo Hội và do đó hình dung những gì Người có thể cho phép xảy ra trong cuộc Đại Bội Giáo.

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!