BẰNG ÂN NHÂN : CHUYỆN ĐAU LÒNG KHÓ NÓI
Một người quen gửi cho tôi bảng quy chế ân nhân của một giáo xứ. Kèm theo quy chế đó là phiếu đăng ký. Những ai quan tâm có thể đọc được tất cả những thông tin đó.
Mệt với những ngày cần kề với Lễ Lá, bao việc vây quanh, một người thân quen gọi điện giữa trưa bức xúc như nhiệt độ đang oi bức quanh tôi. Trời nóng như đổ lửa và không hề muốn bước chân ra đường để làm gì. Trời nắng nóng, nghe chia sẻ của người ở đằng kia lại càng nóng.
Mới nhấn nút nghe để nghe điện thoại thì : “Cố ! Cố ! Con nói Cô nghe nè ! Con không có nhiều, chút chút thôi, ai không có gạo ăn trong Mùa Chay này Cố cứ mua nhé !”
Chưa kịp nói gì thì bên kia nói tiếp : “Cố ! Cố ! Cái bài sáng nay Cố post Cố ghi chữ “Cạn lời” đúng tâm trạng của vợ chồng con … Xứ con vừa rồi, Cha Quản Hạt về thông báo là cần tiền mua đất … và kêu gọi đóng góp … kêu gọi mua bằng ân nhân các kiểu. Vợ chồng con bực lắm ! Con thì làm ăn bữa có bữa không ! Mấy đứa bạn con cũng vậy ! Nhưng nghe nói mua bằng ân nhân để cha mẹ lên thiên đàng thì mấy đứa đó nó góp nó mua hết rồi ! Con thì con tức, con không có mua. Thà con chia sẻ cho người nghèo. Con thấy cái chuyện mua bán bằng như thế này đó nó làm sao đó Cố ! Con thấy nó kỳ kỳ Cố ơi ! Người nghèo thì họ làm sao Cố ?”
Ngưng thở một chút cho đỡ mệt, bên kia nói tiếp : “Khi con nghe nói kiểu đó thì con nhớ đến Cố ! Con nói với chồng con là dân trên Cố và cả Cố nữa có mà mơ để mà lên thiên đàng. Như Cố nói, mùa này họ đi làm mì ở trên núi nên có khi họ phải bỏ cả Lễ nữa lấy gì mà họ lên thiên đàng. Kiểu như họ có mà mơ mà lên thiên đàng nha Cố”.
Chưa đã cơn, lại tiếp tục : “Trong ca đoàn con, mấy người độc thân lo mua bằng để được dâng Lễ cầu nguyện rồi. Con nghe cái chuyện đóng tiền để có Lễ đời đời con nghĩ làm sao đó ! Như thế không có tiền thì xuống hỏa ngục hết à ? Mà nè ! Con thấy Cố cũng độc thân ! Cố lo mà mua bằng ân nhân để khi chết được cầu nguyện nhé Cố !”.
Nghe nói đến đây cũng chạnh lòng nên nói lại : “Cố nói con nghe ! Cố cũng chả có tiền để mua bằng đâu ! Hay là vợ chồng con mua cho Cố nhưng chúng con mua trả góp nhé ! Năm nay làm ăn cà xịch cà đụi lắm nên không mua được ngay đâu !”.
Nghe cái câu “mua cho Cố” mà mua trả góp thấy nó hài hài làm sao đó.
Hóa ra là vợ chồng này cũng sợ Cố không có ai cầu nguyện nên cũng có ý mua bằng cho Cố nhưng ngặt nỗi không có tiền.
Trước khi kết thúc chia sẻ, Cô ấy hỏi : “Theo Cố ! Cố nghĩ chuyện mua bằng như thế như thế nào Cố ?”
Thật sự đây là một câu hỏi khó trả lời. Thật sự là khó.
Quả thật là khó bởi lẽ trong vị thế của một linh mục. Nếu tôi nói đó là đúng thì cũng kẹt cho tôi mà tôi nói không đúng cũng kẹt bởi lẽ tôi không ở trong vị thế của những người nghĩ ra chuyện bằng ân nhân hay Lễ đời đời và kêu gọi đóng góp. Tôi đâu ở trong vị thế của các vị ấy để mà tôi trả lời. Nếu có, nên chăng những ai cần thắc mắc hỏi ngay những vị đưa ra những tiêu chí đó. Tôi mọn hèn làm gì để có thể trả lời được câu hỏi đó.
Có điều, đứng ở góc độ cá nhân và trong vị thế là một giáo dân thì tôi cảm thấy chạnh lòng và nhất là chạnh lòng cho những người nghèo nhất là những người nghèo nơi tôi đang sinh sống. Họ nghèo đến tận cùng và cực kỳ khó nói.
Mùa giải tội, chả phải chỉ là giải tội như mục vụ của linh mục. Tôi vẫn lân la để hỏi thăm các giáo dân các xứ và nhất là nơi tôi đang ở về đời sống của họ. Gia đình nào cũng từ 3 đến 5 đứa và hai vợ chồng đều sống nhờ vào cây mì cây mía hay chấp nhận thân phận làm thuê làm mướn. Có người nghe tôi hỏi thì họ rưng rưng dòng lệ. Nghe họ nói về gia cảnh của họ thật đắng lòng. Có khi họ không đến Nhà Thờ cũng do lười nhưng cũng có nhiều hoàn cảnh phải đi lên núi hay đi làm Công Ty mà có khi Công Ty không cho nghỉ thứ Bảy hay Chúa Nhật. Vì kế sinh nhai thôi chứ họ cũng chả muốn xa Chúa.
Và như vậy, nếu như Cha Xứ nơi tôi đang ở mà có rao bán bằng ân nhân chắc có lẽ Cha Xứ sẽ ôm trọn cái đống bằng mà Cha in. Biết bao nhiêu việc phải lo trong Giáo Xứ nhưng chấp nhận có sao sống vậy với người nghèo bởi lẽ có làm bằng ân nhân thì chắc cũng để đó vì ăn còn không đủ ăn lấy gì mà mua bằng treo trên tường cho đẹp. Mà cũng khổ ! Cái nhà họ ở có khi cũng chỉ là cái chòi tạm bợ thì nếu có bằng ân nhân thì chả biết treo ở đâu.
Như lời người đó nói, Cô thương dân nơi tôi đang ở. Cô nói chắc mấy người đó khó lên thiên đàng và ngay cả tôi nữa cũng khó. Vì chúng tôi không có tiền để mua bằng ân nhân.
Một người “còm” trong bài đăng sáng nay thấy sợ : “Giáo xứ X khi xây Nhà Thờ rao bán bằng ân nhân trị giá 1 cây vàng !”.
Đọc xong cái “còm” đó mà chả dám nói lời nào vì cạn lời.
Dĩ nhiên trong mục vụ, trong chuyện xây dựng và phát triển Giáo Hội rất cần sự đóng góp. Thế nhưng rồi tôi tưởng nghĩ có cách nào đó nhẹ nhàng và trầm lắng để tránh gây ngộ nhận hay bức xúc trong giáo dân.
Người đó kể, một ngày thôi, trong xứ con thu được 2,2 tỷ ! Nghe thấy sướng quá !
Thôi thì chuyện đèn nhà ai nấy rạng ! Tôi chả rảnh để ngồi đó phê phán, khích bác ái. Có điều chỉ thương và ngậm ngùi cho cái phận nghèo.
Như ở đây, dân đến xin Lễ có khi là nải chuối, có khi là chục trứng và sang hơn là con gà. Phong bì thì cứ 5 hay 10 và sang lắm là 20. Sang hơn nữa là 50. Và như vậy, tôi cũng băn khoăn. Nếu như vậy thì không biết họ có được như ý nguyện hay không trong khi có nhiều người nhiều nơi khác đóng rất cao.
Bao lâu nay, chuyện tiền bạc trong Giáo Hội vẫn là chuyện nhạy cảm. Chính vì thế, hết sức tránh né cái chuyện gọi là buôn thần bán thánh. Cái kinh nghiệm từ thế kỷ 15 đã là kinh nghiệm đau lòng cho Giáo Hội. Do ngày xưa Giáo Hội bán “bùa xá tội”, hay buôn thần bán thánh nên Martin Luther mới đứng lên cải chánh. Và khi Giáo Hội không chịu sửa dạy để đi đúng với Kinh Thánh mà còn bắt bớ Luther, nên ông không còn cách nào khác, mà phải tách ra khỏi Công Giáo La Mã. Chính vì thế, ta luôn cầu nguyện để Giáo Hội ngày hôm nay đừng đi theo vết xe đổ của 15 năm trước là người giàu có tiền là mua nước thiên đàng một cách dễ dàng và nhanh chóng, người nghèo thì … st