Tâm tình độc giả

Cha Của Những Người Cùi Di Linh

Cha Của Những Người Cùi Di Linh : ” Có đau mới hiểu người đau và biết thương họ nhiều hơn”.
Lòng nhân ái và gương hy sinh của Đức Cha Jean Cassaigne chăm sóc những bệnh nhân bị phong cùi tại Trại Cùi Di Linh, Việt Nam.
GIÁM MỤC JEAN CASSAIGNE
MỘT NGƯỜI PHÁP MANG TRÁI TIM VIỆT
Năm 1914, chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, Jean phải đầu quân tham chiến, đến năm 1918 được thưởng huy chương Anh Dũng Bội Tinh và từ chối mọi đề nghị hôn nhân. Năm 1920, Jean từ bỏ mọi vướng mắc thế sự, dâng hiến cuộc đời tại Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại Paris ( Missionnaires Étrangères de Paris – MEP ) để nối gót các Thừa Sai đã ra đi vì Chúa. Năm 1925, ông thụ phong Linh Mục. Năm 1926, khi có tên trên danh sách 8 vị Thừa Sai được cử đi các nước Viễn Đông: Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Lào, Linh Mục Cassaigne đã chọn Việt Nam, đất nước thân yêu của Giám Mục Đắc Lộ ( Alexandre de Rhodes ) để dừng chân.
Theo tài liệu của bác sĩ Gerard Chapuis, một người Pháp gốc Việt ngày 5.5.1926, tàu cập bến Sàigòn, cha Cassaigne được dưa về Cái Mơn học tiếng Việt, chọn tên tiếng Việt là Gioan Sanh. Sau đó, ông được Giám Mục Địa Phận Sàigòn Dumortier cử đến vùng rừng núi Di Linh, noi có nhiều người K’Ho. Lúc này bệnh phong đang hoành hành nơi đây. Một lần, cha Gioan đi tìm thăm bệnh nhân, gặp rất nhiều người bệnh nặng, thân xác héo tàn; từ đó ông quyết tâm dựng một mái nhà để chăm sóc những người bất hạnh này. Ông kêu gọi các bệnh nhân từ trong rừng đến đây cùng chung sống. Với sự hỗ trợ của nhiều người quen, ông mở được một nhà phát thuốc, băng bó, chữa trị cho các bệnh nhân. Lần ấy, ông cũng bị bệnh sốt rét rừng hành hạ, phải về Pháp chữa trị trong 9 tháng.
* Ngày trở lại Di Linh, công việc ngày càng nhiều, làng phong thêm con cháu, ông kêu gọi các Nữ Tu Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn giúp ông chia sẻ số phận bạc bẽo của các bệnh nhân phong và ba Nữ Tu đã hết lòng cùng ông chăm sóc bệnh nhân. Ông thường khuyên các Nữ Tu trẻ mới tiếp xúc với bệnh nhân “Họ quá đau khổ, đừng làm hay có cử chỉ gì khiến họ đau khổ hay buồn tủi thêm. Họ là những người đáng quý, đáng thương và tha thứ, phải băng bó cả hai vết thương cùng một lúc, thể xác và tinh thần”.
Ông kể lại rằng, ngày đầu mới băng vết thương cho người cùi, vì chưa quen nên ông đã suýt ói mửa. Ông đã chạy vội vào lùm cây bên cạnh, nói là đi đại tiện. Ói xong lau mặt, ông trở ra tiếp tục băng bó. Làm như vậy để cho người cùi bớt tủi hổ vì thấy mình dơ bẩn. Ông rất mực thương yêu bệnh nhân, người giàu có hay nghèo đều đối xử như nhau, không quở mắng hay nặng lời với bất cứ bệnh nhân nào.
Một hôm vào dịp Tết, có hai anh say rượu đánh nhau, ông đến can, nhưng bị một anh xô té. Ông đứng dậy, cười tươi vỗ vai anh ta không chút giận hờn. Sợ rằng các Nữ Tu biết sẽ quở trách anh ta, ông đã giữ kín chuyện này. Sau này, có người kể lại cho một Nữ Tu. Sơ đã hỏi ông và ông trả lời: “Đâu có gì đáng trách với người bệnh hoạn tật nguyền. Con đừng để ý nữa. Cha muốn vậy. Tội cho cả cha lẫn họ.”
* Lần khác, một bệnh nhân bị một Nữ Tu quở trách nặng lời vì đã phạm lỗi. Cha Cassaigne nghe thấy, liền lên tiếng trách sơ trước mặt bệnh nhân. Sau đó ông đi tìm xin lỗi sơ và nói: “Hôm qua cha trách con, cốt ý để cho bệnh nhân đừng tủi, mặc dầu con đã làm phải. Cha đến xin con đừng buồn. Chúng ta không thể làm Chúa Giêsu buồn thì cũng đừng làm cho người cùi buồn. Vì họ là con Chúa, là hình ảnh Chúa Cứu Thế đau khổ trên thập giá”.. Cha Cassaigne hay nói với các Nữ Tu: “Cha là người Pháp, nhưng có trái tim Việt Nam”.
Ngày 24.12.1941, cha Cassaigne đột ngột được tin Tòa Thánh Roma bổ nhiệm ông làm Giám Mục Giáo Phận Sàigòn nên đành phải từ biệt những con người bệnh tật và mảnh đất ông yêu thương nhất. Thế rồi, như một định mệnh, ngày 26.3.1953 , Ông đọc phiếu kết quả xét nghiệm xác nhận ông bị nhiễm vi trùng Hansen ( bệnh phong ). Ông cười nói: “Đây là quà mừng lễ quan thầy của tôi”. Ông nói với những người đang lo lắng ở xung quanh: “Không phải bị mà là được về Di Linh với đoàn con ! Có đau mới hiểu người đau và biết thương họ nhiều hơn”và ông được trở về Di Linh .
Cuối tháng 10 năm 1971, xương dùi của ông bị gãy và ông không rời khỏi giường được nữa. Nhiều người muốn đưa ông về Pháp chữa trị, nhưng ông đã từ chối: “Tôi là người Pháp nhưng trái tim tôi là của người Việt Nam. Tôi muốn sống trong đau khổ và chết nơi đây. Việt Nam là quê hương của tôi”. Cha Cassaigne qua đời vào ngày 30 tháng 10 năm 1973. Ông được an táng cạnh Nhà Thờ, gần tháp chuông, giữa đàn con đáng thương của mình, đúng theo nguyện vọng sâu xa của ông.
* Trong quyển sách “Lạc Quan Trên Miền Thượng” viết về cha Cassaigne, cha Giuse Phùng Thanh Quang đã kể lại chi tiết cuộc đời và công việc phục vụ của ông. Trong phần kết, cha Giuse đã viết: “Những ai được may mắn sống gần gũi với Đức Cha đều thường được dịp nghe Ngài nói: “Đời tôi chỉ có 3 ước nguyện: Tôi ao ước được đau khổ vì Chúa và vì người anh em – Tôi ao ước được đau khổ như vậy lâu dài, suốt đời và được vững lòng chịu đựng – Tôi ao ước được an nghỉ giữa bầy con cái phong cùi của tôi”.
* Bác sĩ Gérard Chapuis cho biết thêm: từ năm 1972, ở cuối Nhà Thờ Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, Người ta thấy có bức tượng một Giám Mục tay trái cầm Thánh Giá, tay phải ôm ngang vai một người cùi, dưới chân trái có một em bé khỏe mạnh, cả 3 đầu ngước mắt lên trời cao. Dưới bệ tượng có ghi: ” Đức Cha Gioan Cassaigne ” .
Ngày nay, bức tượng không còn nữa, nhưng trên bức tường ngoài hiên của Nhà Thờ, có gắn nhiều bảng ghi: “Tạ ơn Đức Giám Mục Gioan Sanh”. Điều đó chứng tỏ Gioan Cassaigne Sanh vẫn còn sống mãi trong long người Việt.
Nếu một hòn đảo xa xôi ngàn trùng như Molokai đã hãnh diện vì có cha Damien Tông Đồ Người Hủi thì Giáo Dân nước Việt lại càng hãnh diện hơn vì có một Đức Cha Gioan Sanh phong cùi, tôi tớ của người hủi.
Trên thực tế, từ ngày 11.4.1929, làng phong được chính thức công nhận và được trợ cấp. Ngay từ những ngày đầu, số người bị bệnh phong tập trưng đã lên đến 21 người. Đến thàng 4 năm 1931, làng có một nhà nguyện nhỏ làm nơi cầu nguyện và Thánh Lễ đầu tiên được cử hành ngày 15.3.1936. Sang năm sau, làng được dời lên đồi (chỗ hiện nay) có kỹ sư người Pháp vẽ kiểu cho cả Nhà Thờ và tháp chuông. Ngày 22.5.1952, nhằm lễ Thăng Thiên, khánh thành làng phong mới, ngày càng nhiều, làng phong thêm con cháu, ông kêu gọi các Nữ Tu Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn giúp ông chia sẻ số phận bạc bẽo của các bệnh nhân phong và ba Nữ Tu đã hết lòng cùng ông chăm sóc bệnh nhân. Ông thường khuyên các Nữ Tu trẻ mới tiếp xúc với bệnh nhân “Họ quá đau khổ, đừng làm hay có cử chỉ gì khiến họ đau khổ hay buồn tủi thêm. Họ là những người đáng quý, đáng thương và tha thứ, phải băng bó cả hai vết thương cùng một lúc, thể xác và tinh thần”.

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!