CÁC NGÀY PHỤNG VỤ
Hàng năm, nơi một vài cộng đoàn vẫn xảy ra tranh cãi nhau về giờ nào thì kết thúc Mùa Phục Sinh. Cụ thể là có người cho rằng mùa PS kết thúc sau Kinh Chiều II của lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, người khác lại cho là phải sau giờ Kinh Tối II lễ CTT Hiện Xuống.
Trả lời:
Chúng ta cần phân biệt có 4 loại Ngày Phụng Vụ.
1. Ngày Phụng Vụ có 12 giờ.
Là tất cả các Ngày Thứ Bảy trong năm (trừ khi ngày này trùng vào Lễ Trọng). Vì sau 12 giờ trưa Thứ Bảy đã thuộc về Chúa Nhật
2. Ngày Phụng Vụ có 24 giờ.
Là tất cả các Ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trong năm (trừ khi trùng vào Lễ Trọng). Tính từ 1 giờ đêm hôm trước đến HẾT 24 giờ đêm hôm sau.
3. Ngày Phụng Vụ có 36 giờ.
Là tất cả các Ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng trong năm. Tính từ sau 12 giờ trưa của ngày hôm trước đến hết 24 giờ của chính ngày.
4. Ngày Phụng Vụ có 192 giờ.
Là Lễ Phục Sinh và Lễ Giáng Sinh, mà trong đó Tuần Bát Nhật là một Ngày Phục Sinh hoặc Giáng Sinh kéo dài đến 8 ngày.
Như vậy, vì Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống nằm trong khung Ngày Phụng Vụ 36 giờ, nghĩa là phải kéo dài đến hết 24 giờ đêm thì mới Kết Thúc Mùa Phục Sinh.
P/S:
Cũng cần biết, các Lễ Kính Chúa nếu trùng vào Chúa Nhật thì có Kinh Chiều I và có khung Ngày Phụng Vụ 36 giờ.
Trong một số dòng tu, lấy Giờ Kinh Sách đọc vào sau Kinh Tối và đặt tên là Kinh Đêm. Thực ra dù đọc vào khung giờ đó, nhưng đó là giờ kinh của ngày hôm sau.
* Cách chuẩn bị các Bản văn và Bài đọc trong Phụng Vụ Thánh Lễ:
1. Lễ trọng:
Theo vị thánh mừng kính: Ca Nhập Lễ, Lời nguyện Nhập lễ, Bài đọc I, Đáp ca, Bài đọc II, xướng trước Phúc Âm (Alleluia), Phúc Âm, Lời nguyện Tiến lễ, Kinh Tiền tụng, Ca Hiệp Lễ, Lời nguyện Hiệp lễ. (Có kinh Vinh danh và kinh Tin kính).
2. Lễ kính:
Tất cả như lễ trọng, nhưng không có Bài đọc II (trừ Lễ kính Chúa) và không có Kinh Tin kính.
3. Lễ nhớ bắt buộc:
– Theo vị thánh: Ca Nhập Lễ, Lời nguyện Nhập lễ, Lời nguyện Tiến lễ, Kinh Tiền tụng, Ca Hiệp Lễ, Lời nguyện Hiệp lễ.
– Bài đọc theo ngày.
* Trường hợp đặc biệt trong Lễ nhớ:
– Lễ nhớ về Đức Mẹ, các thiên thần: (trái tim vẹn sạch Đức Mẹ, Đức Mẹ sầu bi…) luôn có bài đọc riêng.
– Lễ nhớ các vị thánh được nhắc tới trong Thánh kinh: Mát-ta, Gioan Tẩy Giả, Ti-mô-thê, Ti-tô… thường có bài đọc riêng.
– Lễ nhớ các vị thánh có liên hệ đến cuộc đời trần thế Chúa Giê-su: Thánh Gio-a-kim, An-na… có bài đọc riêng.
* Điều đáng tiếc là trong cuốn Lời Ca Trong Thánh Lễ, nhóm CGKPV đã bỏ mất phần chung về các thánh nên khi lễ nhớ các thánh không có trong phần riêng thì không có mà đọc, phải đọc theo mùa (sách cũ của Giáo Hội thì có), và bản dịch mới của HĐGM đang lấy lại.
* Hiện nay, nhóm CGKPV có soạn sẵn một số lễ nhớ có bài đọc, nên hiểu có thể áp dụng khi Đấng Bản Quyền sở tại nhắc lên bậc lễ kính để mừng dịp bổn mạng hay dịp kỷ niệm, chứ không phải “thích là làm”. st